Kinh doanh phát triển bất động sản đã được hình thành nhưng chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 49 - 50)

- Cho thuê, dùng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ

2.1.2.4. Kinh doanh phát triển bất động sản đã được hình thành nhưng chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản được phát triển ở hầu hết các địa phương: doanh nghiệp kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp kinh doanh thương mại - xây dựng và đầu tư kinh doanh nhà, doanh nghiệp kinh doanh và phát triển nhà, doanh nghiệp kinh doanh nhà (chuyên cho thuê nhà)… Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phát triển bất động sản chưa xuất hiện ở nhiều địa phương. Ở những địa phương có doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh phát triển bất động sản thì doanh nghiệp quốc doanh được ưu đãi hơn về giao đất, giá đất, hỗ trợ vốn, kỹ thuật… Tình hình này đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khơng phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở nước ta vẫn cịn thiếu loại hình doanh nghiệp kinh doanh phát triển đất. Loại doanh nghiệp này có nhiệm vụ khai phát các vùng đất mới vốn đang là đất hoang, đầm lầy, đồi trọc, đất xấu không canh tác được, những thửa đất xấu xen kẽ trong vùng đất đang sử dụng… Nhà nước cho phép doanh nghiệp đầu tư khai phá, cải tạo phát triển để những vùng đất, thửa đất này đủ khả năng đưa vào sử dụng phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Thực tế ở nước ta, ngay ở các đơ thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng vẫn cịn những thửa đất bỏ hoang chưa được khai phát, nhiều đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trong thời kỳ bao cấp được giao nhiều đất, nhưng thực tế sử dụng Ýt, đang bỏ hoang hoặc cho thuê… hoặc sử dụng lãng phí. (Xem biểu số 2) Trong khi đó, nhu cầu đất dùng vào sản xuất kinh doanh, xây dựng các cơng trình kỹ thuật và hạ tầng xã hội, xây dựng nhà ở… ngày một gia tăng. Hiện nay, cả nước có tới 1.500 làng nghề, nếu mỗi doanh

nghiệp thành lập theo Luật Hợp tác xã và Luật doanh nghiệp được Nhà nước giải quyết (giao đất hoặc cho thuê đất) chỉ với 300 ÷ 500 m2 đất để làm mặt bằng kinh doanh thì từ nay đến năm 2010, tổng cầu về mặt này sẽ lên tới 20.000 ha đất, tương đương với tổng diện tích đất tại tất cả các khu cơng nghiệp, khu chế xuất hiện có (kể cả khu cơng nghiệp Dung Quất).

Bởi vậy, hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp phát triển đất đang được đặt ra hết sức cấp thiết.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w