Giải pháp về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 421 (Trang 58 - 59)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB

3.2.2. Giải pháp về quản trị rủi ro

• Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định khách hàng

Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối ACB ln ở trong mức có thể kiểm sốt được, tuy nhiên vẫn khơng thể chủ quan vì hoạt động này chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể xảy ra, trước hết các cán bộ thực hiện thẩm định phải nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, nắm bắt kịp thời những đổi mới trong quy định, cập nhật nhanh tình hình kinh tế - thị trường và có khả năng phân tích tài chính đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Hơn nữa, trong quá trình thẩm định, cán bộ ngân hàng phải tiến hành hết sức cẩn trọng, kỹ càng ngay từ những bước đầu tiên trước khi trình lên cấp trên phê duyệt nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Để thẩm định hiệu quả, cán bộ ngân hàng phải trực tiếp đi tìm hiểu, rà sốt tình hình thực tế của doanh nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư để nắm bắt thơng tin nhanh chóng, chính xác. Ngân hàng cũng có thể khai thác dữ liệu khách hàng từ phía cơng ty kiểm tốn, cơng ty tư vấn tài chính, cơng ty luật cùng với các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngồi ra, một trong những cơng cụ giúp các ngân hàng phát triển an toàn và bền vững như hiện nay khơng thể thiếu Trung tâm Thơng tin tín dụng CIC, kênh thông tin đáng tin cậy thuộc NHNN Việt Nam với kho dữ liệu lên đến 40 triệu khách hàng vay, nắm bắt thơng tin về tình hình quan hệ tín dụn trong quá khứ và hiện tại của khách hàng.

Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Việc thực hiện công tác thẩm định cần được tiến hành nghiêm túc, có tiêu chí cụ thể để đánh giá, dựa vào đó, ngân hàng có thể đánh giá mức độ hiệu quả của dự án, xem xét các rủi ro có thể xảy ra và khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng.

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, giám sát khách hàng

Để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các món bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh phải được tiến hành theo từng khâu, nhiều thủ tục mang tính nghiệp vụ, phải thực hiện theo đúng quy định của NHNN, của ACB. Cần phát hiện kịp thời các sai phạm để có các biện pháp đúng đắn, điều chỉnh cho phù hợp. Để các công việc trên được thực hiện hiệu quả, ACB cần:

- Tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất bất kỳ khâu nào trong quy trình phát hành bảo lãnh tại từng đơn vị.

- Lập tức xử lý các sai phạm, xây dựng lại các khâu, kiểm tra các hoạt động của nhân viên trong quá trình tiếp xúc, tư vấn khách hàng, đồng thời đưa ra biện pháp nhắc

nhở và xử lý.

Cán bố tín dụng phải lên kế hoạch theo dõi, giám sát khách hàng một cách đều đặn, đốc thúc việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, cùng khách hàng chia sẻ những gặp khó khăn chung để có biện pháp khắc phục. Trong trường hợp phát hiện vi phạm cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh xảy ra những rủi ro sau này.

Xây dựng kế hoạch hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn

Sự biến động khó lường của tình hình kinh tế - chính trị trong và ngồi nước sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của tồn ngành ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh, do đó dựa trên những cơ sở chính sách đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ để xây dựng kế hoạch phù hợp, tương ứng với từng loại hình bảo lãnh. Từ đó, xét thấy loại hình nào cần chú ý do tiềm ẩn nhiều rủi ro, loại hình nào cần tập trung phát triển nhằm mục đích kinh doanh, ACB cần có bước thực hiện tương ứng với điều kiện tại thời điểm hiện tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 421 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w