Khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 421 (Trang 63 - 67)

3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh đồng bộ và ổn định. Mọi

chủ thể của nền kinh tế đều hoạt động dưới sự chỉ đạo từ Chính phủ và các cơ quan nhà nước dưới chính sách và luật lệ do Nhà nước ban hành, việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế vĩ mơ của Nhà nước có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải điều chỉnh định hướng kinh doanh sao cho phù hợp với sự thay đổi đó. Hoạt động của hệ thống ngân hàng và hoạt động của các chủ thể kinh tế khác tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, chính vì vậy, Nhà nước cần tạo mơi trường kinh doanh đồng bộ để các đơn vị kinh tế có điều kiện phát triển ổn định, nhờ đó mà hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng được hồn thiện và phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Có

rất nhiều doanh nghiệp hiện nay khơng cơng bố thông tin kinh doanh một các rõ ràng, làm mất đi sự lành mạnh của nền kinh tế, Chính phủ cần có các biện pháp xử lý quyết liệt hơn tình trạng này để các doanh nghiệp buộc phải công bố thơng tin một cách đầy đủ và chính xác, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Thứ ba, củng cố lại hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động. Những năm gần

đây, số lượng các doanh nghiệp thành lập mới tăng đột phá, theo đó tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản cũng rất cao. Chính phủ cần thường xun rà sốt lại hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó đánh giá, xếp hạng năng lực kinh doanh, tước giấy phép kinh doanh đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong nhiều năm liên tiếp. Xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, tạo điều kiện để ngân hàng theo dõi và thẩm định khách hàng, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

3.3.2. Khuyến nghị với NHNN

Thứ nhất, NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nội địa trong hội nhập quốc tế. Để không bị rơi vào trạng thái trì trệ và lạc hậu thì hội nhập là xu

hướng tất yếu phải thực hiện, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗi lực rất nhiều, trong đó sự hỗ trợ của NHNN là rất cần thiết. NHNN có thể vận động sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (WB) thông qua Hiệp hội Ngân hàng, để hỗ trợ các Ngân hàng Việt Nam trong đó có ACB học hỏi, tiếp thu cơng nghệ hiện đại, nâng cao khả năng điều hành trong kinh doanh và quản lý.

Thứ hai, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Cho đến nay, pháp

luật về hoạt động ngân hàng đã được NHNN ngày một hoàn thiện hơn, tuy nhiên đối với bảo lãnh, các quy định vẫn còn ở mức sơ khai, mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn thực hành, ngoài ra quyền lợi và nghĩa vụ các bên còn mơ hồ. Mặt khác, trong hội nhập quốc tế, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, nếu như Việt Nam không ban hành luật cụ thể thì tron giao dịch với đối tác nước ngoài, các ngân hàng trong nước sẽ phải dẫn chiếu luật nước ngồi để áp dụng, rất khó khăn trong việc hiểu được chính xác các thuật ngữ chuyên ngành của họ. Do đó, NHNN cần ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để hoạt động này được diễn ra một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, NHNN cần thực hiện chặt chẽ việc giám sát các quy định đã ban hành tránh tình trạng các ngân hàng tùy tiện bỏ qua một số thủ tục để làm đơn giản hóa quy trình bảo lãnh, gây ảnh hưởng đến những ngân hàng đang nghiêm túc thực hiện hoạt động này. Điều này giúp

hoạt động ngân hàng được diễn ra công bằng, hợp lý, giúp cho việc quản lý và giám sát của NHNN được thống nhất và chặt chẽ.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng. Hệ

thống thơng tin tín dụng kịp thời, chính xác sẽ giúp hạn chế rủi ro một cách hiệu quả. Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC là điều hết sức cần thiết. Thơng tin tín dụng phải phản ánh đầy đủ các thông tin về lịch sử vay vốn của khách hàng tại các TCTD, chú trọng hơn nữa việc hiện đại hóa trang thiết bị, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin sao cho việc cung cấp và thu thập thông tin được thơng suốt. Ngồi ra, NHNN cần thường xun cử thanh tra đi kiểm tra, giám sát tính trung thực của các thơng tin mà các TCTD cung cấp để có biện pháp xử lý nghiêm ngặt các vi phạm.

3.3.3. Khuyến nghị với ACB

Hiện nay, có một số ngân hàng tại Việt Nam đã xây dựng phòng bảo lãnh riêng như Vietcombank, BIDV,... điều này lý giải tại sao hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này lại lớn mạnh như vậy. ACB cũng nên có một phịng bảo lãnh riêng để đảm bảo tính chun mơn hóa cao hơn trong q trình thực hiện nghiệp vụ, đặc biệt trong điều kiện bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.

ACB cần tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị để hoạt động bảo lãnh diễn ra đồng bộ và an toàn. Đồng thời, ngân hàng nên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: thẩm định tín dụng, bảo lãnh thanh tốn quốc tế... cải cách cơ chế thưởng phạt theo hướng công minh và thực sự có tính khuyến khích, răn đe, để từ đó phát huy đầy đủ nguồn lực về con người.

Song song với đó là đầu tư khoa học cơng nghệ vào quy trình hoạt động. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp phịng ngừa rủi ro một cách tốt nhất. Ngồi ra, để có thể hỗ trợ tốt nhất thì ACB cần thường xuyên tạo mối quan hệ, mở rộng hợp tác với các ngân hàng khác để học tập kinh nghiệm và hợp tác cùng có lợi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để giải quyết các hạn chế trong thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ACB giai đoạn 2017 - 2019 và đạt được mục tiêu đã đề ra đến năm 2024, Chương III của khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB các giải pháp đó cần được thực hiện đầy đủ và đồng bộ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ NHNN thơng qua các biện pháp cụ thể trên sẽ giúp ACB phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động bảo lãnh ngày càng khẳng định tầm quan trọng với ngân hàng, với khách hàng và với toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được điều này, ngay từ khi thành lập, ACB đã tiến hành triển khai thực hiện hoạt động này và ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những bước đầu thành cơng, ACB cũng gặp khơng ít khó khăn làm hạn chế hiệu quả hoạt động này.

Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ACB, em đã nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích và đưa ra nhận xét về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ACB để từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để giúp ACB tăng doanh thu bảo lãnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được các mục tiêu đã đề ra vào năm 2024.

Do thời gian thực tập khơng nhiều, với trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế, bài khóa luận của em cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, các anh chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu để em có được những kiến thức sâu rộng hơn về loại hình hoạt động này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (2018), Báo cáo thường niên năm 2018, Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020,

<

https://www.acb.com.vn/wps/wcm/connect/1614114c-5f2e-46d7-83d4-

202c21152ee2/BCTN+2018.pdf?MOD=AJPERES >.

2) Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (2019), Bộ tài liệu nhà đầu tư 2019, Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020,

< https://www.acb.com.vn/wps/wcm/connect/80cdf5fe-6cf9-4409-8b90- 34e3129623f4/ACB+Media+Release+2019.pdf?MOD=AJPERES >.

3) ThS. Tăng Đình Sơn , Yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên các ngân hàng

thương mại, Tạp chí tài chính, Truy cập ngày 29 tháng 04 năm 2020,

< http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/yeu-to-tao-dong-luc-lam-viec-cho-nhan-vien-cac- ngan-hang-thuong-mai-313643.html >

4) NCS. Võ Hoàng Quân (2017), Giải quyết tranh chấp phát sinh trong thực hiện bảo

lãnh ngân hàng, Tạp chí tài chính, Truy cập ngày 29 tháng 04 năm 2020,

<

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/giai-quyet-tranh-chap-phat-sinh-trong-thuc-hien-

bao-lanh-ngan-hang-126235.html >

5) Nguyễn Thị Loan (2019), Về chuyển động của hệ thống ngân hàng trong Cách mạng cơng nghiệp 4.0, Tạp chí tài chính, Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020,

<

http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ve-chuyen-dong-cua-he-thong-ngan-hang-trong-

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 421 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w