Nếu như trước đây, nhân vật được đóng khung trong những hình hài, những tính cách....cố định, mỗi nhân vật là chính bản thân nó, thì trong tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là ở Tiểu thuyết mới, mỗi nhân vật lại là sự núp bóng của nhiều nhân vật, tạo ra một thứ “siêu nhân vật”, phức tạp và bí ẩn. Trong tiểu thuyết của Thuận cũng xuất hiện một loạt “siêu nhân vật”, mở ra những chiều kích tồn tại mới, những khám phá mới về đời sống con người.
Trong Chinatown, “tơi” là nhân vật chính, là người phụ nữ ở trên tàu
điện ngầm trong hai tiếng đồng hồ miên man trong suy nghĩ hồi tưởng….về chuyện tình trong quá khứ, về hiện tại, về tương lai. Nhưng “tôi” cũng là một nhà văn, nên “tơi” lại tạo ra nhân vật của mình trong tiểu thuyết “I’m yellow”. Và trong tiểu thuyết này nhân vật “chị ta” lại là một bóng đúp của “tơi”. Cùng có một “khn mặt khó đăm đăm giọng nói pha ba bốn tạp âm”, cũng “mười bảy năm chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội, năm năm bắp cải thịt cừu căng tin ĐH Tổng hợp Leningrad”[64;149], cũng có thói quen “gật gù ba tiếng một ngày ngay giữa những giờ buồn ngủ nhất, ngay giữa những lúc đổi xe bus
mất điện, đang tắm thì hết nước nóng, đang dưới âm độ thì lị sưởi nằm quay đơ” [64;150], cùng kiên quyết “đi đâu cũng được nhưng không đến Chợ Lớn. Chị ta bảo làm gì cũng được nhưng khơng biến tơi thành thụy” [64;150].
Tôi – nhà văn - lại là cái bóng của chính Thuận. “Tơi lo Phượng của
Made in vietnam quay lại gõ cửa”[64;103]. “Hắn bảo có viết thì đừng kể
chuyện người quen. Bạn bè mày ở trong nước đọc Made in vietnam đều khơng hài lịng. Con bạn thân nhất của mày gọi điện đến khóc lóc với bố mẹ mày, u q gì nhau mà viết về nhau như thế, mày còn ghi hẳn cả họ tên nó, cơ quan nó vào đấy, lại cịn bịa ra một đống chuyện loăng quăng, nó sợ nó chẳng dám cho ai đọc, chồng nó nó giấu đầu tiên, nó sợ chồng nó cũng hiểu lầm” [64;151]. Hành trình của tơi – nhà văn – cũng giống với hành trình của Thuận: Hà Nội – Nga Xô viết – Pháp. Trong thực tế, Thuận cũng đã có mấy tháng đi dạy cho một trường học ở ngoại ô Paris, nơi sinh sống chủ yếu của người nhập cư gốc Bắc Phi…. Sự trùng lặp có chủ ý này gây ra sự hoang mang tột cùng cho độc giả, cái gì là thực, cái gì khơng thực, ai là ai? Và bằng cách đó, tác giả đã làm trịn nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, tạo ra một thứ hiện thực không đáng tin cậy, tạo ra những đường viền mong manh làm nên sự khác biệt của cá nhân, tạo ra những băn khoăn không dứt của người đọc… Ở tiểu thuyết trước đó, Made in vietnam, cũng đã có sự xuất hiện của “siêu nhân vật”. Mỗi nhân vật là kết quả của nhiều cắt dán lắp ghép các chi tiết của cuộc sống thực đến độ cịn rất ít tính thật. Mỗi nhân vật được gán cho một cái tên và một đời sống trong truyện, một cái tên và một đời sống nữa của người có thực một trăm phần trăm. Những cái tên made in vietnam như: Hồng Nhung, Chánh Tín, Phương Thanh, Phạm Thị Hoài, Dương Trung Quốc…..xuất hiện nhan nhản trong tiểu thuyết. Nhân vật chính của Made in
vietnam là Phượng, nhà báo chuyên trả lời thư bạn đọc của báo Phụ nữ đã
được gán thêm một tên nữa là Như Mai, một người bạn thân của tác giả. Thế là Phượng được hưởng một lúc hai cuộc đời: cuộc đời của cô như trong truyện và của Như Mai, phóng viên báo Vietnam Investissement, ngoại hình
hấp dẫn tính cách năng động, quyết đốn được mọi người yêu mến….., khác hẳn với Phượng. Ngoài ra Made in vietnam còn dẫn người đọc vào một mê cung của những sự lặp lại, giống nhau một cách cố tình. Phượng là sự lặp lại của Lan – ngưịi mà cơ thay thế, hai nhân vật Tuyết – Dũng rất có thể là cặp tình nhân khơng tên ở Berlin. Độc giả cũng rất khó phân biệt được hai mươi anh chàng tên Khánh, ai là Khánh trưởng phòng kĩ thuật, ai là Khánh chuyên viên viện Ấn học, ai là Khánh người yêu đầu tiên của Phượng…
Rồi đến Paris 11tháng 8, Thuận bỗng nhiên buông lơi một thơng tin có vẻ hồn tồn xa lạ với nhân vật Liên - một cô gái “mặt đầy mụn mắt gườm gườm”, tốt nghiệp đại học Mỏ - địa chất, có thâm niên làm cán bộ cơng đồn, được anh chị cho sang Pháp để kiếm một anh “mắt xanh mũi lõ”: “Cô Liên chuẩn bị luận án tại Đại học Paris 7? Liên gật đầu. Cơ Liên nói được tiếng Anh? Liên gật đầu. Cơ Liên có thể xử lí ảnh màu bằng máy vi tính. Liên gật đầu. Cơ Liên sử dụng tốt internet? Liên gật đầu”.
Trong T mất tích, Thuận cũng đã chọn một cái tên viết tắt bỏ ngỏ cho nhân vật nữ chính người Việt sống tại Pháp : “T”. Như một liên tưởng hết sức tự nhiên, độc giả thường nghĩ đến hình ảnh của chính nhà văn. Rõ ràng Thuận có chủ ý khi đưa những chi tiết có trong đời thực của mình gán ghép cho các nhân vật trong tiểu thuyết. Bởi có lẽ một trong những nguyên do như Thuận từng nói: mỗi cuốn tiểu thuyết là một sự khám phá, đi tìm những cái tơi khác của chính mình. Và phải chăng tác giả đã hướng về nội tâm của mình bằng cách thốt ra khỏi đó và tạo ra những nhân vật đặc trưng bởi tính phi bản sắc? Mặt khác khi tạo ra những siêu nhân vật như vậy, Thuận cũng gửi gắm quan niệm thẩm mĩ của mình về đời sống, về sự phức tạp và bí ẩn trong mỗi con người.