Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: Kết cấu “là toàn bộ tổ
chức phức tạp và sinh động của tác phẩm (….) Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngồi của các bộ phận, chương đoạn mà cịn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [55;131].
Với một vị trí, vai trị quan trọng như vậy nên sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật hiện đại thể hiện rất rõ ở phương diện kết cấu. Kết cấu truyền thống thường khép kín với một cốt truyện trọn vẹn, có mở đầu cao trào kết thúc, giới thiệu đầy đủ câu chuyện của nhân vật, gửi gắm những thông điệp khá rõ ràng. Độc giả an tâm theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối dưới sự chỉ dẫn tận tình của tác giả, khơng phải băn khoăn, trăn trở gì thêm.
Tiểu thuyết hiện đại thường phá vỡ trật tự tuyến tính “hiền lành”, đưa độc giả vào giữa dòng chảy bộn bề, trúc trắc của các sự kiện, không rõ bắt đầu và cũng không hề khép lại khi câu chuyện kết thúc. Nhân vật khơng chỉ được nhìn từ phía người kể chuyện mà được soi chiếu từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khác nhau, tạo nên một phức điệu đa âm. Mục đích dựng một cốt truyện trọn vẹn hầu như khơng cịn ý nghĩa đối với các nhà tiểu thuyết. Ngược lại, tác phẩm là những câu chuyện không thể kể lại, là sự pha trộn của nhiều loại văn bản, tạo nên những tầng lớp ý nghĩa đan xen. Độc giả không thể tiếp tục đứng bên ngoài thụ động mà phải tham gia thực sự vào hành trình của tác phẩm.
Tiểu thuyết của Thuận thể hiện rõ nét những cách tân về phương diện này, đặc biệt ở kết cấu lồng ghép, kết cấu ma trận và sự đa dạng trong việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Trong phần này chúng tôi tập trung làm rõ những đổi mới đó của nhà văn.