Văn học Việt Nam trước đây vắng bóng tiếng cười. Đặc biệt trong giai đoạn 1945–1975 do nhiệm vụ của nền văn học sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ngợi ca, tự hào, tin tưởng. Đến thời kì đổi mới, tiếng cười mới dần trở lại trong các tác phẩm văn học của một số nhà văn tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái….với nhiều sắc thái khác nhau. Tiếng cười hài hước đã thể hiện tính dân chủ của tư duy nghệ thuật. Người nghệ sĩ được tiếp cận với đối tượng của mình một cách gần gũi và thẳng thắn, khơng phải quá nghiêm trang hay phải mang trên mình những gánh nặng của nhiệm vụ, rào cản của tư tưởng. Khơng cịn thái độ sùng kính, tơn thờ, mọi đối tượng đều có thể bị mổ xẻ, soi chiếu dưới cái nhìn hài hước và vì thế mà bị “lột trần”, lật tẩy, để có thể nhìn sự thật thật hơn.
Trong Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã tạo tiếng cười bằng những chi tiết đậm chất nghịch dị để phanh phui những cái nhẽ ra khơng có quyền tồn
tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Con người hiện lên với những nét vẽ bất thường, được tô đậm ở những đặc điểm quái đản.
Đây là cảnh hoạ sĩ Chuối Hột khoả thân tập yoga khi cửa nhà mở thơng thống:
- "Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân dốc thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy, trắng lơm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ hoa ở quãng lưng chừng trời".
Cịn đây là hình ảnh bà mẹ ham hố nhục dục đến mức vô độ vô sỉ:
- "Năm lần lấy chồng, năm lần li dị, mỗi lần li dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đơi căn phịng 26m2. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được 9m2 phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao”
Trong các tác phẩm của Phạm Thị Hoài hay Nguyễn Huy Thiệp thường hiện rõ cái hài giễu nhại, hạ bệ đối tượng. Đó có thể là nhân vật lịch sử hay huyền thoại, những nhân vật vốn đứng bên trên con người về giá trị, được tơn kính, nay hiện ra đầy hài hước trong những “sự thật trần truồng”.
Không giống Hồ Anh Thái khai thác chất nghịch dị đậm đặc, không giống với Phạm Thị Hoài, đặc trưng bởi bút pháp kết hợp huyền thoại và trào lộng, Thuận đã tạo cho mình một giọng điệu riêng bằng việc kể những nỗi bi đát của con người bằng tiếng cười. Nỗi bi đát về thân phận tha hương, về thân phận con người nói chung được miêu tả bằng sự hài hước. Chính vì vậy mà càng đẩy sự bi đát ấy đến tận cùng. Trong một bài phỏng vấn về tác phẩm T
mất tích, Thuận khẳng định: “Chua chát hài hước khơng phải là độc quyền
của Michel Houellebecq….Dù thích tác phẩm của Michel Houellebecq tơi vẫn muốn nhặt ra một hạt sạn, ấy là niềm tin vào cái được mệnh danh là “tình u cứu rỗi. Khơng, các nhân vật của T mất tích chẳng ngây thơ lẫn hoang tưởng đến mức ấy. Họ khơng đời nào vật vã đi tìm viên thần duợc cho các căn bệnh ích kỉ giả dối hèn nhát của xã hội đương đại. Tạo dựng một loại nhân vật
lí tưởng, hiện thân cho ước mơ, tượng trưng cho điều - không - thể khơng hề là nguyện vọng của tơi..” [40].
Đó là tinh thần quyết liệt, đầy lí trí trong giọng hài hước của chị. Hài hước để thấy rõ ràng hơn, phơi bày đến tận cùng bi kịch, nỗi cô đơn, hoang vắng của con người. Mặt khác, Thuận không mặn mà, hay nói đúng hơn là muốn tránh xa những đoạn miêu tả tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Vì thế mà tiếng cười là một giải pháp tối ưu, được sử dụng thường xuyên. Độc giả chưa kịp khóc thương thì đã phải phá lên cười. Nhân vật chưa kịp “biến thành những giọt nước mắt” thì đã bị chế giễu.
Thuận gây cười bằng cách đặc tả, cường điệu một số đặc điểm, nhất là khuôn mặt của nhân vật.
Khuôn mặt Liên “đầy mụn, mắt lại gườm gườm”. Cái nhìn gườm gườm ấy đã khiến mọi người xung quanh phải kiêng dè, tránh xa. Cái mặt đầy mụn khiến người ta có thể tìm những từ qi đản nhất để miêu tả: “da cóc, vỏ cam sành, chả quế, bánh đa vừng, cơm độn mì sợi…”. Khn mặt ấy đã khiến cho tuổi dậy thì của Liên “phảng phất mùi tanh của phòng khám da liễu”, “ngày nhận bằng tốt nghiệp, Liên leo lên xe buýt đứng bốn mươi lăm phút để đi về nhà. Không một bông hoa, không một tấm thiệp”, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng….
Tôi trong Chinatown sở hữu một lý lịch đẹp như mơ: người Hà Nội, tốt nghiệp bằng đỏ ở Liên Xô, đang sống tại Pháp nhưng lại mang “khn mặt khó đăm đăm”, giọng nói “pha ba bốn tạp âm”.
Những cụm từ miêu tả Liên và tôi lặp đi lặp lại nhiều lần như “găm” vào trong trí nhớ độc giả, để lại những ấn tượng khó qn.
Cịn viên đại úy Delon, dù đã tìm mọi cách để giống với tài tử điện ảnh Alain Delon, nhưng Thuận cũng không để cho hắn được toại nguyện:
- “Đúng là cái miệng của hắn khơng nên cho người khác nhìn gần (lúc nãy hắn đã cố tình đứng lại ngay cạnh cửa ra vào và khéo léo giữ cho vành mũ phớt hắt bóng xuống cả khn mặt). Khơng biết có phải do di
truyền hay vì bố mẹ hắn không để ý đến việc thay răng của hắn lúc bé mà miệng hắn cố ngậm bao nhiêu vẫn bị hở. Đó hẳn phải là nỗi đau khổ to lớn nhất của hắn từ trước đến này, thế nên khi hắn thấy vở diễn khơng thành cơng (khơng khiến tơi giật mình) thì ngay lập tức mím chặt hai mơi. Tóm lại những chiếc răng thừa đã lột mặt nạ Alain Delon của hắn, cái mặt nạ mà có cố hết sức thì hắn cũng chỉ đạt được đúng hai phần ba. Lực bất tòng tâm là như thế.” [66;120]
Nếu theo kinh nghiệm “xem mặt mà bắt hình dong” thì ngay trên khn mặt của các nhân vật Liên, tôi, đại úy Delon xem ra đã chứa đựng đầy đủ sự hài hước, bất thường, bất ổn trong con người, trong thân phận của họ. Sau Thị Nở của Nam Cao, Liên là nhân vật nữ chính hiếm hoi được miêu tả với một hình hài xấu xí trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nhưng Thị Nở cịn có Chí Phèo, cịn biết đong đưa, cịn biết hưởng thụ hạnh phúc. Cịn với Liên, riêng khn mặt ấy đã là một bức tường ngăn cách với thế giới, đã là “vũ khí tự vệ” duy nhất để cơ chống trả với sự bỡn cợt của đời, biến Liên thành con người khó hiểu đầy mâu thuẫn, nghịch lí. Việc cố tình dùng mọi cách (dùng ánh sáng nhân tạo, đeo kính râm, trang phục…) để người khác bị “lóa mắt” vì tưởng được thần tượng Alain Delon trong hình hài của viên đại úy là sự miêu tả đầy hài hước cho những chứng bệnh tâm lí bất thường của con người trong xã hội tư bản.
Sự hài hước còn được tạo ra từ những phép lặp xuất hiện thường xuyên trong tiểu thuyết của Thuận.
- “Bố tôi một giường. Mẹ tôi một giường. Hai cái màn. Hai cái lưng. Cứ thế cho đến sáng. ..Không bao giờ bố mẹ tôi cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời không cần danh từ bổ ngũ không cần đại từ sở hữu nó là của cả ba chúng tơi” [64;62].
đầu. Anh gắp một cọng rau muống rồi hỏi: Cô em chẻ đấy à? Liên lắc đầu. Anh húp một thìa nước chấm rồi hỏi: cơ em pha đấy à? Liên lắc đầu. Anh nhìn mâm cơm rồi hỏi: cô em rửa rau sống à? Liên ngượng nghịu gật đầu. Bát rau sống nát bươm. Mùi, húng lả tả” [65;167].
Những từ, câu, hình ảnh lặp đi lặp lại làm nổi bật ý vị hài hước rõ nét trong thói quen, trong hành động, ứng xử….của nhân vật. Nhân vật trở thành những con người buồn cười và đáng thương mà khơng cần phóng đại q mức. Chất hài hước trong tiểu thuyết của Thuận lôi cuốn người đọc bằng những phát hiện tinh tế và không kém phần sắc sảo từ những chi tiết rất đời.
Thuận cũng có biệt tài trong việc lựa chọn từ ngữ để gây cười. Nhiều khi chỉ bằng một từ hay một cách chơi chữ, Thuận đã khiến cho những sự vật, hiện tượng bình thường trở nên vơ cùng sinh động và hài hước:
- “Cơ Fieng Xao kể khi Đặng Tiểu Bình bị khai trừ khỏi đảng, người dân q cơ có bao nhiêu bình nhỏ đem đập nát rồi vứt xuống ao. Cả tỉnh Tứ Xuyên bốn triệu người đập hết tám triệu cái bình nhỏ. Khơng đủ cịn nhập từ tỉnh bên cạnh về để đập. Người lớn đập hai, trẻ con đập một” [64;21].
- “Cái gối của tôi vừa chui từ túi ni lơng trên nóc tủ ra nằm toe toét cạnh cái gối của mẹ tôi” [64;191].
- “Thám tử bảo vụ trưởng hẳn phải xuất thân đặc cơng đi đến đâu xóa dấu vết đến đấy, theo được vụ trưởng khó hơn mấy lần theo người thường” [65;98]
Khơng nhân vật nào trong tiểu thuyết của Thuận không bị sự hài hước đem ra “hành hạ”. Hài hước để châm biếm chế giễu, hài hước để rời xa bị lụy nước mắt. Hài hước để những bất thường, bất trắc, bất ổn, những bi kịch con người cứ hiện lên rõ rệt, ám ảnh sau mỗi trang sách. Không chú trọng gây cười bằng những nghịch dị, bằng kiểu giễu nhại như trong các tác phẩm của một số nhà văn đương thời, Thuận đã cố gắng để có thể tạo một ấn tượng riêng. Tự nhiên và không nhượng bộ, tiếng cười trong sáng tác của Thuận
không hướng đến việc mang lại cho người ta sự nhẹ nhõm, yên ổn, sảng khoái mà ngược lại làm độc giả day dứt, xót thương và âu lo hơn cho thân phận con người trong đời sống hôm nay.
Tiểu kết: Một cái nhìn đa chiều về hiện thực và con người được thể hiện
trong những kết cấu linh hoạt, trong sự dịch chuyển và gấp bội điểm nhìn trần thuật một cách khéo léo; một thứ ngôn ngữ hiện đại, mang sức nặng thơng tin và đầy tính nhịp điệu; một giọng điệu đầy cuốn hút và có khả năng lơi kéo, hấp dẫn độc giả bởi tính khách quan và chất hài hước, xót xa thấm đẫm từng trang viết, phải chăng đó chính là những ngun nhân tạo nên một gương mặt độc đáo, mới mẻ, đầy triển vọng trong văn học Việt Nam đương đại: Thuận?
KẾT LUẬN
1. Cùng với những biến đổi của lịch sử và văn học nói chung, tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, sau 1975, đặc biệt là sau 1990, đã mạnh dạn thể nghiệm những đổi mới, nhất là về mặt nghệ thuật, xem đó như là hướng đi chủ đạo để tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà. Trên hành trình ấy, Thuận là một gương mặt tiêu biểu. Với vị trí của một “kẻ bên lề”, có những thuận lợi của một người đã từng sống, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, có điều kiện tiếp thu, học hỏi những thành tựu của văn học thế giới, Thuận đã đóng góp đáng kể cho cơng cuộc đổi mới văn học cũng như tiểu thuyết Việt Nam bằng một tinh thần cách tân mạnh mẽ, quyết liệt ngay từ trong quan niệm cho đến sáng tác của mình.
2. Là nhà văn Việt Nam hiện sống tại Pháp nên nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết của Thuận là những di dân nhỏ bé và người bản xứ. Thành công đáng ghi nhận của Thuận thể hiện ở chỗ: chị đã đem đến những chiều kích tồn tại mới cho nhân vật di dân, đặt họ trong dòng chảy của quá khứ hiện tại tương lai để làm nổi bật hơn thân phận bơ vơ, lạc lõng. Xã hội Pháp cũng hiện ra với những vấn đề nhức nhối, khơng cịn là nơi để người ta vẫn thường thêu dệt nên những câu chuyện cổ tích tươi đẹp, đầy thơ mộng. Bởi ở đó khơng chỉ có nỗi xót xa cho thân phận của những kẻ tha hương mà chính những người bản xứ cũng đang tồn tại trong một thế giới lạnh lùng, không liên kết. Con người sống trong cơ độc, hoang mang và hồi nghi. Nhân vật của Thuận thường được xây dựng như những trạng thái tồn tại, vì thế mà khơng rõ tính cách, mọi đường viền phân biệt nhiều khi bị xóa mờ. Thiết nghĩ đó cũng chính là sự miêu tả tinh tế và sâu sắc về con người trong đời sống hiện đại. Luận văn cũng đã xem xét những cách tân về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận. Kĩ thuật xóa bỏ và nghệ thuật đối lập tuy khơng cịn mới mẻ nhưng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc tô đậm sự bất
an, hoang vắng và cũng tạo nên một cách viết lạ, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả.
3. Luôn cố gắng tuân thủ mục tiêu: viết khác trước đó, những cuốn tiểu thuyết của Thuận hấp dẫn người đọc bởi những sáng tạo không mệt mỏi. Một lối kết cấu linh hoạt, biến hóa, từ “ma trận” đến lồng ghép (tiểu thuyết trong tiểu thuyết, pha trộn các loại hình văn bản), khai thác tối đa hiệu quả của việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật; một thứ ngơn ngữ độc đáo với sự phối hợp tài tình giữa các câu văn ngắn – dài, dồn nén thơng tin, mang tính nhịp điệu rõ rệt, một giọng điệu ‘tưng tửng”, khách quan pha hài hước – chua xót, tất cả tạo nên phong cách rất riêng của Thuận. Những nỗ lực ấy đáng được ghi nhận như là những tín hiệu vui trên chặng đường đổi mới của Văn học đương đại Việt Nam.