Made in vietnam là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Thuận, lấy bối cảnh
Việt Nam như chính tên gọi của tác phẩm. Nó gây ngạc nhiên và làm mất lòng kiên nhẫn của các độc giả vốn quen thưởng thức các tác phẩm được trình bày rõ ràng, ít nhất là về mặt hình thức. Bởi Thuận đã “viết một tiểu thuyết không kết không mở không cao trào xung đột – mâu thuẫn, không thắt nút - mở nút, một tiểu thuyết không chương đoạn, không dấu xuống hàng, ý này
vắt sang ý kia, tiết kiệm chấm phẩy và các mỹ từ, thán từ cùng các câu trau chuốt….”[61].
Và đây là một đoạn tiêu biểu:
“Cuối cùng Hà Nội cũng đến được năm hai nghìn. Đêm mồng một tháng một một phụ nữ trẻ Hà Nội tên là Trần Minh Phượng lên giường ngủ từ chín giờ tối, sớm hơn thói quen đúng một tiếng, để chuẩn bị cho buổi đi làm lần đầu tiên trong đời vào sáng hôm sau, để trở thành một cán bộ công nhân viên nhà nước. Kỹ sư canh nơng Nguyễn Thanh Bình, chồng của Phượng không thể xem vô tuyến trong lúc vợ ngủ đã ngồi đánh xi cả năm đôi giầy màu đen cỡ bốn mươi ba. Đêm hôm ấy, giám đốc Nguyễn Đức Lương hoà giải với vợ bằng cách quay lại phòng riêng của hai vợ chồng sau ba đêm ngủ trên đi văng phịng làm việc. Cũng đêm hơm ấy nhiều người Việt Nam nhớ lại bài trả lời phỏng vấn các nhà báo Mỹ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng hai mươi năm trước về tương lai của chủ nghĩa xã hội có khẳng định câu trả lời sẽ là năm hai nghìn. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội khơng cịn là thành phố của thế hệ những người nói tiếng Pháp cịn nhanh hơn tiếng Việt. Hai mươi năm đã qua, Hà Nội cũng không bỡ ngỡ nhiều khi bước vào năm cuối của thiên niên kỉ. Bởi vì thực ra năm hai nghìn của Hà Nội đã bắt đầu từ hai mươi năm trước, từ một nụ cười chiến thắng đại diện cho ba triệu nụ cười của thủ đô, cho sáu mươi triệu người dân Việt” [63].
Trong đoạn này có nhiều câu có thể tách đơi mà mỗi câu vẫn đảm bảo nội dung trọn vẹn. Nhưng Thuận đã cố tình chọn những câu dài, liên tục, nối tiếp nhau trong suốt tác phẩm để tạo ra một mê cung của chữ. Người đọc sẽ khơng có bất cứ một chỉ dẫn nào để quay trở lại nếu vơ tình rời bỏ trang sách. Và vì thế họ buộc phải đọc liên tục, để ý liên tục may ra mới không bị lạc lối. Mặt khác, sự lựa chọn đó đã tạo nên một nhịp điệu đầy sức biểu cảm, nhịp điệu của buồn tẻ, nhàm chán, đơn điệu. “Cố gắng không biến Made in Vietnam thành một ngày hội hay một buổi đưa tang, tơi tìm một nhịp điệu
điệu, một điệu từ đầu đến cuối (…). Đọc Made in Vietnam, người ta không thể vừa phát bơm bốp vào đùi vừa hét tống lên rằng ý này hay quá ý kia tuyệt thật, người ta cũng khơng thể kể tóm tắt câu chuyện hay đọc diễn cảm một trích đoạn cho người khác hoặc thổn thức cùng các nhân vật, tóm lại là mất hết cái thú nghỉ ngơi được gọi tên một cách cao đẹp là “hưởng thụ nghệ thuật”. [73].
Trong một số sáng tác của Châu Diên, Bảo Ninh…chúng ta cũng thấy hiện tượng cố tình kéo dài câu, hạn chế dấu câu.
“Nếu như anh khơng nhắc lại cho tơi thì tơi hồn tồn qn mà rồi nhắc lại thì cũng lại qn ln, mấy mươi năm về sau trong cuộc đời tơi có một người đàn bà cực kỳ tình cảm mà lại thơng thái đã bảo tơi rằng tơi có cái tai điếc theo lối bẩm sinh chọn lọc, thậm chí người ấy cịn nhấn lại bằng tiếng Hồng Mao cho có ấn tượng với tơi selective deaf thực ra cũng chẳng có ấn tượng gì nổi đâu vì tơi cũng có nhớ gì đâu có chú ý gì đâu và chính vì thế mà nàng gọi tơi là kẻ cố tình qn một cách thiên bẩm” (Người sơng Mê – Châu Diên).
Sự đối nghịch với cú pháp truyền thống rõ ràng đã mang lại một cảm giác lạ cho độc giả, một hiệu quả gây lạ cho văn bản. Trong sự “gặp gỡ” chung với các cây bút khác, Thuận cũng đã luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt đến từ toàn bộ các yếu tố tạo nên tác phẩm, đặc biệt ở âm hưởng đơn điệu từ những câu có độ dài tương đương nhau, xếp cạnh nhau, liên tục trong suốt chiều dài văn bản. Và ngay ở chính nhịp điệu buồn tẻ ấy, người đọc có thể cảm nhận được cái nhàn nhạt của xã hội Việt Nam đương đại mà không nhất thiết phải lôi ra các vết thương chiến tranh, chế độ toàn trị, quan liêu tham nhũng hay suy đồi đạo đức. Phải chăng đó chính là thành cơng của Thuận?