CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VỚI XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

Một phần của tài liệu tìm hiểu nghệ thuật kết cấu thuỷ hử truyện (Trang 49)

Nói tới mối quan hệ giữa kết cấu và cốt truyện cũng chính là nói tới sự tư- ơng quan chặt chẽ giữa nội dung và hình thức . Xưa nay, kết cấu được coi là thuộc về phương diện hình thức, cịn cốt truyện thuộc về nội dung, khái niệm kết cấu rộng hơn khái niệm cốt truyện bởi có những tác phẩm có kết cấu nhưng khơng có cốt truyện. Đó là phạm vi những tác phẩm trữ tình. Cịn đối với tác phẩm tự sự như tiểu thuyết cổ điển thì phần lớn đều có cốt truyện tương ứng với chủ đề tư tưởng tác phẩm, là sự phân bố các chương, các lớp, các cảnh trong một chỉnh thể thống nhất để dựng nên một bức tranh về đời sống qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề nào của xã hội.

Kết cấu của “Thuỷ Hử truyện” thuộc phương thức tự sự có kiểu cốt truyện trên. Đó là kiểu cốt truyện theo trình tự thời gian, sự việc xảy ra trước nói trước, xảy ra sau nói sau. Cốt truyện chia thành nhiều chương (hồi), mỗi chương hồi gắn với một giai đoạn phát triển trọn vẹn nào đó của cốt truyện. “Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những biến cố trong tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các tính cách trong những mối quan hệ qua lại và tác động qua lại của chúng ” [6;275]. Bằng việc bộc lộ mâu thuẫn, xung đột cá nhân người anh hùng với quan lại đã được tác giả khái quát hoá nên thành mâu thuẫn xã hội nên thành tính chất phổ biến từ đó hình dung được con đường phát sinh phát triển của những cuộc khởi nghĩa nông dân thời ấy, đồng thời, các tính cách cũng được hình thành và biến đổi trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Để tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa kết cấu và cốt truyện dưới chủ đề tư tưởng của tác phẩm ta đi vào tìm hiểu kỳ tài của tác giả trong nghệ thuật trích đoạn chương hồi khơng gian, thời gian, nghệ thuật, sự kiện, tình tiết...

Một phần của tài liệu tìm hiểu nghệ thuật kết cấu thuỷ hử truyện (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w