Nếu đoạn là đơn vị của cốt truyện tương ứng với một sự kiện thì hồi là đơn vị của bố cục. Đây là một đặc điểm đặc trưng nhất của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Với lối kết cấu theo trình tự thời gian, đơn tuyến, một hớng. Hồi được phân bố từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng sự phân chia ấy tuỳ thuộc vào thời gian tự sự nhiều hơn là sự kiện trong hồi. Có điều ấy là do tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung và “Thuỷ Hử truyện” nói riêng đều bắt nguồn từ những câu chuyện kể trong dân gian như phần trên đã nói.
Hồi ban đầu là lần kể, chỉ đơn vị bố cục theo thời gian kể chuyện, cho nên có những hồi chứa nhiều đoạn, ngược lại, có những đoạn chứa hàng mấy hồi. Ví dụ, đoạn kể về cuộc đời Võ Tịng chiếm chín hồi, đoạn kể về con đường phát triển tính cách của Lâm Xung chiếm sáu hồi, hay như hồi 38 lại có nhiều đoạn như đoạn “Tống Giang đề thơ phản trên lầu tầm Dương”, đoạn “Hồng Văn
Bính và Sài Kính bày mưu bắt Tống Giang”, đoạn “Đới Tung mang thư của Sài Kinh về Kinh Châu và bị giải lên Lương Sơn Bạc”....
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hồi thường có hai câu thơ đầu và mấy dịng thơ cuối. Một sự kiện cịn dang dở, một nhân vật được giải thích nhưng cha xuất hiện thường được gài lại ở cuối hồi với một lời hẹn của người kể : “Muốn biết sự việc ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ...”. Kết thúc này đã tạo ra tâm lí chờ đợi, bị kìm hãm rất đặc trưng của tiểu thuyết cổ điển, càng có sức lơi cuốn độc giả xưa và nay.
Giữa hồi tác giả thường chêm vào mấy câu thơ, mấy lời bình giá nhân vật. Thuỷ Hử có rất nhiều đoạn thơ, nó khơng đơn thuần là sự bình giá trước một sự kiện, một hiện tượng mà cịn mang tính chất nghệ thuật giải đáp những vướng mắc, mâu thuẫn, hoặc mang ý nghĩa chuyển đoạn trong hồi.
Chẳng hạn hồi 22, khi Tống Giang, Võ Tịng chia tay nhau, những lời thơ đã mang tính chất rẽ ngang của câu chuyện Võ Tịng:
“Trơng chừng trời đổ non tây
Anh hùng này lúc chia tay cũng sầu Rồi đây một bước xa nhau
Kinh trời, động đất biết đâu có người”
Khi Võ Tịng lên núi biết có hổ, nhưng chàng khơng sợ mà quyết tâm đi qua:
“Ruợu này sức ấy tài kia
Trời còn bé huống chi vật thường Gánh sao cho nổi tang thương với đời”
Những lời bình luận ấy đã mở ra một trường đoạn mới với hành động lẫm liệt của Võ Tòng đả hổ. Điều ấy, khiến cho tiểu thuyết chương hồi có sắc thái riêng, nó là bộ phận khơng thể tách rời trong kết cấu tác phẩm. Với những tên gọi của các hồi có nhịp điệu, mang tính chất tóm tắt nội dung chính của hồi, người ta thường nói chỉ cần nhớ hai câu mở đầu hồi là có thể biết được nội dung. Mặt khác, mỗi một hồi đều nằm trong tổng thể của câu chuyện cho nên
chúng cũng mang sắc thái chung đều có khởi, có kết, có thực, có hư, có kìm hãm, li kì, có tiếp nối.
Chẳng hạn hồi 9: “Một mũi dao moi gan quân tàn bạo Ba chén rợu say tít cả giang sơn”
Hồi này mở đầu cho biết người gọi lâm Xung cuối hồi 8 là Lý Tiểu Nhị khi trước ở Đông Kinh được Lâm Xung cứu giúp. Tiếp đó, xung đột càng được đẩy lên cao hơn khi Cao Cầu sai bọn Lục Ngu Hầu, Quản Doanh, Sai Bát... cho Lâm Xung ra thảo trường làm rồi đốt cháy hòng hãm hại Lâm Xung và kết thúc bằng việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần. Xung đột giảm dần và tiếp nối bằng việc Lâm Xung say ruợu ngã xuống dưới khe. Hồi này dừng lại ở đây tạo sự tò mị cho độc giả: Khơng biết Lâm Xung rơi vào tay ai?
Sự việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần rồi trốn thốt đợc gói gọ trong một hồi, phản ánh được đỉnh cao của sự phát triển tính cách. Khơng những thế, nó cịn bao gồm nhiều sự kiện khác như : Lâm Xung vác đao đi tìm Lục Ngu Hầu trong ba ngày liền khơng thấy, gặp miếu thì cúi đầu khấn vái...Đó chính là những kìm hãm hành động nhân vật để làm bật lên sự dữ dội trong hành động giết chết ba tên công sai. Sự ly kì biểu hiện ở chỗ tác giả khơng miêu tả bọn Sai Bát đốt thảo trường như thế nào mà chỉ cho thấy khi Lâm Xung đang uống ruợu thì “Nghe thấy tiếng nổ lốp bốp ở gần đấy, chàng liền ngó cổ ra chỗ vách miếu để xem thì thấy bên thảo trường, lửa cháy rần rật bốc lên khác gì trận Xích Bích hoả cơng mà Tào Tháo bị khốn với Chu Lang vậy”[4;160]. Đồng thời, sự vật bên ngồi tác động vào cũng góp phần tạo ly kỳ, chẳng hạn đoạn Tiểu Nhị nghe lén ba người nói chuyện câu được, câu chăng, còn tại miếu sơn thần, Lâm Xung đã nghe rõ mồn một những kẻ định hãm hại mình:Bút pháp tả cảnh vật rất đặc trưng tạo hồn cảnh tương ứng, làm nền cho tính cách nhân vật phát triển, tả lạnh thì lạnh thấu xương,tả nóng thì nóng rát mặt.
Trong nghệ thuật tổ chức hồi như vậy,tài năng của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng.Từ khởi tới kết tựa như làn sóng cuộn trào lúc lên, lúc xuống, các mâu thuẫn xung đột có khi kéo dài nhưng cũng có khi được giải quyết chóng vánh. Nói như Kim Thánh Thán: "Ơi!Văn tả từ trước nhằm mục
đích về sau thì phải biết đương gợi mối văn sau, chẳng phải riêng hồi này vậy.Đoạn văn cịn rớt sau mà nhằm theo đích trước thì phải biết văn trước chưa hết, cho nên nó thuộc về tiền văn chẳng phải hậu văn. Có như thế, mới khiến trong lịng độc giả xét thấy như có kim, có chỉ, mà tin tức giả đã biến ra hai ba việc được.Tả việc nào hết việc ấy thì sao thấy sâu xa của sự diễn tả trong phép văn chương”[6;164].
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất và tồn vẹn. Nằm trong dịng văn học truyền thống phương Đông, Thi Nại Am cũng như các tác giả khác rất coi trọng mở đầu và kết thúc trong tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Hầu như, chủ đề tư tưởng, quan niệm của tác giả về một sự kiện nào đấy trong xã hội mà mình định nói tới đều được phản ánh rất nhiều trong hồi mở đầu.Đó là đầu mối, là điểm xuất phát cho ý đồ nghệ thuật của mình.
Hồi một của Tây Du Kí chính là sự lý giải về vũ trụ và sự ra đời cua con Khỉ đá theo quan niệm âm dương, ngũ hành. Sự ra đời ấy đã báo hiệu những điều kì lạ sẽ xảy đến với người đọc dương thế. Cịn ở “Thuỷ Hử truyện” thì hồi đầu chính là dụng ý nghệ thuật mà tác giả tập trung thể hiện trong tồn bộ tác phẩm, nói như Kim Thánh Thán: “ một bộ sách gồm 70 hồi tả 108 vị anh hùng. Khi mới mở đầu câu chuyện không thể tả ngay ra hết, hãy tả một người Cao Cầu như khởi điểm, nếu chẳng Cao Cầu mà tả một trăm linh tám vị anh hùng, thì ra mối loạn bắt đầu từ kẻ dưới. Chẳng tả ngay kẻ anh hùng mà tả Cao Cầu trước thì thấy mối loạn sinh ra vốn từ người trên [6;30]. Rõ ràng, việc tả Cao Cầu ngay từ hồi mở đầu “Thuỷ Hử truyện”là một dụng ý nghệ thuật của Thi Nại Am. Cao Cầu là một tên du đãng đầu đường, xó chợ nhờ tài đá cầu mà bước lên hàng thái uý, ỷ quyền cậy thế hãm hại Vương Tiến, Lâm Xung. Như vậy, nguyên nhân “quan bức” đã được thể hiện một cách trực tiếp ngay từ đầu. Hay tả Vương tiến bị Cao Cầu bức hại khơng dám phản kháng chỉ ơm nhau khóc và chạy trốn, cuối cùng không xuất hiện, càng làm nổi bật tính cách hảo hán, anh hùng các thủ lĩnh Lương Sơn.
“Thuỷ hử truyện” bắt nguồn từ truyện kể dân gian và biên niên cho lên ln có sự tương ứng giữa hồi mở đầu và hồi kết thúc.Mặc dù, tác giả xây dựng cốt truyện trên mối liên hệ nhân quả, nhưng kết thúc của Thuỷ hử khác hẳn những bộ truyện khác.Đó kết thúc khơng có hậu, khơng có tơn vương, phong quan mà cũng khơng có đắc thắng, khải hồn. Kể cả nếu “Thuỷ Hử truyện ” kết thúc ở hồi 70 đỉnh cao thắng lợi của nghĩa quân, các anh hùng phân ngơi thứ bậc nhưng phía trước khơng phải là cuộc sống ấm êm mà giấc mộng kinh hoàng của Lư Tuấn Nghĩa chính là điểm bao những tai biến sắp xảy ra. Hồi 120 là hồi kết thúc “Thuỷ hử toàn truyện” với sự tan rã của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Kẻ thì bị chết trên thao trường, kẻ thì về quê vui thú điền viên, kẻ ở lại bị quan tham đầu độc, nhưng cuối cùng vẫn tập trung đông đủ ở đầm Lục Nhi và hình ảnh Lý Quỳ báo ốn Tống Huy Tơn là một kết thúc mở. Điều cho thấy cuộc khởi nghĩa chưa hồn tồn dập tắt, nhân dân vẫn cịn có hy vọng vào những ng- ười anh hùng hảo hán ấy.
Như vậy, tài năng nghệ thuật của tác giả đã được khẳng định trong việc tổ chức chương hồi. Từng hồi một nối tiếp nhau móc xích phân bố đều đặn theo thời gian tự sự tạo nên tính chất “liên hồn” cho “Thuỷ Hử truyện”. Mỗi một hồi đều chật ních các sự kiện các mối thuẫn xung đột, từ cá nhân cho tới xã hội, đồng thời đó cũng là sự giải quyết mâu thuẫn này và tiếp diễn một mâu thuẫn khác. Cứ thế, chương hồi tạo ra một kết cấu liền mạch “nhất khí” ,”nhất quán” của một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Sự tồn taị lâu dài của tiểu thuyết chương hồi trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cho thấy hiệu qủa của nó đối với sáng tác và thị hiếu truyền thống độc giả Trung Hoa.
Mặc dù, hồi là đơn vị của bố cục (kết cấu bên ngoài), đoạn là đơn của kết cấu(kết cấu bên trong) nhưng chúng đều gặp nhau ỏ nhịp tự sự. Nhịp của đoạn được tạo thành do những xung đột liên tiếp xảy ra, có khi dồn dập, mau lẹ, có khi chậm chạp, khơng nhất qn nhưng đối với hồi thì đó là sự phân chia đều đặn các xung đột tạo ra nhịp tự sự lúc lên, lúc xuống theo làn sóng nhấp nhơ mà Kim Thánh Thán gọi là :”ba lãng khởi phục”.Đầu hồi là sự giảm yếu các xung đột nhằm giải quyết hết những điều chưa biết ở những hồi trước và tiếp tục tăng
cường xung đột tiếp theo. Điều này, được thể hiện rõ nhất ở những hồi miêu tả các cuộc giao tranh đẫm máu giữa nghĩa quân và quan quân triều đình, giữa nghĩa quân và giặc Liêu, Điền Hổ, Phơng Lạp .... Nhịp tự sự ở đó trở nên nhanh, gấp gáp, lúc hùng hồn, hồi hộp, lúc lại trầm buồn, tĩnh lặng, tuỳ theo số lượng sự kiện phân bố ở từng hồi.
Tóm lại, kết cấu đoạn, chương hồi là một sản phẩm độc đáo, giàu tính sáng tạo của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa nói chung và Thuỷ Hử nói riêng, dựa trên truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian cũng như quan niệm nghệ thuật và quan niệm vũ trụ của người Trung Hoa cổ xưa. Đoạn là đơn vị cốt truyện, chương hồi ứng với một lần kể chuyện. Tất cả đều dựa trên trục thời gian tuyến tính, sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc nào xảy ra sau, nói sau, tạo nên sự mạch lạc, liên kết trong ngoài chặt chẽ theo chủ đề, tư tưởng của kết cấu tác phẩm. Điều ấy, đã tạo ra một kết cấu hoàn chỉnh, thống nhất của các câu chuyện riêng biệt thành một cốt truyện duy nhất. Tìm hiểu nghệ thuật dàn dựng nhiều nhánh cốt song song tồn tại với cốt truyện trung tâm ta thấy rõ điều ấy.