Nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 37)

đối với doanh nghiệp trong khu Công Nghiệp.

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Thứ nhất là chiến lược kinh doanh của ngân hàng: chiến lƣợc kinh doanh có vai trị quan trọng trong cơ chế thị trƣờng. Nó chỉ rõ hƣớng đi của mỗi ngân hàng trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài (thƣờng là từ 5 năm trở lên), về định hƣớng phát triển các mặt nghiệp vụ, các nhóm khách hàng mục tiêu, và các mục tiêu cần đạt tới. Trong quá trình thực hiện, chiến lƣợc kinh doanh đƣợc cụ thể hoá thành các kế hoạch ngắn hạn, các bƣớc đi cụ thể với các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng,... và các giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Thứ hai là chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng của

mỗi ngân hàng ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mơ, cơ cấu hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DNKCN nói riêng. Chính sách mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng; các định hƣớng về cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế, theo thời hạn cho vay, theo đối tƣợng khách hàng; các quy định về quy trình, thủ tục cho vay; các quy định về tài sản bảo đảm, lãi suất... sẽ quyết định quy mô, cơ cấu cho vay theo các tiêu thức khác nhau. Ngoài ra, việc đa dạng hố các hình thức vay vốn sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo điều kiện thu hút khách hàng.

Thứ ba là trình độ cán bộ ngân hàng: Với tính chất là một ngành dịch vụ

đặc biệt, hoạt động ngân hàng đòi hỏi chất lƣợng phục vụ rất cao mà điều này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Có thể nói, con ngƣời là yếu tố quyết định mọi thành bại trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNKCN nói riêng. Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng cao, tội phạm ngân hàng ngày càng tinh vi,

đòi hỏi mỗi cán bộ ngân hàng khơng chỉ giỏi chun mơn, đủ trình độ tiếp thu các nghiệp vụ mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mà cịn cần phải có đạo đức tốt; nhã nhặn, niềm nở trong tiếp xúc với khách hàng.

Thứ tư là hoạt động Marketing ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trƣờng,

hoạt động marketing có vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng không thể thụ động chờ khách hàng đến quan hệ mà phải chủ động tiếp cận, thu hút khách hàng. Thông qua hoạt động Marketing, ngân hàng giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ với khách hàng; tƣ vấn cho khách hàng; thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng,... Đồng thời, thơng qua tiếp xúc khách hàng, ngân hàng sẽ hiểu thêm về các yêu cầu của khách hàng để có những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Ngân hàng nào thực hiện các hoạt động maketting tốt hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.

Thứ năm là chất lượng tín dụng DNKCN: trong việc cho vay bất kỳ đối

tƣợng khách hàng nào, ngân hàng cũng rất quan tâm đến chất lƣợng tín dụng của khách hàng vì đó là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng DNKCN tốt là một tín hiệu "bật đèn xanh" cho ngân hàng mở rộng cho vay. Ngƣợc lại, nếu chất lƣợng tín dụng DNKCN kém tức là tỷ lệ nợ xấu cao, nguy cơ mất vốn lớn thì chắc chắn ngân hàng sẽ tăng cƣờng kiểm sốt, áp dụng nhiều hơn các biện pháp phịng ngừa, hạn chế cho vay,... kết quả là việc vay vốn sẽ rất khó khăn, thậm chí là khơng vay đƣợc.

Bên cạnh đó, các nhân tố khác nhƣ: việc bố trí, phân cơng cán bộ làm công tác cho vay DNKCN; phân quyền phán quyết tín dụng, hệ thống thơng tin tín dụng; trình độ cơng nghệ; quy mơ, thƣơng hiệu ngân hàng; thái độ phục vụ, chất lƣợng dịch vụ... cũng ảnh hƣởng đến khả năng cho vay nói chung và cho vay DNKCN nói riêng của mỗi ngân hàng.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về KCN và doanh nghiệp khu công nghiệp.

Một là: Cơ sở hạ tầng các KCN chưa được đồng bộ: một số KCN các

chủ đầu tƣ do yếu về khả năng tài chính nên việc đầu tƣ để xây dựng đồng bộ hạ tầng KCN chƣa thực hiện đƣợc mà phần lớn thực hiện việc đầu tƣ từng phần, thu hút doanh nghiệp vào thuê đất sau đó lại đầu tƣ tiếp. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ và thực hiện sản xuất kinh doanh của các DN.

Hai là, khả năng tài chính của DNKCN: khả năng tài chính đƣợc hiểu

là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn. Khả năng tài chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay. Thông thƣờng, các ngân hàng đánh giá khả năng tài chính của DNKCN trên các khía cạnh: vốn tự có là bao nhiêu? Kinh doanh có hiệu quả khơng? Khả năng thanh tốn thế nào?...

Vốn tự có là yếu tố quan trọng phản ánh khả năng tự chủ tài chính của mỗi doanh nghiệp và là một trong những căn cứ để ngân hàng chấm điểm tín dụng, xác định mức cho vay tối đa. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp có vốn tự có lớn tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn trong vay vốn ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp có vốn tự có tham gia thấp nhƣng nhu cầu đầu tƣ lớn thì sẽ rất khó để vay đƣợc vốn ngân hàng.

Kinh doanh có hiệu quả hay khơng đƣợc phản ánh tổng quát ở chỉ tiêu lợi nhuận. Trƣờng hợp lỗ thì phải có phƣơng án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh có lãi tức là vốn đầu tƣ không bị thâm hụt, rủi ro mất vốn thấp. Trong phần lớn các trƣờng hợp, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay.

Xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp là để đánh giá mức độ đáp ứng các nghĩa vụ thanh tốn và cho điểm độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có khả năng thanh tốn tốt sẽ hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu, là một trong những điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay.

Ba là, trình độ tổ chức quản lý, khả năng lập và thuyết trình dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: khả năng tổ chức quản lý

một cách khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, việc tổ chức bộ máy theo dõi, quản lý tình hình tài chính đảm bảo thơng tin thƣờng xun đƣợc cập nhật, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp theo đúng các quy định của nhà nƣớc về chế độ thông tin, báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tạo đƣợc niềm tin với ngân hàng. Bên cạnh đó, khả năng lập dự án dựa trên những căn cứ chính xác, những dự tính đáng tin cậy và đƣợc thuyết trình một cách mạch lạc, rõ ràng bởi những cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp thuyết phục đƣợc ngân hàng về tính khả thi và hiệu quả của dự án - cơ sở để ngân hàng xem xét cho vay.

Bốn là, tài sản đảm bảo tiền vay: do những hạn chế của bản thân các

DNKCN về vốn tự có, về khả năng lập và thuyết trình dự án, thơng tin tài chính thiếu độ tin cậy, ... và do ngân hàng cịn thiếu thơng tin về các DNKCN nên trong phần lớn trƣờng hợp, muốn vay vốn các DNKCN bắt buộc phải có tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, các nhân tố khác thuộc về bản thân doanh nghiệp nhƣ: trình độ khoa học cơng nghệ; triển vọng phát triển; uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thị trƣờng,... cũng có ảnh hƣởng đến khả năng cho vay của ngân hàng đối với các DNKCN.

Năm là, hình thức sở hữu của DN trong KCN: một số DN trong KCN là

các cơng ty con hạch tốn phụ thuộc cơng ty mẹ đóng tại địa phƣơng khác, nƣớc khác nên tồn bộ quyết định về vay vốn đƣợc công ty mẹ quyết định, cơng ty con đó chỉ thực hiện việc sản xuất. Mặt khác, nếu công ty là công ty

100% vốn nƣớc ngồi, thƣờng là rất mạnh về tài chính nên khơng có nhu cầu vay vốn.

1.3.3. Các nhân tố khác

Các chính sách vĩ mơ của Nhà nƣớc có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế, và do đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNKCN nói riêng. Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng đƣợc cụ thể hố thành các chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, có tác động chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, các DNKCN nói riêng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác.

Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc thì pháp luật là yếu tố khơng thể thiếu. Hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán, minh bạch và đƣợc tuân thủ chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế

- xã hội diễn ra trôi chảy. Trong hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp; về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng; các quy định về mua bán nợ; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay; ... có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ vay vốn giữa các bên. Nếu những yếu tố này không đầy đủ, không đồng bộ hoặc thiếu nhất quán sẽ tạo ra mơi trƣờng kinh doanh khơng ổn định, thậm chí là những kẽ hở cho bọn tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Với những rủi ro nhƣ vậy, chắc chắn các ngân hàng sẽ rất cẩn trọng trong cho vay, làm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các chủ thể nói chung và của các DNKCN nói riêng trở nên khó khăn hơn.

1.4. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về phát triển các khu CN và đầu tƣ tín dụng cho doanh nghiệp trong khu CN.

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Để phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, nhiều nƣớc đã sử dụng mơ hình KCN, KCX...và đã thu hút đƣợc nhiều thành công, song bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì cịn xuất hiện những tồn tại nhất định. Việc phân tích, nghiên cứu mơ hình phát triển các KCN, nghiên cứu các chính sách dành cho các DN trong KCN ở một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta có thêm kinh nghiệm trong quá trình phát triển các KCN và doanh nghiệp trong KCN ở nƣớc ta:

* Tại Singapore :

Đất nƣớc Singapore có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên đƣờng hàng hải quốc tế, có cảng nƣớc sâu vào loại lớn nhất thế giới. Với vị trí này, Singapore trở thành khu trung chuyển lớn cho Malaysia và Indonexia.

Song điểm yếu của đất nƣớc này là thiếu nguồn tài nguyên trong nƣớc, thiếu tầng lớp doanh nghiệp trong nƣớc, thị trƣờng trong nƣớc quá nhỏ bé (đất nƣớc chỉ có 3 triệu dân). Điểm quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của Singapore là biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn đầu chỉ phát triển khu vực dịch vụ (dịch vụ cảng biển, sân bay, thƣơng mại, du lịch...khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm giải toả tình trạng thất nghiệp). Khi tích luỹ trong nƣớc khá lên thì từ những năm 1970 đến nay, Chính phủ Singapore nhận thấy rằng không chỉ dựa vào lợi thế trực tiếp mà cần hoạch định một chiến lƣợc dựa trên phát triển cân đối giữa ngành dịch vụ và các ngành khác nhƣ phát triển ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu. Từ 1980 trở lại đây, Chính phủ Singapore tập trung vào đào tạo tay nghề cao, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, cơng nghiệp sạch có cơng nghệ hiện đại đặc biệt là cơng nghiệp điện tử, tin

học, thiết bị chính xác...và hình thành các khu cơng nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.

Sự hình thành các KCN đã nhanh chóng thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi, các KCN đƣợc thiết kế đồng bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến các trụ sở làm việc. Các doanh nghiệp có thể thuê mặt bằng sẵn có để sản xuất kinh doanh mà không cần phải xây dựng nhà xƣởng, kho tàng...

Các khu nhà ở công nhân cũng đƣợc xây dựng liền kề với các KCN nên rất thuận lợi cho việc đi lại của công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian, góp phần tăng năng suất lao động.

Các DN hoạt động trong KCN ngoài việc đƣợc hƣởng cơ sở hạ tầng có sẵn cịn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của chính phủ Singapore về thuế, phí và thủ tục Hải quan...

Chính phủ Singapore có quỹ phát triển dành riêng cho các DN hoạt động trong KCN, các DN đƣợc nhà nƣớc bảo lãnh khi vay vốn các NHTM nhƣng phải qua sự giám sát của quỹ này.

* Tại Thái Lan:

KCN tập trung, trong đó có các xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp, khu vực này gồm các xí nghiệp sản xuất hàng hố để tiêu thụ trong nƣớc, thƣờng là các xí nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, không sản xuất hàng xuất khẩu.

KCN hỗn hợp là các KCN đƣợc chia làm hai khu vực: KCN tổng hợp gồm các xí nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nƣớc và làm xuất khẩu với tỷ trọng nhỏ, dƣới 40% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra và KCN hàng xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất ra phải đạt ít nhất 40% sản phẩm xuất khẩu.

Về chính sách ƣu đãi, Thái Lan dành cho các nhà đầu tƣ vào KCN các ƣu đãi khá rộng rãi (đầu tƣ vào KCN cũng đƣợc ƣu đãi nhƣ KCX, trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hoá), đặc biệt là cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc

ngồi có quyền sở hữu đất trong KCN.

Về thuế nhập khẩu áp dụng trong các KCN Thái Lan:

- Đối với hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị phụ tùng: Các doanh nghiệp trong KCN tổng hợp đƣợc giảm thuế nhập khẩu 50%.

- Đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu: Các doanh nghiệp đƣợc miễn thuế nhập khẩu 1 năm đối với nguyên vật liệu, nếu xuất khẩu ít nhất là 30% sản phẩm.

- Hàng hoá khi xuất khẩu khỏi Thái Lan đƣợc miễn thuế hay hồn thuế. Nếu khơng xuất khẩu mà đƣa vào KCX cũng đƣợc miễn các loại thuế và đƣợc coi nhƣ hàng hoá đã đƣợc xuất khẩu và ngƣợc lại, hàng hoá nhập vào KCX bao gồm thành phẩm, sản phẩm phụ và phế liệu nếu đƣa ra khỏi KCX để bán vào nội địa Thái Lan sẽ phải chịu thuế xuất khẩu.

- Về chính sách tín dụng: các DN hoạt động trong KCN khi có nhu cầu vay vốn thƣơng mại đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 50% lãi suất trong 1/2 thời hạn vay.

* Tại Trung Quốc:

Chiến lƣợc CNH-HĐH của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 nhằm thực hiện hai sự chuyển đổi có tính chất lịch sử: Một là, chuyển từ một xã hội nông nghiệp nông thôn sang một xã hội công nghiệp và đô thị. Hai là, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng.

Năm 1979, Trung Quốc quyết định thử nghiệm thành lập 5 đặc khu kinh tế vùng biển với tổng diện tích hơn 35.000 Km2 dân số hơn 10 triệu ngƣời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w