Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 47)

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- xã hội tỉnh Hải Dương.

Hải Dƣơng là tỉnh nằm giữa Đồng bằng Bắc Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 57 km và Hải Phịng 45 km, với diện tích tự nhiên 1660,9 km2, dân số gần 2 triệu ngƣời, là điểm trung chuyển giữa thành phố cảng Hải Phịng và thủ đơ Hà Nội. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hƣng n, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đơng giáp thành phố Hải Phịng

Hải Dƣơng có các tuyến đƣờng sắt, đƣờng bộ quan trọng chạy qua nhƣ: đƣờng 5, cao tốc Hà Nội-Hải Phịng (sắp thơng xe), đƣờng 18, 183, gần cảng Hải Phịng và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tỉnh Hải Dƣơng có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Hải Dƣơng và 11 huyện. Địa hình gồm một bộ phận là đồi núi (gồm một số xã thuộc huyện Chí Linh và Kinh Mơn) cịn lại đại bộ phận là đồng bằng. Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống hiếu học đã đƣợc khẳng định qua nhiều giai đoạn lịch sử nhƣ làng Tiến sỹ Mộ Trạch – Bình Giang.

Với vị trí chiến lƣợc quan trọng nhƣ vậy Hải Dƣơng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dƣơng.

Trong nững năm qua, cùng với cả nƣớc, Hải Dƣơng đã nhanh chóng bƣớc vào quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế, mặc dù khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến hầu hết các ngành kinh tế nhƣng kinh tế tỉnh Hải Dƣơng vẫn có sự tăng trƣởng tốt. Chỉ tính trong 5 năm 2010-2014 kinh tế tăng trƣởng bình quân đạt 7,9%/năm, thấp hơn bình quân thời kỳ 2005-2009 (9,7%/năm) và cao hơn bình quân chung cả nƣớc (5,8-5,9%/năm). Thƣơng mại, giao thơng vận tải, bƣu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm ...phát triển khá tốt.

Năm 2014 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,7% (kế hoạch tăng 7-7,5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp một cách hợp lý. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ chuyển từ 17,1% - 50,9% - 32% (năm 2013) sang 16,5% - 51,2% - 32,3% (năm 2014). So với năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 9,9%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,3%, dịch vụ tăng 6,5% giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 4,016 triệu USD, tăng 13%; thu ngân sách tăng 19,7% so dự toán năm.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dƣơng cịn có những mặt hạn chế:

Kinh tế tăng trƣởng mặc dù cao hơn bình quân của cả nƣớc nhƣng thấp hơn giai đoạn trƣớc và chƣa bền vững, hiệu quả chƣa cao, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp. Cơng nghiệp tuy đã có khởi sắc song tỷ trọng cơng nghiệp Trung ƣơng trên địa bàn vẫn là chủ yếu, công nghiệp địa phƣơng và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, quy mơ nhỏ, cịn thiếu những ngành mũi nhọn, có hàm lƣợng cơng nghệ kỹ thuật và giá trị kinh tế cao.

Kết cấu hạ tầng phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhất là ở khu vực nơng thơn cịn nhiều hạn chế. Các KCN đã đƣợc hình thành nhƣng cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, quỹ đất trong các KCN còn nhiều. Việc thu hút đầu tƣ đã có những chuyển biến tích cực, nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Giá trị các sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp do sự gắn kết với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chƣa tốt. Việc tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp theo hƣớng xuất khẩu hàng hố chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, thiếu sức hấp dẫn.

Mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại yếu, công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá du lịch, hoạt động tƣ vấn kinh doanh còn chậm đƣợc đổi mới; hoạt động du lịch có nhiều tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác và đầu tƣ thoả đáng.

Công tác quản lý Nhà nƣớc trong một số lĩnh vực cịn thiếu chặt chẽ, cải cách hành chính tiến hành chậm, cịn mang tính hình thức, thủ tục hành chính

ở một số nơi cịn nhiều phiền hà. Một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực, quan liêu sách nhiễu dân trong khi thi hành công vụ là những rào cản ảnh hƣởng khơng nhỏ tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2.1.3. Hoạt động của KCN và doanh nghiệp trong KCN ở Hải Dương.

2.1.3.1. Thực trạng phát triển các KCN tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

* Công tác quy hoạch :

Tỉnh Hải Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. So với 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hải Dƣơng có lợi thế về vị trí địa lý, nằm ở vị trí có nhiều hƣớng tác động mang tính liên vùng, vai trị làm cầu nối Thủ đơ Hà Nội với các Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hạ Long, là địa bàn tham gia q trình trung chuyển hàng hố giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh thành phố trong vùng và cả nƣớc.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại Đại hội đại biểu tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XIV đề ra: “ … Tận dụng mọi thời cơ và chủ động sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đạt mức tăng trƣởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015…”

Để thực hiện mục tiêu tăng trƣởng trên cần phải quy hoạch giành quỹ đất đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi) có cơng nghệ hiện đại, cộng nghệ sạch và các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp dịch vụ, phụ trợ nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ.

Hiện nay, tỉnh Hải Dƣơng đã đƣợc Chính phủ cho phép quy hoạch và đầu tƣ xây dựng 10 khu cơng nghiệp tập trung, với diện tích quy hoạch 2.617 ha (trong đó diện tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp gần 2000 ha), bao gồm các khu công nghiệp sau:

Tên KCN

Nam Sách Cẩm Điền-Lƣơng

Điền Việt Hồ

Trong đó khu cơng nghiệp Nam Sách đã đƣợc Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp trong cả nƣớc từ năm 1997, nhƣng đến cuối năm 2002 mới đƣợc triển khai đầu tƣ xây dựng. Các khu cơng nghiệp cịn lại mới đƣợc Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch từ năm 2003 đến nay.

* Tình hình xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp .

Từ năm 2003 đến nay các khu công nghiệp đã đƣợc các đơn vị chủ đầu tƣ hạ tầng tập trung các nguồn vốn xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cơ bản theo đúng tiến độ, kế hoạch của dự án và của tỉnh đã đề ra (bao gồm các hạng mục: san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đƣờng giao thơng nội bộ, hệ thống cấp thốt nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống điện, thông tin liên lạc, cây xanh...). Đến nay, các khu công nghiệp cơ bản đầu tƣ xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tƣ.

Trong 10 khu cơng nghiệp, có 8 khu cơng nghiệp do nhà đầu tƣ trong nƣớc đầu tƣ xây dựng hạ tầng và 2 khu công nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng (khu cơng nghiệp Việt Hịa - Kenmark, khu công nghiệp Lƣơng Điền-Phúc Điền (bây giờ là KCN Việt Sinh HD)). Tổng số vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng trong thời gian qua đã thực hiện là 3.025 tỷ đồng (Tổng số vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp dự kiến là 3.636 tỷ đồng), đạt 63,64% nguồn vốn cần thiết đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp cần huy động.

2.1.3.2 Thực trạng phát triển DN trong KCN.

Tuy vừa đầu tƣ xây dựng kỹ thuật hạ tầng vừa thu hút đầu tƣ, nhƣng đến nay trong các khu cơng nghiệp của tỉnh đã có 191 dự án đầu tƣ trong và ngồi nƣớc đƣợc cấp phép đầu tƣ (không kể các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ

vốn đầu tƣ thực hiện đến nay khoảng 2 tỷ USD và trên 3.000 tỷ đồng. Trong đó:

- Dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc: 35 dự án, vốn đăng ký gần 5.420 tỷ đồng.

- Dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và liên doanh: 156 dự án, vốn đăng ký 3.455 triệu USD.

Các dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp chủ yếu là các dự án vốn FDI, với cơng nghệ cao thuộc các tập đồn đầu tƣ lớn của các quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Malaysia, Pháp... ) và đƣợc cấp phép đầu tƣ trong các năm:

Bảng 2.1 Số dự án và vốn đăng ký vào các KCN qua các năm gần đây

STT Năm 1 2010 2 2011 3 2012 4 2013 5 2014

( Nguồn : Ban quản lý các KCN Hải Dương)

Các dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp trong thời gian qua tập trung vào các ngành nghề công nghiệp nhẹ, cơ khí chế tạo, khơng gây ơ nhiễm mơi trƣờng. Bao gồm các ngành nghề chủ yếu: Công nghiệp điện tử, may mặc, cơ khí chế tạo, lắp ráp...

Sau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ các nhà đầu tƣ đã khẩn trƣơng triển khai xây dựng cơ bản và đến nay đã có 161 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp cho nguồn thu ngân

sách địa phƣơng. Các dự án cịn lại đang trong q trình xây dựng cơ bản, một số đã đƣợc cấp phép nhƣng chƣa triển khai. Thể hiện tại bảng 2.2.

Bảng 2.2 Tình hình thu hút các dự án vào KCN đến 31/12/2014.

STT Chỉ tiêu

1 Số dự án

2 Vốn đầu tƣ (quy đổi)

3 Đã đi vào sản xuất

4 Đang xây dựng

5 Chƣa triển khai

( Nguồn : Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương)

Trong các khu công nghiệp các dự án chủ yếu đƣợc cấp phép trong các năm gần đây và đang trong quá trình hồn thiện xây dựng cơ bản, sản xuất thử và tìm kiếm thị trƣờng, nên sản lƣợng sản xuất cơng nghiệp chƣa đạt cao so với thiết kế ban đầu. Đồng thời các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hƣớng về xuất khẩu và đang trong thời kỳ miễn, giảm các loại thuế theo quy định của chính sách ƣu đãi đầu tƣ của Chính phủ và của tỉnh Hải Dƣơng, nên

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu DN KCN 2010 Toàn tỉnh %so toàn tỉnh DN KCN 2011 Toàn tỉnh %so toàn tỉnh DN KCN 2012 Toàn tỉnh %so toàn tỉnh DN KCN 2013 Toàn tỉnh %so toàn tỉnh DN KCN 2014 Toàn tỉnh %so toàn tỉnh

( Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương)

Tuy vậy các dự án đầu tƣ trong các khu cơng nghiệp của tỉnh có vốn đầu tƣ lớn và sử dụng quỹ đất tiết kiệm hơn so với dự án đầu tƣ ngồi khu cơng nghiệp và so với bình quân trung trong cả nƣớc.

+ Bình quân 1 dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp của cả nƣớc là 6 triệu USD; suất đầu tƣ vốn/1ha đất xây dựng nhà máy 1,93 triệu USD.

Các khu công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua, có tỷ lệ lấp đầy tƣơng đối nhanh so với các khu công nghiệp trong cả nƣớc. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đã đƣợc giao đất và xây dựng hạ tầng hiện nay gần 70%, nhiều khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy diện tích đất cho th, nhƣ: khu cơng nghiệp Nam Sách, khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Đại An giai đoạn 1, khu công nghiệp Tầu thủy - Lai Vu...Nhƣ vậy, đến nay chỉ cịn 3 khu cơng nghiệp của tỉnh đã quy hoạch cịn diện tích đất cho th: khu cơng nghiệp Đại An phần mở rộng, khu công nghiệp Tân Trƣờng 2 và khu công nghiệp Cộng Hịa với diện tích cho th cịn lại khoảng 300 ha.

2.1.4. Chính sách thu hút đầu tư vào KCN của chính quyền tỉnh Hải Dương

Để thu hút đầu tƣ vào tỉnh đã ban hành Quyết định số 3149/2002/QĐ- UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dƣơng “V/v ban hành quy định về ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ vào các Khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng”. Trong đó:

- Ƣu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất: Đƣợc miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo. Khơng thu tiền th đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng.

- Ƣu đẫi về thuế thu nhập DN: Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh bằng 100% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2 năm đầu và 50% số thuế thu nhập DN phải nộp cho một năm tiếp theo kể từ khi Nhà đầu tƣ phải nộp thuế theo quy định.

- Ƣu đẫi về vốn đầu tƣ: Các dụ án đầu tƣ vào KCN đƣợc ƣu tiên bố trí vốn tín dụng ƣu đãi theo kế hoạch nhà nƣớc hàng năm, hoặc đƣợc cấp giấy

phép ƣu đãi đầu tƣ để hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ theo kế hoạch đầu tƣ hàng năm của tỉnh.

- Ƣu đãi lãi suất vay vốn và phí cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng: các dự án đầu trƣ vào KCN đƣợc các NHTM trên địa bàn tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê tài chính với lãi suất giảm 10% so với lãi suất cho vay vốn và lãi suất cho th tài chính đối với khách hàng bình thƣờng. Các NHTM trên địa bàn tỉnh thu phí thanh tốn qua ngân hàng và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành do ngân hàng cấp trên quy định; miễn thu phí dịch vụ tƣ vấn vay vốn và tƣ vấn xây dựng dự án kinh tế khi ngân hàng tƣ vấn cho

doanh nghiệp; giảm từ 10-15% mức phí cung cấp thơng tin phịng ngừa rủi ro.

- Ƣu đãi về đầu tƣ xây dựng các cơng trình hạ tầng KCN: KCN đƣợc ngân sách tỉnh cấp vốn đầu tƣ xây dựng các cơng trình hạ tầng ngồi hàng rào nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống cấp điện, thơng tin liên lạc, cấp thốt nƣớc; các Nhà đầu tƣ đƣợc tỉnh hỗ trợ tối đa 30% kinh phí bồi thƣờng thiệt hại về đất trong hàng rào KCN; tỉnh hỗ trợ Nhà đầu tƣ 20 triệu đồng cho 1 ha tiền rà phá bom mìn nhƣng khơng qua 1 tỷ đồng cho một KCN.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng: Trong trƣờng hợp các DN có nhu cầu đào tạo riêng, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nƣớc cho một lao động của địa phƣơng nhƣng tối đa không quá 1 triệu đồng cho 1 lao động cho cả khoá đào tạo.

- Ƣu đãi về thơng tin quảng cáo và khuyến khích vận động đầu tƣ vào

KCN: Các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN trên địa bàn tỉnh đƣợc giảm 50% chi phí thơng tin quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Hải Dƣơng và Báo Hải Dƣơng, thời gian 3 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; tỉnh sẽ tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho các ngành, các địa phƣơng, Ban quản lý các KCN cùng với Công ty xây dựng hạ tầng KCN tổ chức vận động các nhà

doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào KCN; thƣởng cho các tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w