Mơ hình phân cấp độ trừu tượng của dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ tiêu chí hệ thống đo lường (BSC) và đánh giá hiệu quả công việc ( KPI) và xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu lưu trữ KPI của các NHTM tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 317 (Trang 34 - 40)

Lược đồ mức ngoài (External schema) là thể hiện các cách nhìn tổng quát khác

nhau của người dùng cuối về dữ liệu. Người dùng cuối thường là những người không

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam có kiến thức về cơ sở dữ liệu nhưng lại là người cần biết tổng quát về dữ liệu. Lược đồ

mức ngoài là loại lược đồ giúp cho người dùng cuối có thể đọc và hiểu được cấu trúc dữ liệu.

Lược đồ khái niệm (Conceptual schema) ở mức khái niệm để biểu diễn cấu trúc

và các ràng buộc trong toàn bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc giao tiếp với người sử dụng. Lược đồ khái niệm ẩn đi cách thức tổ chức vật lý của dữ liệu, chỉ tập trung vào biểu diễn các thực thể, các kiểu dữ liệu, các mối quan hệ giữa các thực thể, các thao tác của người sử dụng và các ràng buộc giữa các dữ liệu. Mơ hình quan hệ thực thể (E- R Diagram) là mơ hình có thể được sử dụng cho lược đồ này.

Lược đồ mức trong (Internal schema) ở mức trong để biểu diễn chi tiết cấu trúc

dữ liệu và cách thức truy cập dữ liệu. Lược đồ mức trong sử dụng mơ hình dữ liệu vật lý (Physical data Model).

Với mục đích xây dựng lược đồ khái niệm nhằm giao tiếp với người sử dụng bình thường vì tính chất dễ hiểu của lược đồ, lược đồ chỉ chỉ ra cái gì cần lưu trong cơ sở dữ liệu chứ không chỉ ra dữ liệu được lưu cụ thể như thế nào. Lược đồ khái niệm biểu diễn xúc tích những yêu cầu của người sử dụng và biểu diễn chi tiết những kiểu thực thể, quan hệ và những ràng buộc của dữ liệu, phần này được sử dụng những khái niệm được cung cấp trong mơ hình dữ liệu mức cao. Để thiết kế lược đồ khái niệm bài nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình quan hệ thực thể - ER.

2.3. Mơ hình quan hệ thực thể (Entity Relationship Model - ER Model)

2.3.1. Một số khái niệm về mơ hình thực thể

Mơ hình thực thể là một mơ hình mơ tả logic chi tiết dữ liệu của một tổ chức hay một lĩnh vực nghiệp vụ. Nó giúp người thiết kế cơ sở dữ liệu mơ tả thế giới thực gần gũi với quan niệm và cách nhìn nhận bình thường của con người. Nó là cơng cụ để phân tích thơng tin nghiệp vụ. Nói cách khác, mơ hình thực thể như một cơng cụ để trao đổi ý tưởng giữa nhà thiết kế và người dùng cuối trong giai đoạn phân tích. Nó độc lập với hệ quản trị cơ sở dữ liệu và quá trình thực hiện cơ sở dữ liệu.

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Mơ hình thực thể là mơ hình trung gian để chuyển những u cầu quản lý dữ liệu trong thế giới thực thành mơ hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Để xây dựng mơ hình thực thể cần các thành phần cơ bản sau:

- Thực thể: Thực thể là đối tượng chính mà ta có thơng tin về chúng. Một thực

thể là khái niệm chỉ tập hợp các đối tượng cụ thể hay các khái niệm có cùng đặc trưng (hay thuộc tính) chung. Các thực thể có thể tồn tại trong thế giới thực. Việc lựa chọn thực thể là một bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thực thể.

- Thuộc tính: Mỗi kiểu thực thể có một số thuộc tính. Thuộc tính là đặc tính của

một thực thể hay một mối liên kết. Ứng với mỗi thuộc tính có một tập các giá trị cho thuộc tính gọi là miền giá trị. Có các loại thuộc tính sau:

+ Thuộc tính đơn: chỉ có một giá trị trọng một thuộc tính của một thực thể, khơng thể tách nhỏ ra được. Ví dụ: Màu sắc, cân nặng,.

+ Thuộc tính tổ hợp: là thuộc tính được kết hợp của một số thành phần, có thể tách ra thành các thành phần nhỏ hơn. Ví dụ: Thuộc tính Địa chỉ bao gồm: Đường, quận, thành phố,.

+ Thuộc tính khố: là một thuộc tính hoặc một tổ hợp các thuộc tính xác định được cách thể hiện riêng biệt của một kiểu thực thể. Ví dụ: Số CMND, Mã sinh viên,.

- Mối quan hệ: diễn tả sự liên quan giữa một hay nhiều kiểu thực thể với nhau.

Tên quan hệ là một động từ có nghĩa. Mối quan hệ được chia thành hai kiểu quan hệ:

+ Quan hệ tương tác: Mối quan hệ này thường được biểu diễn bằng một động từ như: Học, mua, tham gia,.

+ Quan hệ phụ thuộc: Các từ biểu hiện sự sở hữu thường được biểu diễn cho mối quan hệ này như: Có, thuộc, là,.

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tơt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Tỷ sô lực lượng: Chỉ rõ số thực thể tham gia vào liên kết. Các tỷ số lực lượng có

thể là 1:1, 1:N, N:1 và N:N

+ Tỷ số 1:1: Một thực thể của kiểu A có liên kết với một thực thể kiểu B và ngược lại

Ví dụ: Một nhân viên có một số CMND, một CMND chỉ thuộc một nhân viên

+ Tỷ số 1:N: Một thực thể A có liên kết với nhiều thực thể kiểu B. Nhưng thực thể kiểu B chỉ có liên kết duy nhất với thực thể kiểu A.

Ví dụ: Một phịng ban có nhiều nhân viên, một nhân viên chỉ thuộc một phòng ban

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

+ Tỷ số N:N: Một thực thể kiểu A có thể liên kết với nhiều thực thể kiểu B, một thực thể kiểu B có thể liên kết với nhiều thực thể kiểu A.

Ví dụ: Một chỉ tiêu KPI có thể áp dụng cho nhiều nhân viên, một nhân viên có thể thực hiện nhiều KPI

2.3.2. Các bước xây dựng mơ hình thực thể

Bước 1: Liệt kê, chính xác hố và lựa chọn các thơng tin cơ sở

- Xác định một từ điển bao gồm tất cả các thuộc tính (khơng bỏ sót bất cứ thơng tin nào)

- Chính xác hố các thuộc tính đó. Thêm các từ cần thiết để thuộc tính đó mang đầy đủ ý nghĩa, không gây nhầm lẫn, hiểu nhầm. Để lựa chọn các đặc trưng cần thiết, ta duyệt từ trên xuống và chỉ giữ lại những thuộc tính đảm bảo yêu cầu sau:

+ Thuộc tính cần phải đặc trưng cho một lớp các đối tượng được xét + Chọn một thuộc tính một lần, nếu lặp lại thì bỏ qua

+ Một thuộc tính phải là sơ cấp (Nếu giá trị của nó có thể suy ra từ các thuộc tính khác thì bỏ qua)

Bước 2: Xác định các thực thể và các thuộc tính của nó, sau đó xác định thuộc tính định danh cho từng thực thể.

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

- Duyệt danh sách các thuộc tính từ trên xuống để tìm ra thuộc tính tên gọi. Mỗi thuộc tính tên gọi sẽ tương ứng với một thực thể.

- Gán các thuộc tính cho từng thực thể

- Xác định thuộc tính định danh cho từng thực thể

Bước 3: Xác định các mối quan hệ và các thuộc tính riêng của nó

- Xét danh sách các thuộc tính cịn lại, xác định các động từ (ứng với thuộc tính đó). Với mỗi động từ sẽ trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào?

Bước 4: Vẽ sơ đồ mơ hình thực thể

- Chuẩn hố sơ đồ và thu gọn sơ đồ: Neu sơ đồ có chứa: các thuộc tính lặp, nhóm

lặp và các thuộc tính phụ thuộc thời gian thì sơ đồ chỉ cịn các thực thể đơn và các thuộc tính đơn.

- Thu gọn sơ đồ: Nếu thực thể chỉ tham gia vào một mối quan hệ và chỉ chứa một

thuộc tính duy nhất thực sự là của nó (có thể có thuộc tính thứ 2 thêm vào làm định danh)

Đặng Thị Lan Anh - HTTTAK16

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu BSC và KPI Và xây dựng lược đồ cơ sở lưu trữ KPI của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG LƯỢC ĐỒ LƯU TRỮ DỮ LIỆU KPI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Xây dựng lược đồ lưu trữ dữ liệu KPI của NHTM Việt Nam

3.1.1. Lược đồ mức ngoài

Mỗi lược đồ mức ngoài sẽ bao gồm các thực thể, quan hệ, quy trình và ràng buộc riêng biệt tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ. Trong việc quản lý dữ liệu KPI của NHTM tại Việt Nam, các thực thể chính được xác định là: Phịng ban, Nhân viên, KPI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ tiêu chí hệ thống đo lường (BSC) và đánh giá hiệu quả công việc ( KPI) và xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu lưu trữ KPI của các NHTM tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 317 (Trang 34 - 40)