Một số kiến nghị đối với NHTMCP Á Châu và cơ quan quản lí

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay mua nhà tại NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 300 (Trang 75 - 78)

a. Những hạn chế

3.3. Một số kiến nghị đối với NHTMCP Á Châu và cơ quan quản lí

LÍ NHÀ NƯỚC

3.3.1. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

- Hoạt động cho vay mua nhà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy mà ngân hàng cần phải xem xét kĩ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. Ngân hàng phải nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát, kiểm tra, củng cố và thu hồi nợ vay. Để giảm thiểu rủi ro, từ nhiều năm nau, ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.

- Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh. Ngân hàng tổ chức thành 3 cấp: Ban tín dụng chi nhánh, Ban tín dụng hội sở và cấp cao nhất là hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng gồm 11 thành viên trong đó có 2 thành viên hội đồng quản trị và chín thành viên của ban điều hành. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng và các khoản vay sẽ được cấp cho từng khách hàng.

- Phối hợp với Công ty bảo hiểm tiến hành bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng....nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực sự yên tâm khi đầu tư vốn vào các khách hàng cá nhân, vừa tăng trách nhiệm sử dụng tiền vay của khách hàng, vừa tạo thêm nguồn để ngân hàng có thể tiếp tục đầu tư.

- Trích lập kịp thời các quỹ dự phịng rủi ro: trên cơ phân loại nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn), ngân hàng sẽ trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ theo tỷ lệ từ 0%

đến 100%. Đối với dự phịng chung, hiện tại ACB duy trì ở mức 0.3% trên dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh tốn - ACB tiếp tục hồn chỉnh các văn bản chế độ, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ cho vay mua nhà tạo sự thuận lợi cho khách hàng, giúp mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro. Ngân hàng phải phổ biến định hướng phát triển cũng như chính sách chiến lược cho tồn thể chi nhánh, phịng ban nhằm tiến hành một cách đồng bộ mục tiêu đã đề ra. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ cho các chi nhánh, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên. Chun mơn hóa nghiệp vụ cho từng cán bộ tại trung tâm quản lý tín dụng cá nhân. Hiện nay tại trung tâm chỉ mới phân ra hai mảng nghiệp vụ đó là tín chấp và thế chấp. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên thì nên chun mơn hóa theo từng loại sản phẩm, đồng thời khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ của mình. Phối hợp các trung tâm với nhau, hỗ trợ các chi nhánh về trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin, các phần mềm truy cập thông tin tiện lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các chi nhánh, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ tín dụng thơng đồng với khách hàng, các hành vi tiêu cực trong nội bộ ngân hàng. Hồn thiện hệ thống quản lý tín dụng và xếp hạng khách hàng, đưa ra cách thức chấm điểm chi tiết, phân nhỏ nhóm trong ngành. Mặt khác đứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế như hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng dễ bị lạc hậu khơng đánh giá chính xác tình hình kinh doanh, chiều hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy ngân hàng cần phải cập nhật thường xuyên, và thay đổi các chỉ tiêu, biểu điểm cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Hình thành bộ khung pháp lý minh bạch và cơng bằng nhằm thúc đẩy hoạt cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an tồn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.

- NHNN cần tạo ra cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện tín dụng bán lẻ trong đó có cho vay mua nhà. NHNN cần tạo điều kiện ưu đãi cho ngân hàng Á Châu mở rộng hơn nữa mạng lưới chi nhành, phịng giao dịch để có thể đẩy mạnh cơng tác huy động vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển các dịch vụ của ngân hàng. NHNN cần có định nghĩa cụ thể và những quy định cụ thể, rõ ràng về kinh doanh bất động sản, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, những quy chế cho vay mua nhà thống nhất.

- Ngồi ra cần có những biện pháp giúp NHTM tăng cường nguồn vốn cho vay đặc biệt là vốn trung dài hạn như các biện pháp về dự trữ bắt buộc hay các quy định về mức sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.

- NHNN cần cái cách các thủ tục hành chính. NHNN và các cấp, các ban ngành cần quan tâm, giúp đỡ về các loại giấy tờ hành chính, giúp cho khách hàng có thể vay vốn dễ dàng hơn như: đẩy nhanh tốc độ Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, rút ngắn thời gian đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Thực tế, trong thời gian qua, người dân gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đi cơng chứng, đăng ký các loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo đó, các Luật và Nghị định ban hành, từ nay sẽ tồn tại đồng thời song songh hai hệ thông cấp giấy và hai loại giấy: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), trên đó có ghi nhận tài sản trên đất theo quy định của luật đất đai do ngành tài nguyên - môi trường (TN - MT) cấp; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do hệ thống của ngành xây dựng cấp. việc đồng thời tồn tại hai loại giấy này đã góp phần làm nảy sinh tiêu cực, phiến hà và là “mảnh đất” để cán bộ thừa hành nhũng nhiễu dân chúng. Có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Đối với việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố của người vay mất khả năng chi trả, đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp với ban pháp chế của ngân hàng Á Châu, tạo nên một tổ cơng tác có đủ thẩm quyền, giúp ngân hàng phát mại tài sản nhanh hơn để thu hồi nợ, giúp giảm bớt rủi ro về giá cũng như chi phí bảo quản, phát mại tài sản.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, hệ thống ngân hàng đang đứng trước thử thách rất lớn đó là cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiện giai đoạn vừa qua, chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hệ thống ngân hàng có những suy giảm đáng kể. Bước sang thời kì mới, các ngân hàng cần phải tập trung để nâng cao hiệu quả kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Cho vay mua nhà là mảng tín dụng khơng phải mới mẻ nhưng nhu cầu mua nhà hiện nay là rất lớn. Chính vì vậy mà các ngân hàng cần tập trung khai thác để tăng lợi nhuận.

Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu, nhận thấy được thực trạng tại ngân hàng, em xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đã nêu trên, mong muốn góp phần hồn thiện hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng

1. Giáo trình "Tín dụng Ngân hàng" (2013); GS,TS Nguyễn Văn Tiến, nhà xuất bản thống kê.

2. Ản phẩm "Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam vào năm 2014 và 2019" - Ths. Lê Văn Duy- Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình

3. Chun khảo di cư và đơ thị hóa Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt- Tổng cục thống kê

4. Trang web bộ xây dựng: moc.gov.vn 5. Tổng cục thống kê: gso.gov.vn

6. Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình: gopfp.gov.vn 7. Báo cáo thường niên ACB năm 2011, 2012, 2013

8. Trang web Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu: acb.com.vn

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay mua nhà tại NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 300 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w