Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 38)

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Thanh Hóa qua các năm 2008-2010

2.1.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Hàng nông sản, thuỷ hải sản và thực phẩm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng XK

lớn, các hàng thủ công mỹ nghệ và cây công nghiệp cũng đều liên quan đến cây trồng... trong khi đó Thanh Hố là Tỉnh thường xuyên phải chịu thiên tai, bệnh dịch... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, thu mua và chế biến hàng XK. - Nhiều ngành, địa phương chưa thấy rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp mình trong thực hiện Nghị Quyết. Việc triển khai thực hiện các chương trình hành động của UBND tỉnh ở một số ngành, địa phương chưa nghiêm túc, không triệt để, thiếu cụ thể, nên kết quả thực hiện ở mưc thấp. Nhiều ngành được giao nhiệm vụ

xây dựng đề án thực hiện một phần chương trình XK, nhưng khơng triển khai. Nhiều địa phương chưa đưa nhiệm vụ đẩy mạnh XK là nhiệm vụ chính trong chỉ đạo phát triển kinh tế. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai, điện nước, thuế và thủ tục hải quan... còn chưa kịp thời, chặt chẽ, thiếu chủ động.

- Một số dự án sản xuất hàng XK giá trị lớn, tạo bước thay đổi tích cực cơ cấu hàng XK như Chế biến Ferocrom, men thực phẩm, đóng tầu... tiến độ triển khai chậm. - Điều kiện cho hoạt động sản xuất hàng XK cịn nhiều khó khăn, nguồn điện cho sản xuất còn thiếu, nhiều khi bị cắt dài ngày, lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, hầu hết các DN phải tự tổ chức đào tạo nghề cho cơng nhân và người lao động; tình trạng lạm phát, biến động tỷ giá ngoại tệ, sự bất ổn trong chính sách tiền tệ của Nhà nước, thêm vào đó là khủng hoảng tài chính Mỹ từ tháng 8/2008 đã lan rộng và ảnh hưởng tới hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã ảnh hưởng khơng ít tới các DN XK của tỉnh, đơn hàng giảm sút, tiền hàng chậm thanh tốn, và năng lực tài chính khơng đủ mạnh để vượt qua khủng hoảng. - Công tác dự báo và thông tin thị trường cịn yếu, cơng tác hướng dẫn nghiệp vụ và tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp còn thụ động, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

2.2 Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w