Đánh giá chung về dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá tại các NHTM trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 76)

địa bàn tỉnh Thanh Hoá:

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Các NHTM đã đạt được mức tăng trưởng dịch vụ tài trợ xuất khẩu hàng hoá

ở mức khá và ổn định trên tất cả các hoạt động tín dụng tài trợ XK, TTQT và KDNT. (Như đã phân tích ở trên)

- Đa dạng hóa dịch vụ TTTM, mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ. Những năm trước đây, các ngân hàng thường có những nền khách hàng riêng: NHNN TH chủ yếu là khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản, NHCT TH chủ yếu là các DN may mặc và các DN chỉ hoạt động thương mại trong lĩnh vực XNK (khơng có sản xuất). Cịn đối với NHĐT&PT TH chủ yếu là các khách hàng xuất khẩu đá, và phục vụ thanh toán nhập khẩu cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị đầu tư cho sản xuất. Song những năm gần đây, với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, bên cạnh việc duy trì nền khách hàng truyền thống, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau để phát triển dịch vụ đồng thời phân tán rủi ro, không bị ảnh hưởng rủi ro vào một ngành nghề cụ thể.

Mặt khác, ngày nay một DN cũng đồng thời sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng khác nhau, nên có thể so sánh đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, do đó để phát triển các ngân hàng đã phải không ngừng đổi mới trong phương thức làm việc, cách thức phục vụ nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.

5 9

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như mở và thanh toán L/C, nhờ thu xuất khẩu, nhập khẩu, các sản phẩm tài trợ thương mại (TTTM) cũng được đa dạng và phong phú hơn với nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng như chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu, theo phương thức chuyển tiền, chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi, phát hành LC đảm bảo bằng trị giá lơ hàng nhập hay triển khai hình thức tài trợ vốn ngắn hạn theo LC (Refinance LC) nhằm phục vụ nhu cầu DN trong tình hình căng thẳng nguồn vốn ngoại tệ như hiện nay. - Các dịch vụ tài trợ xuất khẩu hàng hoá cung cấp cho khách hàng là dịch vụ đảm bảo chất lượng và tuân thủ các thông lệ quốc tế.

Hoạt động TTQT của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tạo được uy tín nhất định với các khách hàng và với các ngân hàng dại lý nước ngồi thơng qua việc cung cấp cáp dịch vụ tuân thủ, thông lệ quốc tế, giữ uy tín trong hoạt động đặc biệt là các giao dịch thanh toán bằng L/C, thực hiện tra soát, trả lời với ngân hàng nước ngoài kịp thời trên tinh thần hợp tác cùng phát triển. Đồng thời với việc xây dưng hình ảnh một NHTM hoạt động tốt trong lĩnh vực tài trợ thương mại nói chung và tài trợ xuất khẩu nói riêng, các chi nhánh NHTM đã có chỉ đạo tích cực, cương quyết trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ TTTM

Không chỉ cung cấp các dịch vụ TTTM đến cho khách hàng, các NHTM còn làm tốt vai trò tư vấn, hỗ trợ khách hàng để đảm bào an toàn và hạn chế rủi ro trong giao dịch. Hiện nay đối với dịch vụ TTTM, hầu như các giao dịch của khách hàng đều cần sự tư vấn của cán bộ ngân hàng. Chính sự tư vấn chu đáo, cẩn thận có trách nhiệm của ngân hàng đã tạo niềm tin và sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng.

Cùng với việc mở cửa giao lưu thương mại giữa các quốc gia và các DN trên thế giới, các rủi ro trong thương mại quốc tế cũng ngày càng phát sinh nhiều. Giai đoạn từ 2005 đến nay là giai đoạn mà nhiều gian lận thương mại phát sinh thường xuyên hơn. Do vậy bên cạnh việc đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro tác nghiệp (khi cán bộ ngân hàng xử lí giao dịch khơng đúng qui trình, qui định khơng phù hợp với thơng lệ quốc tế gây tổn thất cho ngân hàng), thơng qua việc xây dựng quy trình chặt chẽ, đào tạo thường xuyên, tư vấn trong hệ thống, các ngân hàng đã hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng tránh khỏi các giao dịch mang tính chất gian lận và lừa đảo.

Trong hoạt động TTTM, uy tín của Ngân hàng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Trong thời gian qua, trong hoạt động TTTM, các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã ln tn thủ các thông lệ quốc tế, không để xảy ra tranh chấp ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của khách hàng

- Các quy trình nghiệp vụ được cải tiến liên tục, đảm bảo dịch vụ được cung cấp mang tính chun nghiệp và an tồn.

Quy trình thanh tốn quốc tế và qui trình tín dụng là một trong những qui trình chính được các NHTM xây dựng và được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 1990-2000. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, các quy trình nghiệp vụ được tiêu chuẩn hố, khơng những hướng tới mục đích thoả mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng mà ln đảm bảo an tồn trong hoạt động cho cả ngân hàng khách hàng. Tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và tín dụng được cơng khai đăng ký giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ các ngân hàng cung cấp.

Các qui trình nghiệp vụ được đánh giá lại hàng năm và thực hiện cải tiến liên tục theo hướng tiến tiến hơn, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, các NHTM đã đưa ra được mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng thể hiện trong sổ tay chất lượng và các qui trình nghiệp vụ của mình. Với phương châm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, định kỳ các NHTM đã thực hiện đo lường chất lượng sản phẩm thơng qua việc lấy phiếu thăm dị ý kiến khách hàng hoặc từ việc lắng nghe ý kiến trực tiếp của khách hàng, tìm ra những điểm chưa phù hợp, hạn chế trong qui trình nghiệp vụ và sản phẩm của mình, có kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm mới phù hợp hơn, qui trình tác nghiệp chuyên nghiệp và an toàn hơn, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2.3.2 Những khó khăn trong hoạt động tài trợ xuất khẩu:

2.3.2.1 Từ môi trường hoạt động, bản thân ngân hàng và khách hàng

- Thứ nhất phải kể đến khó khăn, vướng mắc trong thu hút dịch vụ từ khách hàng. Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng gia

tăng, đặc biệt là các NHTM cổ phần mới thành lập với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường đã đưa ra các chính sách phí rất cạnh tranh, cơ chế tín dụng mềm hơn, chính sách khách hàng linh hoạt hơn, và do mới hoạt động nên khách hàng chưa nhiều, nên có nhiều thời gian cho công tác tiếp thị khách hàng.

- Khó khăn về nguồn vốn và ngoại tệ: Các dịch vụ tài trợ xuất khẩu vẫn thường

gắn liền với hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp, một doanh nghiệp vừa có xuất khẩu hàng hố, song đồng thời cũng có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị đầu tư cho sản xuất, do đó khi nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu còn hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung ứng ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển các dịch vụ tài trợ thương mại nói chung của một ngân hàng.

Ngồi ra, một khó khăn mới phát sinh trong thời gian qua và đặc biệt trong các tháng đầu năm 2008 là tình hình khó khăn về nguồn vốn và chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ. Khó khăn về nguồn ngoại tệ là một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của các sản phẩm tài trợ thương mại vốn phụ thuộc nhiều vào tình hình ngoại tệ trong nước và trên thế giới. Đồng thời, chính sách hạn chế cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tài trợ thương mại của ngân hàng.

- Khó khăn từ phía khách hàng:

+ Khách hàng hoạt động XNK trên địa bàn Thanh Hố, phần đa cịn hạn chế rất nhiều về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT, các thông lệ quốc tế, các qui định về quản lý ngoại hối của Nhà nước và đặc biệt rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ, do đó cán bộ ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn, tư vấn và giải thích cho khách hàng, và nhiều khi phải lập hộ chứng từ cho khách hàng.

+ Hơn nữa các khách hàng vẫn chưa sẵn sàng trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới, do đó khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.

+ Khách hàng vẫn thường quen làm việc theo cách trao đổi miệng, do đó việc hồn thiện hồ sơ thủ tục thường chậm và đôi khi những thủ tục tối thiểu và đơn giản nhất vẫn cho là rườm rà.

2.3.2.2 Cơ chế điều hành của hội sở chính các NHTM:

- Nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu nhìn chung vẫn còn mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam, cùng với tốc độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, các hình thức thương mại quốc tế cũng có nhiều thay đổi, các phương thức thanh toán mới cũng dần ra đời thay thế các phương thức cũ, song các NHTMVN đang trong giai đoạn vừa tiếp cận, vừa học hỏi và vận dụng, do đó về mặt sản phẩm dịch vụ, cơ chế chính sách nhiều khi ra đời nhưng khơng phù hợp, khơng được sự đón nhận của thị trường do đó phải thường xuyên thay đổi.

- Từ cấp Trung ương của các hệ thống NHTM cũng vừa nghiên cứu vừa chỉ đạo, do đó nhiều khi văn bản hướng dẫn vừa ra đời đã không phù hợp, hoặc công văn không bao quát hết được những tình huống thực tế do đó khó khăn cho các cấp thực hiện tại chi nhánh.

- Các chiến lược và chính sách khách hàng của các NHTM cũng khơng ổn định và chưa rõ ràng, do đó cơng tác phát triển khách hàng mớâctị các chi nhánh chưa có hiệu quả cao.

2.3.2.3 Từ cơ chế chính sách của Nhà nước:

- Chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước nhiều khi chưa rõ ràng, văn bản đưa ra có thể hiểu theo nhiều nghĩa, công văn hướng dẫn của các ban ngành chồng chéo, khó cho các cấp thực hiện.

- Khi một nghị định của chính phủ ra đời, các cấp, ban ngành có liên quan chậm trong việc ra thơng tư hướng dẫn: Ví dụ như nghị định 160/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ban hàng ngày 28/12/2006, như cho đến nay NHNN Trung ương chưa ban hành thông tư hướng dẫn thi hành nghị định.

- Nhiều nội dung qui định từ những văn bản cũ, đến nay khơng cịn phù hợp, song vẫn chưa kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, còn nhiều nội dung phát sinh trong thực tế nhưng các văn bản hướng dẫn chưa bao quát hết, khó cho các cấp thực hiện. - Việc quản lý và điều hành tỷ giá của NH nhà nước chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả, chưa phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá do NHNN cơng bố có một khoảng cách lớn đối với tỷ giá giao dịch thực tế, phần nào

đã gây ảnh hưởng không tốt cho các doanh nghiệp nhập khẩu và khó khăn cho các NHTM trong việc đáp ứng như cầu ngoại tệ của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các qui định về tỷ giá của Nhà nước.

- Việc quản lý thị trường ngoại tệ “chợ đen” cịn q lỏng lẻo, chính các điểm mua bán ngoại tệ trái phép này nhiều khi đã tạo ra cung cầu ngoại tệ ảo, gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân, từ đó cung cầu thực sự bị bóp méo.

2.3.3 Nguyên nhân, tồn tại và hạn chế trong hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.

2.3.3.1 Tỷ lệ % kim ngạch XK thanh tốn qua các NHTM trên địa bàn cịn thấp Mặc dù kết quả các dịch vụ tài trợ XK của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có sự tăng trưởng qua các năm, góp phần tăng thu trong dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ về tài chính cho các DN XK trong hoạt động kinh doanh, song tỷ lệ % kim ngạch XK thanh toán qua các NHTM trên địa bàn còn thấp: năm 2008 tỷ lệ này là 32,38%, năm 2009: 32,78%, năm 2010: 48,76%. Như vậy doanh số thanh toán hàng XK thực hiện qua 3 NHTM QD lớn của Thanh Hố cịn rất thấp (dưới 50% kim ngạch XK của Tỉnh). Vậy phần cịn lại các DN thanh tốn theo phương thức nào và qua các ngân hàng nào? Đây rõ ràng là vấn đề mà các NHTM cần quan tâm, để có giải pháp khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng phát triển dịch vụ tài trợ XK của mình.

Căn cứ vào nguồn số liệu XK theo từng DN qua các năm của sở Cơng thương Thanh Hố cho thấy:

- Có một số DN có giá trị XK cao chưa có quan hệ thanh tốn với các NHTM trên địa bàn như: Công ty TNHH Tiên Sơn, Bỉm Sơn (giá trị XK năm 2010 đạt 8,2triệu USD), Công ty Yotsuba Dress VN (giá trị XK năm 2010 đạt 20 triệu USD) - Một số doanh nghiệp xuất khẩu chiếu cói, và các hàng thủ công Mỹ nghệ khác ở Huyện Nga Sơn khơng thanh tốn qua các NHTM Thanh Hoá.

- Một số khách hàng tuy có quan hệ thanh tốn xuất khẩu chính tại các NHTM

trên địa bàn, song không phải tất cả giá trị hàng XK được thanh toán qua các NHTM trên địa bàn, lý do các khách hàng này có quan hệ tài khoản với một số NHTM trên địa bàn khác (chủ yếu là tại Hà Nội) vì lý do:

+ Thuận tiện trong thanh tốn với khách hàng đối tác của mình, các DN Thanh

Hoá đã mở tài khoản tại cá địa bàn khác và thực hiện thanh tốn một phần qua đó. 64

+ Hơn nữa thực tế quan hệ XNK, có những đối tác nhập khẩu nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thanh toán qua một ngân hàng cụ thể nào đó của Việt Nam mà họ đã từng có quan hệ.

+ Một lý do nữa là do mối quan hệ ngân hàng đại lý, có những L/C xuất khẩu được thơng báo qua các NHTM trên địa bàn khác và việc xuất trình chứng từ cũng được qui định thực hiện tại các ngân hàng thông báo này, hoặc để thuận tiện khách hàng có thể lựa chọn xuất trình chứng từ qua các ngân hàng này để thanh tốn, do đó doanh số thanh tốn qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bị chỉa sẻ.

Song những doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu qua các NHTM quốc doanh của Thanh Hoá chủ yếu là các doanh nghiệp ở bên ngồi địa bàn thành phố Thanh Hố, có khảng cách tương đối xa các NTHM trên địa bàn TP. Các NHTM tại chi nhánh huyện chủ yếu là các chi nhánh của NH Nông nghiệp, không thực hiện nghiệp vụ TTQT, tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn, có chi nhánh ngân hàng Đầu tư Phát triển và chi nhánh ngân hàng Công Thương, song các chi nhánh này chưa thực hiện TTQT trực tiếp mà phải thựuc hiện qua ngân hàng trung ương, do đó các khách hàng XK trên địa bàn này đã thực hiện thanh toán trên địa bàn Hà Nội.

Trên đây là những nguyên nhân khách quan, song cũng có những nguyên nhân chủ quan, từ những hạn chế của chính các NHTM, dẫn đến một số khách hàng chưa thực hiện thanh toán trên địa bàn tỉnh như:

Các điều kiện cấp tín dụng của các NHTM quốc doanh tương đối chặt chẽ, với các yêu cầu về tỷ lệ tài sản đảm bảo, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C...Đối với khách hàng mới, hồ sơ thủ tục yêu cầu báo cáo của 3 năm tài chính gần nhất, thời gian tiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w