Mạng lưới và kết quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn Thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 45)

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Thanh Hóa qua các năm 2008-2010

2.2.1 Mạng lưới và kết quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn Thanh

2.2.1.1 Giới thiệu mạng lưới các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Từ những năm đầu khi 4 hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTM QD) được thành lập, và đặt các chi nhánh tại địa bàn thành phố Thanh Hố (Trước 1993 là thị xã Thanh Hố:

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hố Ngân hàng Cơng thương Thanh Hoá

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hố Ngân hàng Ngoại thương Thanh Hố.

Đến nay có thêm các chi nhánh NHTM CP thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là: Ngân hàng CP Bắc Á, NHTP CP Sài gòn Thương tín (Sacombank), NHTM CP các DN ngồi quốc doanh, NHTM CP Quốc tế, NHTM CP quân đội, NHTM CP Kỹ thương, NHTM CP Hàng hải (Maribank), NHTM CP

Á châu (ACB), Ngân hàng Bưu điện liên việt, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.. Tiền thân là các NHTM Nhà nước, với những chức năng nhiệm vụ chính theo

hệ thống của mình, bốn chi nhánh NHTM trên đã đóng góp tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là từ khi nước ta chuyển sang mơ hình kinh tế thị trường, định hướng XHCN, mở cửa nền kinh tế với các nước trên thế giới. Hệ thống NHTM đã phát huy các chức năng nhiệm vụ của mình trong việc tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ đầu tư phát triển, tạo vốn cho sản xuất kinh doanh.

Thời kỳ trước năm 2000, từng Ngân hàng thương mại vẫn hoạt động thiên về chức năng nhiệm vụ chính của hệ thống mình, cụ thể:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ nhu cầu vốn cho lĩnh vực nơng nghiệp, do đó có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các huyện thị trong tỉnh, đối tượng khách hàng nhiều, song chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình.

Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương: Có chi nhánh cấp II tại các thành phố, thị xã có các khu cơng nghiệp và thương mại chính của tỉnh, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, tiền thân là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập năm 1947, vơi chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ đầu tư phát triển của nền kinh tế, nên những năm thập kỷ 80 và 90 chủ yếu thực hiện cấp phát vốn cho các dự án đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước, các khoản tín dụng thương mại cũng tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các cơng trình giao thơng và xây dựng. Khách hàng chủ yếu là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, các cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng.

Từ năm 2000 đến nay, ba chi nhánh Ngân hàng thương mại nhà nước này đã thực sự hoạt động với chức năng là một ngân hàng thương mại, cùng cạnh tranh trên mọi lĩnh vực đầu tư, sản xuất và thương mại, không phân biệt đối tượng khách hàng, hoạt động vì mục tiêu phát triển và hiệu quả của các ngân hàng. Do đó bên cạnh các hoạt động truyền thống là huy động và cho vay, hoạt động thanh toán, thì các dịch vụ ngân hàng mới đã đặc biệt được quan tâm như dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ATM và các dịch vụ ngân hàng điện tử khác....

Từ ngày 08/06/2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã long trọng khai trương chi nhánh Vietcombank Thanh Hóa - chi nhánh thứ 72 trong hệ thống Vietcombank tại TP Thanh Hóa, Đề án mở CN Vietcombank tại Thanh Hóa đã được ấp ủ trong nhiều năm và sau khi hội đủ các điều kiện cần thiết, với sự ủng hộ nhiệt tình của địa phương Vietcombank Thanh hóa đã được thành lập. Vietcombank Thanh Hóa cung cấp đầy đủ các dịch vụ đa tiện ích đạt chuẩn quốc tế như Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thẻ, thanh tốn quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và hàng loạt các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác cho khách hàng trong và ngoài tỉnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vietcombank hy vọng sẽ mang lại nhiều tiện ích, sáng tạo và chia sẻ nhiều hơn nữa những giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, đóng góp cho sự phát triển của địa phương [22].

2.2.1.2 Sơ lược về kết quả hoạt động của ba NHTM QD

Giai đoạn 2008-2010 với nhiều biến động và diễn biến khó lường của nền kinh tế như: sự biến động bất thường về giá vàng, ngoại tệ, lạm phát và khủng khoảng tài chính thế giới....giá cả một số vật tư, hàng hố thiết yếu tăng đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tâm lý của người dân. Ngoài ảnh hưởng các yếu tố trên, hoạt động của các ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của các tổ chức tài chính, tổ chức phi tín dụng (bảo hiểm, bưu điện…), việc mở rộng mạng lưới của các ngân hàng, sự phát triển của thị trường vốn (thị trường chứng khốn; phát hành cổ phiếu, trái phiếu cơng ty,

trái phiếu Chính phủ...) dẫn đến thị phần hoạt động của các ngân hàng bị chia sẻ và thu hẹp, chi phí hoạt động tăng cao.

Tuy gặp nhiều khó khăn, song với sự chỉ đạo sát sao, với những định hướng đúng và sự quyết tâm của các doanh nghiệp, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá vẫn ổn định và tăng trưởng qua các năm, thể hiện ở một số chỉ tiêu chính sau:

Bảng 2.3. Sơ lƣợc kết quả hoạt động kinh tế của 3 NHTM quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chỉ tiêu

- Tốc độ tăng GDP của tỉnh - GBP BQ/ đầu người - Giá trị hàng hoá xuất khẩu - Huy động vốn đầu tư phát triển - Thu ngân sách tỉnh

- Tổng tài sản của NHTM - HĐV của các NHTM - Dư nợ tín dụng

(Nguồn: Cục thống kê Thanh Hóa)

Năm 2010 là năm hoạt động hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất thường xuyên biến động (lãi suất huy động mức thấp nhất 8%/ năm, mức cao nhất 17,5%/năm). Tính thanh khoản của các Ngân hàng có lúc giảm sút mạnh; cung cầu ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ không ổn định,…

Hoạt động của các NHTM trên địa bàn có sự cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm 4 NHTM CP đi vào hoạt động, với mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, chiếm lĩnh thị phần đã khiến quá trình cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng càng trở nên gay gắt, thị phần hoạt động của các NHTMQD tiếp tục bị chia sẻ.

Nhưng cũng xuất phát từ thực tế đó, các ngân hàng thương mại nhà nước đã thực sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy kinh doanh trong môi trường cạnh tranh,

hoạt động ngân hàng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt chất và lượng với tổng tài sản tăng trên 15%, tổng nguồn vốn huy động đạt: 10.500 tỷ đồng, tăng 20%, tổng dư nợ tín dụng ước đạt 14.800 tỷ đồng, tăng trưởng 22%. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới đã được triển khai nhằm tăng thêm tiện ích cho khách hàng.

Kết quả hoạt động của các NHTM nhà nước vẫn được duy trì qua các năm và tăng trưởng ở mức khá cao, thể hiện ở các chỉ tiêu kinh doanh chính như sau:

Bảng 2.4 .Số liêu các chỉ tiêu kinh doanh chính của NHĐT&PT TH, NHNO TH, NHCT TH qua các năm 2008-2011

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

I Các chỉ tiêu về qui mơ

1 Huy động vốn NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH 2 Tín dụng NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH 3 Thu DV ròng NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

II Các chỉ tiêu hiệu quả

NHCT TH

NHNO TH NHĐT&PT TH 2 Thu dịch vụ ròng/người NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

3 Lợi nhuận sau thuế BQ/người

NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

III Các chỉ tiêu cơ cấu

1 Dư nợ có TSĐB/tổng dư nợ (%)

NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

2 Dư nợ Trung dài hạn /tổng dư nơ(%)

NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

3 Dư nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)

NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

4 Thu dịch vụ ròng/ lợi nhuận (%)

NHCT TH NHNO TH NHĐT&PT TH

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 Ngân hàng: NHCT TH, NHNO TH, NHĐT&PT TH)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w