Các giải pháp phát nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 91)

khẩu tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Qua nghiên cứu thực trạng các hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các NHTM quốc doanh trên địa bàn Thanh Hoá trong những năm qua, ta thấy các NHTM đã nhận thức rõ ràng vị trí và tầm quan trọng của hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với bản thân các ngân hàng (tăng thu dịch vụ, khẳng định và củng cố uy tín của các ngân hàng) và với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xá hội của Tỉnh. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên do nhiều những nguyên nhân chủ quan từ phía cơ chế chính sách phát triển của các NHTM và các nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế trong nước và thế giới, từ những chính sách và định hướng phát triển xuất khẩu của tỉnh, hoạt động tài trợ xuất khẩu hàng hoá của các NHTM quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua vẫn cịn những khó khăn, hạn chế, cần khắc phục và đổi mới. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu của Tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới 2020, những văn bản chỉ đạo trọng hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn hiện nay; căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển các hoạt động tài trợ xuất khẩu hàng hoá của các NHTM đến 2010, hướng tới 2015, tại luận văn này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá trong những năm tới như sau:

3.2.1 Các giải pháp về nâng cao tiềm lực tài chính trong hoạt động hỗ trợ xuấtkhẩu của các NHTM khẩu của các NHTM

3.2.1.1 Tăng nhanh nguồn vốn huy động ngoại tệ và VNĐ.

Về lý thuyết, các loại vốn huy động được trên thị trường, tạo thành nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng,

trong đó chủ yếu là tạo nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Cần khẳng định rằng một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng, cần phải mở rộng nguồn vốn, ở đây nguồn vốn chính đáp ứng nhu cầu tín dụng vẫn là nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

Trong thực tế có những dự án, được các ngân ahngf đánh giá là hiệu quả và khả thi, song khơng được thực hiện vì tiềm lực tài chính của các ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án đó, lúc này các chi nhánh NHTM cần đến sự hỗ trợ từ Trung ương hoặc kêu gọi các NHTM khác tham gia đồng tài trợ cho dự án. Hơn nữa trong đièu kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được thực hiện qua công tác giao kế hoạch, như kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn, kế hoạch tăng trưởng tín dụng và dịch vụ...Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế ngày càng tăng, trong điều kiện khó khăn về vốn như hiện nay, các hệ thống NHTM, từ Trung ương thường giao giới hạn dư nợ tín dụng cho từng chi nhánh của mình, trong đó trước tiên dựa vào khả năng huy động vốn của các chi nhánh đó, và tiếp theo là các nhu cầu tín dụng hợp lý, các dự án đầu tư hiệu quả. Do đó để mở rộng hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng tài trợ xuất khẩu nói riêng các NHTM cần mở rộng nguồn huy động của mình trên các cơ sở sau:

- Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch rộng khắp để đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, đơng thời để tránh tình trạng mở rộng mạng lưới huy động tràn lan, không hiệu quả và tốn kém chi phí, các chi nhánh ngân hàng thường phải có những nghiên cứu thị trường cẩn thận, tính tốn cụ thể các chi phí liên quan, dự tính về nền khách hàng gửi tiền, cũng như các dịch vụ kèm theo có thể cung cấp cho khách hàng...đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của các phòng giao dịch, điểm giao dịch.

- Bên cạnh việc cạnh tranh về chính sách lãi suất, để đảm bảo hiệu quả trong công tác huy động vốn, các ngân hàng cần quan tâm đến các tiện ích nổi trội và riêng biệt của sản phẩm huy động của mình và phong cách phục vụ khách hàng.

Ngày nay các NHTM đưa ra rất nhiều các sản phẩm huy động với những tính năng tiện ích mới và được khách hàng đón nhận và hưởng ứng như:

+ Sản phẩm rút gửi linh hoạt: Tiền gửi có kỳ hạn cụ thể, song khách hàng có thể rút trước hạn nhiều lần, phần rút trước hạn bị tính lãi khơng kỳ hạn, phần cịn lại khi đủ kỳ được hưởng lãi có kỳ hạn như cam kết.

+ Gửi có kỳ hạn dài, nhưng khách hàng có thể được thanh tốn trước hạn và được hưởng lãi trên thời gian thực gửi.

+ Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng được hưởng lãi theo các mức lãi suất tăng dần căn cứ vào số dư tài khoản (lãi suất phân tầng)

+ Tiết kiệm tích luỹ, gửi định kỳ

+ Các dịch vụ quản lý vấn tự động theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tối đa hố các lợi ích của khách hàng khi gửi tiền....

Các dịch vụ của ngân hàng cần mang tình chuyên nghiệp cao:

+ Cán bộ ngân hàng phải tác nghiệp nhanh, chính xác, rút ngắn thời gian giao dịch và an toàn trong giao dịch

+ Nâng cao khả năng tư vấn của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là tư vấn trong việc lựa chọn sản phẩm tiền gửi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, đảm bảo thuận tiện và hiệu quả trong đầu tư vốn cho khách hàng.

+ Giao tiếp văn minh, lịch sự và nhiệt tình.

- Tuỳ vào nhu cầu, mục đích và nội dung sử dụng vốn, các NHTM đưa ra các sản phẩm, các chiến lược huy động phù hợp: Như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi....trong một thời kỳ nhất định để đạt được mục tiêu huy động của mình.

- Có chính sách và sản phẩm huy động huy động riêng biệt, phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đối với các khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, cần có những chính sách ưu đãi riêng trên cơ sở cân đối tổng hồ lợi ích khách hàng đem lại.

- Kết hợp các hình thức cho vay cầm cố chứng từ có giá, chiết khấu trái phiếu, kỳ phiếu... đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng khi cần thiết mà vẫn đảm bảo được lợi ích cho khách hàng từ các giao dịch gửi tiền có kỳ hạn.

- Cân đối hợp lý giữa huy động VNĐ và huy động ngoại tệ, đảm bảo hiệu quả trong sử dụng vốn. Các kỳ hạn huy động cần tương xứng với kỳ hạn cho vay, tránh tình trạng làm dụng trong sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đề cho vay trung dài hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

3.2.1.2 Nâng cao tiểm lực trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, các hoạt động hỗ trợ thương mại không thể phát triển một cách độc lập với nhau và với các nghiệp vụ khác. Giữa ba mặt nghiệp vụ: tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an tồn tín dụng.

Dó đó các NHTM cần nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng và các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối phù hợp để cung cấp cho khach hàng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận của khách hàng.

Đối với một khách hàng có xuất khẩu, thường cũng có những nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư tăng năng lực sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất.... do đó bên cạnh việc cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ cho khách hàng với những loại hình giao dịch và tỷ giá giao dịch phù hợp nhất, các ngân hàng cần phải nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu. Muốn vậy ngân cần:

- Không ngừng mở rộng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu. Mạnh dạn tài trợ cho các dự án xuất khẩu được đánh giá là an toàn và

hiệu quả trên cơ sở các kết quả đánh giá và thẩm định dự án, thẩm định khách hàng,

7 5

không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân thủ các qui định về tỷ lệ tài sản đảm bảo, báo cáo kết quả kinh doanh... Vì có những khách hàng ở giai đoạn đầu của sản xuất, các chi phí về đầu tư, khấu hao tài sản cố định còn lớn, các đơn hàng chưa nhiều,...nên kết quả kinh doanh chưa cao. Song trên cơ sở đánh giá thực tế về các mối quan hệ và thị trường tiêu thụ đã được thiết lập cho tương lai, các đơn hàng được ký kết, chất lượng sản phẩm xuất khẩu, phương án kinh doanh, phương án sử dụng vốn, tính an tồn và hiệu quả của mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu,... bộ phận tín dụng cần có những quyết định chính xác về việc có thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp khơng. Khi hoạt động tài trợ tín dụng được thực hiện, doanh số thanh tốn xuất khẩu sẽ tăng lên, tiếp theo là ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ phí dịch vụ, từ chênh lệch giá trong kinh doanh ngoại tệ và có đủ tiềm lực ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu, tăng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

- Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh tốn và chi trả kiểu hối đa dạng để tăng khả năng cung ứng ngoại tệ cho khách hàng (đây chính là nguồn cung ngoại tệ ổn

định, ít tốn kém chi phí và nghiệp vụ đơn giản, chủ yếu là ngân hàng mua lại ngoại tệ của khách hàng theo hình thức mua ngoại tệ giao ngay theo tỷ giá niêm yết).

Với hoạt động này, qua đánh giá thực tế, NHNN TH đã thư được lợi ích lớn từ hoạt động kiều hối, song NHCT TH và NHĐT&PT TH cũng sẽ có những thế mạnh riêng của mình mà các chi nhánh chưa khai thác hết. Với NHNN TH chủ yếu là thu hút kiều hối qua kênh chuyển tiền về tài khoản cá nhân mở tại các chi nhánh NHNN và kiều hối Western Union, NH NO có lợi thế về mạng luới chi nhánh, song tính đa dạng trong dịch vụ lại cịn rất hạn chế. Trong khi đó hệ thơng NHĐT&PT TH, đã triển khai rất nhiều các loại hình chi trả kiều hối trên cơ sở các thoả thuận hợp tác tồn diện với các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực chi trả kiều hối, với các ngân hàng đối tác nơi có thoả thuận với đơn vị sử dụng lao động XK của Việt Nam, với các ban ngành liên quan như bộ lao động, các công ty, tổ chức thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động.... Song tại chi nhánh Thanh Hoá chưa tiếp cận được các đối tượng khách hàng mới này, chưa tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các

kênh chi trả kiều hối đặc biệt này, do đó hoạt động kiều hối cịn rất hạn chế. Chi nhánh cần có chương trình, phân giao kế hoạch cụ thể trong hoạt động kiều hối, để cán bộ nghiệp vụ thực sự vận động trong tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, nhằm thu hút khách hàng từ chính chất lượng và những tiện ích riêng của dịch vụ mà ngân hàng mình cung cấp, từ đó nâng cao doanh số chi trả kiểu hối, tăng cung ngoại tệ cho khách hàng.

- Mở rộng và phát triển các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thông qua việc thiết lập

và ký kết và hợp đông thu đổi ngoại tệ với các đại lý là các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, các nhà hàng khách sạn tại các khu du lịch, các công ty du lịch.

- Tiếp thị và cung cấp các sản phẩm kinh doanh ngoại hối mới: Nâng cao khả

năng phân tích và dự đốn thị trường, tư vấn cho khách hàng sử dụng các phương thức mua bán phù hợp với từng giao đoạn, với luồng tiền về và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng thông qua các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hợp đơng hốn đổi lãi suất, hốn đổi một đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo,... để khách hàng có thể đảm bảo nguồn ngoại tệ thanh tốn cho các hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng tín dụng bằng ngoại tệ với ngân hàng, hoặc những chuyển đổi ngoại tệ sang VNĐ với giá tốt nhất vào thời điểm khách hàng nhận được tiền thanh tốn bằng ngoại tệ. Từ đó nâng cao được uy tín của ngân hàng đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng (các hoạt động mua bán phái sinh, thường đem lại nguồn thu rất lớn cho các NHTM, và cũng ít rủi ro, do các NHTM sau khi ký hợp đồng với khách hàng thường ký các hợp đồng đối ứng với đối tác thông qua thị trường liên ngân hàng để tự phòng ngừa rủi ro)

3.2.2 Giải pháp về phát triển sản phẩm

3.2.2.1 Rà soát và đánh giá các sản phẩm dịch vụ hiện có.

Hiện nay các dịch vụ tài trợ xuất khẩu đang được các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cung cấp chủ yếu là những phương thức tài trợ, phương thức thanh tốn, loại hình giao dịch truyền thống, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hết.

- Trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu: chủ yếu là cho vay đảm bảo

bằng L/C và bộ chứng từ xuất khẩu hoặc trên cơ sở hợp đồng, đơn hàng xuất khẩu,

ngay cả việc thực hiện chiết khấu có truy địi bộ chứng từ theo L/C và nhờ thu cũng rất ít phát sinh, chưa nói đến các loại hình chiết khấu hối phiếu trả chậm hoặc trả ngay theo L/C. Lý do cả từ phía ngân hàng và khách hàng chưa thực sự quan tâm đến việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ này (trong khi đó tại các địa bàn có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Hà Nội và đồng bằng sông Cửu Long, nơi có kim ngạch xuất khẩu lớn, những phương thức này được thực hiện khá thông dụng và thành công). Đây cũng không phải là những phương thức mới lạ trong tài trợ xuất khẩu và yêu cầu về nghiệp vụ cũng không quá phức tạp. Do đó Ban lãnh đạo của các NHTM trên địa bàn Thanh Hoá cần chỉ đạo mạnh các phịng nghiệp vụ tích cực trong việc thực hiện các loại hình chiết khấu thay thế cho hình thức cho vay vì khi thực hiện chiết khấu, ngân hàng sẽ hạch tốn thu phí chiết khấu thay vì thu lãi cho vay, do đó cơ cấu và tỷ trọng thu dịch vụ sẽ được cải thiện, hơn nữa với hình thức chiết khấu hối phiếu trả ngay hoặc trả chậm theo L/C, hạn mức chiết khấu sẽ được tính cho ngân hàng phát hành L/C thay vì tính cho khách hàng xuất khẩu, điều này sẽ giải quyết được khó khăn về giới hạn tín dụng đối với khách hàng trong trường hợp khách hàng đã hết hạn mức tín dụng cũng như chi nhánh đã đạt tới giới hạn tín dụng do Trung ương giao. Hơn nữa với hai hình thức cho vay đảm bảo bằng bộ chứng từ hoặc L/C và hình thức chiết khấu bộ chứng từ theo L/C và nhờ thu thì mức độ an tồn của hình thức chiết khấu sẽ cao hơn vì trách nhiệm của bộ phận TTQT trong việc kiểm tra chứng từ là rất rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w