Nội dung phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2011 2013 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH khoá luận tốt nghiệp 568 (Trang 27 - 34)

1.2. Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

1.2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Phân tích về tài sản

1. Phân tích về quy mơ và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.

Quy mô tổng tài sản là một trong các chỉ tiêu để đánh giá quy mơ của ngân hàng. Ngân hàng có quy mơ tài sản càng cao thì nguồn lực càng lớn, điều đó giúp ngân hàng có thể thực hiện việc kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận cũng như tạo lập được uy tín của mình.

Xem xét quy mơ về tổng tài sản của ngân hàng qua các năm, xem xét tốc độ tăng trưởng của quy mô tổng tài sản của ngân hàng cần so sánh với các ngân hàng khác hoặc toàn hệ thống để biết được mức tăng trưởng như thế đã hợp lý hay chưa. Neu tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá thấp so với các ngân hàng khác hoặc tồn hệ thống thì ngân hàng cần có nhưng giải pháp để cải thiện tốc độ tăng tưởng tổng tài sản. Cịn nếu q cao thì cần xem xét xem mức tăng đấy do những nguyên nhân gì, để đánh giá xem sự tăng lên nhanh chóng trong quy mơ tổng tài sản là tốt hay khơng.

2. Phân tích cơ cấu và chất lượng tài sản:

Cơ cấu tài sản cho biết việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn như thế nào, tỷ trọng các khoản mục đó ra sao và như thế có hợp lý hay khơng. Chất lượng tài sản ảnh hưởng đến rủi ro của các khoản mục tài sản đó, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lời và an toàn hoạt động của ngân hàng.

xem xét cơ cấu và chất lượng tổng tài sản của ngân hàng cần so sánh với toàn hệ thống để xem xét xem tỷ lệ giữa các khoản mục như vậy đã hợp lý chưa và đánh giá chất lượng từng khoản mục cấu thành. Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp phân tổ và phương pháp so sánh dể đánh giá về cơ cấu tài sản của ngân hàng cần phân tích, cụ thể trong việc phân tích về cơ cấu tài sản của ngân hàng, chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng bộ phận cấu thành.

- Phân tích về khoản mục cho vay:

Phân tích về cơ cấu khoản mục cho vay: trong phần này chúng ta sẽ phân tích

cơ cấu các khoản vay theo đối tượng khách hàng vay, ngành nghề cho vay cũng như kì hạn các khoản cho vay. Xem xét đối tượng khách hàng vay để thấy được ngân hàng cần phân tích tập trung chủ yếu vào đối tượng nào (doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân...) và sự biến động của các khoản mục đó ra sao. Mỗi ngân hàng có một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh riêng, chính vì thế ngành nghề cho vay cũng cần được xem xét. Ngồi ra phân tích kì hạn các khoản cho vay sẽ phần nào cho thấy được chính sách ưu tiên của ngân hàng cũng như rủi ro có thể gặp phải của ngân hàng.

Phân tích tăng trưởng và chất lượng các khoản vay: khoản mục cho vay vẫn

ln là khoản mục chính mang lại nguồn thu cho ngân hàng, chính vì thế tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hướng lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngoài ra chất lượng các khoản vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời cũng như uy tín của ngân hàng. Để đánh giá xem chất lượng các khoản vay của ngân hàng có tốt hay khơng ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu về nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ các nhóm trong tổng dư nợ và quỹ dự phịng được trích lập. Tiến hành so sánh với các ngân hàng khác hoặc trung bình tồn hệ thống để có cái nhìn chính xác nhất.

Các chỉ tiêu sử dụng trong phần này

—X ɑ , Dư nợ tín dụng cuối kì - Dư nợ tín dụng đầu kì Tốc độ tăng trưởng tín dụng = -------------------!--------÷---------—- ----√ 1 ʌ—! -----------------------------

Dư nợ tín dụng đầu kì

....... ______1... .. . i..,. Dư nợ theo ngành Tỷ trọng dư nợ theo ngành = ———í———-------- Dư nợ tín dụng rɪ,,,ʌ ,, Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ------------T—≡ ---------------------------- Tổng dư nợ L Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = -------rτa 1 --------------------- ---- ----- Tổng dư nợ - Phân tích về khoản mục chứng khốn đầu tư:

Phân tích khoản mục này sẽ cho biết được cơ cấu của từng loại chứng khoán đầu tư cũng như chất lượng của khoản mục này, từ đó cho biết khoản mục chứng khốn đầu tư của ngân hàng như thế đã hợp lý chưa và có cần cải thiện khơng.

Phân tích về cơ cấu của khoản mục chứng khốn đầu tư: xem xét tỷ trong từng

loại chứng khoán trong khoản mục này và mức độ biến động của các tiểu khoản.

Phân tích về chất lượng chứng khoản đầu tư: xem xét tỷ lệ dự phịng chứng

khốn đầu tư qua các năm sẽ cho ta cái nhìn chính xác nhất về chất lượng khoản mục này.

- Phân tích về khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là một trong những khoản mục có tính thanh khoản cao, ngồi ra việc phân tích khoản mục này cịn cho biết mức độ dư thừa cũng như khan hiếm vốn của ngân hàng.

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác: xem xét mức độ biến động cũng như

chất lượng của khoản mục này.

Cho vay các tổ chức tín dụng khác: chúng ta sẽ xem xét cơ cấu của của khoản

mục này cũng như chất lượng các khoản cho vay này. - Phân tích các khoản mục tài sản khác.

Phân tích khoản mục này sẽ cho biết mức độ hợp lý của các khoản mục tài sản khác, chủ yếu ở đây là các khoản mục tài sản không sinh lời.

Trong phần này sẽ phân tích sự biến động về tỷ trọng của các tài sản khác so với tổng tài sản của ngân hàng qua các năm và so sánh với các ngân hàng để có thể đưa ra được những nhận xét về sự hợp lý hay không hợp lý của các khoản mục này.

1.2.4.2. Phân tích về Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

1. Phân tích nợ phải trả

Nợ phải trả có vai trị vơ cùng quan trọng đối với NHTM. Như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, chính vì thế đây được xem là nguồn vốn chính để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

- Phân tích cơ cấu nợ phải trả qua các năm và so sánh với mức trung bình tồn hệ thống để xem xét mức độ hợp lý của tỷ trọng các khoản mục.

- Phân tích một số khoản mục lớn của nợ phải trả:

Tiền gửi của khách hàng: trong phần này chúng ta sẽ tiến hành phân tích

về cơ kì hạn các khoản tiền gửi cũng như các đối tượng khách hàng gửi tiền.

Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác: trong phần này chúng ta

sẽ tiến hành xem xét cơ cấu của các khoản tiền gửi và vay của các TCTD khác.

Phân tích vốn chủ sở hữu:

Khơng phải là nguồn vốn chính để thực hiện hoạt động kinh doanh, nhưng vốn chủ sở hữu có vai trị vơ cùng quan trọng, đây được xem như là tấm đệm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, là nguồn vốn để bù đắp các thua lỗ xảy ra cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Phân tích về quy mơ và mức độ biến động của vốn chủ sở hữu: tiến hành so

sánh với các ngân hàng khác hoặc trung bình ngành để xem xét mức độ biến động như thế đã hợp lý hay chưa.

Phân tích hệ số an tồn vốn tối thiểu:

ττ^ A , , A .A. „ -A Vốn tự có

Hệ số an tồn vốn tối thiểu = -------——, ...... ,.—:——--------------- Tài sản "có" rủi ro chuyển đơi

Chỉ tiêu này cho biết mức độ gánh chịu rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy ngân hàng kinh doanh càng an tồn.

Phân tích hệ số tạo vốn nội bộ

ɪɪʌ A, A ʌ ,ʌ Lợi nhuận để lại Hệ số tạo vốn nội bộ = ------ I ------------------— ----------

Vốn tự có

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của lợi nhuận để lại trong tơng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện mức độ tăng trưởng bền vững của ngân hàng càng cao.

Phân tích sự hợp lý trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng

Trong phần này chúng ta sẽ tập trung phân tích hệ số địn bẩy tài chính, và tiến hành so sánh với các ngân hàng khác, để xem xét về mức độ sử dụng công cụ này của ngân hàng đã thực sự hợp lý hay chưa, và mức rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng hệ số này quá cao.

.., ; , A .,. , , , Tổng tài sản Hệ sơ địn bay tài chính = -------I —•' ----------------

Von tự có

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của ngân hàng, vơn tự có chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nợ phải trả của ngân hàng càng lớn, và càng dễ gặp rủi ro.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

1. Phân tích khái quát tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng

- Phân tích thu nhập của ngân hàng: chúng ta sẽ đi xem xét về cơ cấu các

khoản mục thu nhập của ngân hàng, khoản mục nào chiếm tỷ trong chủ yếu và xu hướng biến động của các khoản mục này như thế nào và sự biến động như thế đã hợp lý hay chưa. Cụ thể trong phần này sẽ chú trọng phân tích các nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, đó là thu từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Xem xét xu hướng biến động của các khoản mục này và xem những biến động đó có hợp lý với những thay đổi của thị trường hay khơng. Phân tích thu nhập sẽ cung cấp các thơng tin về khoản mục thu nhập chính của ngân hàng cũng như mức độ đa dạng trong nguồn thu của ngân hàng, từ đó có thể đánh giá được các nguồn thu của ngân hàng có chịu những ảnh hưởng từ những thay đổi của môi trường kinh doanh hay không.

- Phân tích chi phí của ngân hàng: xem xét cơ cấu các khoản chi phí của ngân

hàng, mức độ biến động của từng khoản mục và sự phù hợp với thu nhập tương ứng. Tập trung vào các khoản mục chi phí chính là chi phí trả lãi, chi phí hoạt động và chi phí dự phịng rủi ro. Từ đó sẽ cho thấy được cơ cấu và xu hướng biến động các khoản mục chi phí đó có hợp lý với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự biến động của các khoản mục liên quan hay khơng.

- Phân tích về lợi nhuận: lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và

chi phí, phản ánh hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Cần xem xét chỉ tiêu này về nhiều mặt: cụ thể sẽ xem xét về sô tương đôi lẫn sô tuyệt đôi.

ROE Lợi nhuận sau thuế Vôn chủ sở hữu

Chỉ tiêu ROE cho biết cứ 1 đồng vôn của chủ ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, điều đó phản ảnh mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vôn chủ sở hữu của ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế ROA

Tông tài sản

Chỉ tiêu ROA được dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản có của ngân hàng. Nó cho biết cứ 1 đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và trình độ quản lý các tài sản của ngân hàng càng tôt

NIM Thu nhập lãi thuần

Tông tài sản sinh lời

Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.

3. Phân tích Dupont:

Để có cái nhìn tồn diện nhất về tình hình thu nhập chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng, chúng ta sẽ tiến hành sử dụng phương pháp phân tích Dupont và phân tích cho 2 năm gần nhất.

Cơng thức phân tích Dupont.

ROE ROA x Tổng Vốn chủ sởTổng tài sản hữu ROA Thu nhập lãi rịng Tổng tài sản bình qn Thu nhập ngồi lãi rịng Tổng tài sản bình quân Thuế TNDN Tổng tài sản Bình quân

1.2.4.4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ.

Trong phân này sẽ phân tích ba dịng tiền chính của ngân hàng là: dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dịng tiền từ hoạt động tài chính. Xem xét sự biến động của các dòng tiền trong một giai đoạn nhất định và đánh giá xem sự biến động như thế đã hợp lý chưa. Chú trọng phân tích dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, và đánh giá hiệu quả hoạt động thơng qua chỉ tiêu dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động. Dịng tiền này dương và có xu hướng tăng lên, cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên và ngược lại. Ngồi ra cũng cần phân tích sự thay đổi trong Tài sản hoạt động và công nợ hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2011 2013 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH khoá luận tốt nghiệp 568 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w