Những loại thiết bị, máy móc, cơng cụ lao động, phương tiện chun dùng.. .được phép mua thì nên có dự án tổng thể, mời chuyên gia tư vấn sao cho đầu tư đồng bộ ở các chi nhánh, phòng giao dịch.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Đầu tưvà và
phát triển Việt Nam.
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế, tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư. Phối hợp với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Thơng qua việc kiểm sốt lạm phát, cũng như hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng, điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng ngày một minh bạch, hiệu quả, tạo
niềm cho người gửi tiền cũng như các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ phát triển và phổ biến hơn nữa đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngồi có nhu cầu mua nợ xấu của các TCTD trong nước. Ngồi ra cần có những chính sách để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và sơi động. Cơ chế chính sách của nhà nước phải đổi mới theo hướng cho phép các TCTD áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phịng rủi ro.
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn, đang hoạt động hiệu quả mà không thuộc các lĩnh vực quan trọng...tạo sự đột phá, áp dụng các quy chế kiểm toán độc lập với tất cả các loại hình doanh nghiệp.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo hệ thống các TCTD đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, tăng cường trích lập dự phịng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Nghiên cứu phát triển mới, nâng cấp, cải tiến hoàn thiện các hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng do NHNN vận hành. Trên cơ sở đó, các hệ thống thanh tốn khác như các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống thanh toán của các TCTD, hệ thống thanh toán cho hoạt động chứng khoán, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng.sẽ được hợp nhất, kết nối với các hệ thống cốt lõi nhằm thống nhất một hệ thống thanh toán chung, đảm bảo vận hành thông suốt, mở rộng địa bàn, đối tượng.tạo điều kiện cung ứng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay ở mức hợp lý. Điều đó có nghĩa là cần tiếp tục khống chế lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay vẫn còn khá cao so với tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Nâng cao trình độ quản lý thanh khoản ở từng ngân
hàng thương mại và có những cơ chế, chính sách cần thiết để đảm bảo và hỗ trợ thanh khoản của các NHTM sẽ là một yếu tố cần thiết để xác lập mức lãi suất hợp lý. Tiến tới áp dụng chuẩn Basel III vào công tác thanh tra giam sát ngân hàng, áp dụng thông tư 02/2013 và ban hành các thông tư mới để thay thế một số thơng tư cũ, nhằm cải thiện tồn diện chất lượng tài sản, nguồn vốn của NHTM.
3.4. Ket luận chương 3
Trên cơ sở việc phân tích và đánh giá ở chương 2, khóa luận đã đưa ra các giải pháp chung cũng như giải pháp cụ thể cho từng chỉ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đó là các giải pháp về chính sách, nghiệp vụ, quản trị chất lượng nhân sự cũng như cải thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời khóa luận cũng khẳng định, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, ngoài những nỗ lực của chính bản thân ngân hàng cần có sự hỗ trợ, phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong cũng như ngồi nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động hiệu quả, an tồn ln là một vấn đề được cấp thiết đối với toàn ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, ngành ngân hàng Việt Nam đang phải chịu sức ép của q trình hội nhập, đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng nước ngồi. Các ngân hàng nước ngồi thường có trình độ quản lý, cơng nghệ, quy mô vốn tốt hơn các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế đang hứng chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cần được coi là vô cùng cần thiết đối với bất kì ngân hàng nào.
Nhìn nhận một cách khách quan về hiệu quả hoạt động thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính của BIDV, từ đó hiểu được vị trí của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như trên thế thế giới là điều cần thiết để ngân hàng thấy rõ hơn những gì mình phải đối mặt trong tương lai. Điều này sẽ thôi thúc ngân hàng chủ động và quyết tâm hơn trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Có lợi thế là ngân hàng quốc doanh với lịch sử thành lập lâu đời cũng quy mô vốn, tài sản và mạng lưới chi nhánh cũng như khách hàng rộng lớn, BIDV có thể tin tưởng vào khả năng thành cơng trong việc triển khai các giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động, thơng qua áp dụng một loạt các chính sách chọn lọc và các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại khác. Khi năng lực tự thân này được củng cố, BIDV sẽ tạo dựng được tâm thế sẵn sàng hơn trong việc đón nhận những thử thách sắp tới, tiếp tục thực hiện tốt những vai trị chủ đạo của mình trên thị trường ngân hàng, là nguồn lực to lớn đống góp vào những bước đi vững chắc của nền kinh tế nước nhà.
Muốn đạt được những mục tiêu đó địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn để cải thiện chất lượng tài sản, nguồn vốn, cũng như như khả năng sinh lời và hơn thế nữa cần sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, cơng nhân viên BIDV. Có như vậy mới đảm bảo cho các ngân hàng có đủ sức mạnh để cạnh tranh, giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu.
1. Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013 của 3 NHTM nhà nước: BIDV, Vietinbank, Vietcombank.
2. Học viện Ngân hàng (2011), Ke tốn ngân hàng
3. Học Viện Ngân hàng (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 5. GS.TS. Nguyễn Văn Tien (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 6. GS.TS. Nguyễn Văn Tien (2013), Tín Dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 7. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại.
8. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Văn Công (2002), Lập - Đọc - Kiểm tra và Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
10. TS. Tơ Ngọc Hưng (2005), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 11. Vietnam Banking Survey 2013 - KPMG
12. Báo cáo phân tích BIDV - Cơng ty cổ phần chứng khốn Vietcombank
13. Báo cáo phân tích BIDV 2013 - Cơng ty cổ phần chứng khốn MaritimeBank. Website. 1. http://sbv.gov.vn 2. http://vneconomy.vn 3. http://cafef.vn 4. http://bidv.com.vn 5. http://vietinbank.com.vn 6. http://vietcombank.com.vn