b. Các nhân tố chủ quan
3.1. Cơ hội và thách thức của việc phát triển dịch vụ NHĐT trong tương lai
3.1.1. Cơ hội
a. Ve mặt pháp lý
Nhìn chung, việc ban hành các văn bản pháp luật về sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, việc không sử dụng tiền mặt,...đã được NHNN, CP đưa ra từ rất sớm, là tiền đề để các ngân hàng dựa vào đó để có thể triển khai trong việc phát triển dịch vụ NHĐT mà khơng bị trở ngại. Có thể kể tới một vài văn bản như:
Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử
Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN Ban hành quy chế an toàn. bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng
Nghị định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thơng tư 18/2018/TT- NHNN quy định về an tồn hệ thống thơng tin trong hoạt động ngân hàng.
Hay bên cạnh đó NHNN và Chính phủ cũng thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật để phù hợp và theo kịp sự phát triển của dịch vụ NHĐT đang diễn ra trên thị trường và tại các ngân hàng. Một số bản sửa đổi như:
Thông tư 35/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 35/2016/TT- NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet.
Thông tư 21/2018/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 37/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 quy định vè việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia.
Việc đưa ra các quy định về giao dịch ngân hàng điện tử phần nào cho thấy Chính phủ và NHNN đã và đang khơng ngừng thúc đẩy hệ thống dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, hướng đến việc thuận tiện trong giao dịch ngân hàng, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng và chính các ngân hàng.
b. về mơi trường kinh tế xã hội
Trong năm 2018 vừa qua kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu tương đối khả quan trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển; chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện...Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% so với năm 2017, mức tăng cao nhất 11 năm kể từ năm 2011. Với đà tăng trưởng như vậy, theo đánh giá của các chun gia phân tích kinh tế nhìn chung trong tương lai tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định và tiếp tục tăng trưởng với chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Hơn thế theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong quý I năm 2019 tính theo GDP tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng các mặt hàng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy xu hướng thích tiêu dùng của
người dân đang tăng dần lên. Đây chính là cơ hội cho ngân hàng mở rộng các hình thức dịch vụ thanh toán điện tử, trực tuyến để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.
c. Ve sự phát triển của công nghệ
Trong vài năm trở lại đây, với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, số lượng người sử dụng smartphone ở Việt Nam tăng nhanh chóng, ban đầu là tầng lớp trẻ sau đó là cả những người lớn tuổi hơn mà trước đó chỉ sử dụng điện thoại với chức năng nghe- gọi. Theo một nghiên cứu mới đây của Pew Research Center, , Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/39 quốc gia có số lượng người sử dụng smartphone nhiều nhất. Tỷ lệ người dân Việt sở hữu smartphone hiện nay đạt khoảng 53%. Bên cạnh đó, khơng chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới số người sử dụng Internet cũng tăng cao và đạt ngưỡng 3,9 tỷ người- tương đương một nửa dân số tồn cầu trong đó Việt Nam chiếm khoảng 64 triệu người. Con số thống kê kỷ lục này được tổ chức công nghệ thông tin và truyền thông ITU của Liên hợp quốc công bố vào 12/2018. Như vậy, đây cũng là một cơ hội tốt để VP Bank đầu tư, mở rộng hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử đến số lượng lớn người đang dùng internet và smartphone mà có thể chưa tiếp cận và biết đến dịch vụ của ngân hàng.
3.1.2. Thách thức
a. Cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng
Cơ hội mở ra đồng nghĩa với việc các ngân hàng đều có được cơ hội để phát triển như nhau. Cái để đánh giá sự phát triển dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn chính là việc ngân hàng nào nắm bắt cơ hội tốt hơn. Các ngân hàng hiện nay đều đang nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển, tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng tối ưu nhất nhằm mang đến trải nghiệm tiện ích nhất cho khách hàng để thu hút nhiều khách hàng về với ngân hàng. Bên cạnh đó là việc phải nâng cao về khoa học cơng nghệ để chạy đua trong cuộc cách mạng 4.0. Khi một ngân hàng cải tiến thành công một dịch vụ hay cho ra đời một sản phẩm mới thì cũng sẽ là gánh nặng cho các ngân hàng khác phải tìm được sản phẩm có tính năng tương tự như vậy, thậm chí là phải tốt hơn để giành được chiến thắng trong cuộc đua. Sẽ khơng có thời
gian để dừng lại trên đường đua đó vì chỉ vài giây là ngân hàng đã có thể lùi lại về sau rất xa. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 46 ngân hàng thuộc các loại hình như ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh..và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi lớn nhỏ. Chính vì thể thách thức đặt ra với VP Bank càng lớn hơn bao giờ hết. Để cạnh tranh được với các ngân hàng khác, VP Bank cần quan tâm không những về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà cịn phải ln đổi mới phù hợp với thị hiếu người sử dụng.
b. Hệ thống bảo mật
Thách thức lớn nhất khi phát triển dịch vụ NHĐT có lẽ chính là hệ thống bảo mật, an ninh mạng của ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tránh các rủi ro cho bản thân ngân hàng. Từ năm 2014 đến nay, các cuộc tấn công mạng nhắm vào mọi tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tài chính ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, nhiều trường hợp tài khoản của khách hàng đột ngột bị “bốc hơi” trong khi khơng hề có bất cứ giao dịch nào cả. Cơng nghệ tin học càng phát triển tạo lực đẩy cho sự phát triển dịch vụ NHĐT của ngân hàng, tuy nhiên song hành với đó là nạn tin tặc cũng ngày càng tinh vi, gian xảo hơn đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao hơn nữa hệ thống bảo mật của mình, đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng cơng nghệ cũng như đội ngũ nhân viên có năng lực về tin học, phần mềm.
c. Tìm kiếm nguồn nhân lực
Việc tìm kiếm nguồn nhân lực tốt, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của ngân hàng về trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về công nghệ thơng tin,.. .địi hỏi ngân hàng cần có tuyển chọn tốt nhất từ đầu vào. Hơn nữa, nguồn nhân lực cũng ln trong tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng, muốn thu hút được những tài năng thì chế độ đãi ngộ của ngân hàng phải thực sự tốt, đáp ứng với yêu cầu và cân xứng với trình độ của nguồn nhân lực.
3.1.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ NHĐT của VP Bank trong tương lai
Theo đánh giá của các chun gia kinh tế thì mơi trường kinh tế vĩ mơ năm 2019 dự kiến sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp do nhiều tác động như các điều kiện chính trị - kinh tế thế giới, hay các yếu tố nội tại của kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là hiện nay các cơ quan quản lý đang đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn trong việc quản trị lĩnh vực ngân hàng. Nền kinh tế nhìn chung vẫn đang trên đà phục hồi, các ngân hàng đang dần đi vào đà phát triển trở lại, trong hồn cảnh đó VPBank đưa ra chiến lược 5 năm trong giai đoạn 2018 - 2022 với những mục tiêu cụ thể
Tăng trưởng về hiệu suất các kênh bán hàng thơng qua việc kiện tồn hệ thống CNTT, quản trị rủi ro
Trở thành một trong ba ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
Nhằm vào phân khúc bán lẻ, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ NHĐT: tăng số lượng thẻ tín dụng, phát triển hệ thống ATM...
3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT
3.2.1. Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHĐT
Ngày nay, khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của khách hàng. Nếu chỉ dậm chân tại chỗ, không chịu phát triển, nâng cấp các sản phẩm hiện tại cũng như tìm ra các sản phẩm mới, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì ngân hàng sẽ mất đi lượng lớn khách hàng, đi lùi lại trong cuộc đua thu hút khách hàng.
Là ngân hàng đầu tư mạnh trong mảng ngân hàng điện tử, ngân hàng số VPB cần đưa ra những sản phẩm NHĐT đột phá so với các ngân hàng khác. Ứng dụng Mobile Banking hiện được sử dụng nhiều nhất trong các dịch vụ của VPB, với chức năng chuyển tiền 24/7, thanh tốn vơ vàn hóa đơn...nhưng chưa có ngân hàng nào có tính năng đăng ký và sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ online. VPB trong năm 2017 đã ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam. Thay vì chỉ để nhân viên tư vấn cho KH mua bảo hiểm, VPB nên tạo một tính năng cung cấp về bảo hiểm nhân thọ trên Mobile
Banking để KH có thể tự lựa chọn theo nhu cầu của mình. Bởi lẽ hiện nay dân trí ngày càng cao, thu nhập của mọi người cũng tăng lên, chính vì thế mọi người phần nào cũng đã có kiến thức về BHNT và cũng sẽ hướng tới việc mua bảo hiểm để bảo vệ bản thân, tích lũy cho tương lai. Việc để KH tự lựa chọn gói BH phù hợp với mình cũng là cách để VPB hiểu nhu cầu của KH và xây dựng các sản phẩm đa dạng, thích hợp hơn.
3.2.2. Đầu tư vào công nghệ hiện đại