Tác động của Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mô hình hành vi chấp nhận thương mại điện tử nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý thuyết về Thƣơng mại điện tử

1.1.4.2. Tác động của Thương mại điện tử

- Tác động của Thương mại điện tử với Doanh nghiệp

TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất. Đó là giảm chi phí văn phịng, các văn phịng khơng giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, in ấn tài liệu hầu như được bỏ hẳn. Bằng phương tiện Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, làm giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. TMĐT qua Internet/web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch.

TMĐT làm tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Thông qua Website, doanh nghiệp khiến cho khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với đầy đủ thông tin mà không cần thiết phải tới trụ sở hay xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi bán hàng, doanh nghiệp cung cấp hàng, sử dụng các tiện ích của TMĐT để triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng . Các hỗ trợ cho khách hàng về sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thể được tiến hành trực tuyến trên mạng, giảm thiểu thời gian và chi phí của cả doanh nghiệp và khách hàng.

TMĐT là thị trường không biên giới nên giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thơng tin sản phẩm ra thị trường tồn cầu. Qua đó, sản lượng hàng hóa và doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng. Bên cạnh đó, các tiện ích và cơng cụ hiệu

quả của TMĐT sẽ giúp cho doanh nghiệp khơng cịn thụ động ngồi chờ khách hàng đến mà sẽ chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng qua góp phần thúc đẩy tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp.

TMĐT tạo ra thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu như khơng có TMĐT thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vì khoảng cách về vốn, thị trường, nhân lực, khách hàng. Khi ứng dụng TMĐT, khoảng cách này được thu hẹp, do bản thân doanh nghiệp đó có thể cắt giảm nhiều chi phí. Hơn thế nữa, với lợi thế của kinh doanh trên mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra sắc thái riêng về một phương thức kinh doanh khác với hình thức kinh doanh truyền thống. Chính những điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc canh tranh với đối thủ của mình.

- Tác động của Thương mại điện tử với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có quyền được chọn lựa dịch vụ, sản phẩm với giá cả hợp lí và phù hợp với mong muốn (vì Thương mại điện tử buộc các DN phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người tiêu dùng có lợi).

Người tiêu dùng thuận tiện về khơng gian và thời gian. Bất cứ lúc nào, nơi đâu, người tiêu dùng đều có thể thơng qua mạng Internet để mua hàng hoá.

Truy cập nguồn thơng tin, kiến thức phong phú, bổ ích. Trên mạng Internet có rất nhiều thơng tin để người tiêu dùng lựa chọn, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho chi tiêu của cá nhân và gia đình.

Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng giúp nhau khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm mua sắm sản phẩm.

Giá hàng hoá thấp hơn do nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí sản xuất và quản lí.

Khách hàng được chăm sóc tốt hơn nhờ được tư vấn trực tuyến, cũng như được hưởng những hình thức chăm sóc khách hàng từ nhà cung cấp.

- Tác động của Thương mại điện tử với Xã hội.

Thương mại điện tử góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia, phục vụ lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thơng tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp Việt Nam nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội.

Tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm mới cho xã hội, giúp giải quyết vấn nạn về nguồn nhân lực. Những ngành nghề như viễn thơng, khoa học máy tính, kĩ thuật phần mềm hay ngành giao nhận hàng hố phát triển mạnh hơn nhờ có Thương mại điện tử. Đi cùng với nó là những ngành nghề dịch vụ như chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng.

Giảm chi phí chung cho xã hội như chi phí quản lí, sản xuất, đi lại.

Nhờ tính phổ biến và thơng dụng của mạng Internet nên người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hố, dịch vụ một cách nhanh chóng, mang tính xu hướng, từ đó kích cầu mạnh hơn, nguồn cung theo đó mà tăng lên.

- Hạn chế

Cùng với những thuận lợi mà Thương mại điện tử mang lại, cịn có nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục. Thương mại điện tử còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, độ an toàn và tin cậy, cũng như hạn chế về thương mại như vấn đề an ninh và riêng tư của người tiêu dùng ; thiếu lòng tin vào TMĐT do người tiêu dùng và người bán hàng trong TMĐT không được gặp trực tiếp ; nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ và nhiều chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển. Sự chuyển đổi về thói quen từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua mạng Internet cần thời gian. Đặc biệt là vấn đề số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT. Gần đây nhất là vụ việc gian lận, lừa đảo và trốn thuế của Muaban24h đã được đưa ra pháp luật.

Theo nghiên cứu của Commerce.Net, 10 cản trở lớn nhất của TMĐT tại Mỹ theo thứ tự là:

1. An tồn

3. Thiếu nhân lực về TMĐT

4. Văn hóa

5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức còn hạn chế)

6. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT

7. Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng…)

8. Các sàn giao dịch chưa thực sự thân thiện với người dùng

9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống

10. Thiếu tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mô hình hành vi chấp nhận thương mại điện tử nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w