Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 431 (Trang 59 - 65)

Sơ đồ 2.1 : Mơ hình tổ chức

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

thống, và chi nhánh chưa có chính sách thu hút khách hàng một cách chuyên nghiệp, cũng như là sự hỗ trợ khách hàng còn thiếu cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong khu vực.

Hai là: quy mơ hoạt động TTQT cịn hạn chế.

Các hoạt động TTQT mới chỉ được thực hiện tại trụ sở chính chi nhánh Thanh Xuân chứ chưa được triển khai rộng rãi tại các phịng giao dịch, vì vậy gây nên nhiều trở ngại cho khách hàng muốn thực hiện hoạt động TTQT tại các phòng giao dịch. Điều này làm giảm doanh thu TTQT.

Ba là: Chưa có sự linh hoạt trong việc áp dụng các biểu phí dịch vụ.

Hiện nay biểu phí mà chi nhánh đang áp dụng dựa trên cơ sở mà NHCTVN đưa ra, các mức phí đưa ra vẫn chung chung, cứng nhắc, chưa khuyến khích được các khách hàng. Chi nhánh chưa có sự linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng mới, có doanh số giao dịch lớn, có khả năng tài chính lành mạnh. Việc thực hiện ưu đãi và áp dụng biểu phí dịch vụ mới chỉ được áp dụng với khách hàng truyền thống của ngân hàng. Do đó trong thời gian tới phải mở rộng phạm vi khách hàng được áp dụng biểu phí dịch vụ linh hoạt. Đặc biệt có chính sách ưu đãi nhiều hơn đối với khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng duy nhất với Chi nhánh, có kim ngạch XNK cao...

Bốn là: năng lực cạnh tranh của Vietinbank Thanh Xuân chưa cao.

Các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh chưa có sự đa dạng và khác biệt so với các ngân hàng khác trong khu vực. Chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm truyền thống như thanh toán qua nhờ thu, L/C, chuyển tiền áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng. Các loại sản phảm thiết kế riêng cho các khách hàng chiến lược chưa được áp dụng

Năm là: Hệ thống đào tạo cán bộ bài bản, tổng thể cịn chưa hồn thiện.

Trong thời gian vừa qua, chi nhánh đã bước đầu xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo cán bộ một cách bài bản và tổng thể. Không chỉ chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ mà còn chú ý đào tạo các kỹ năng phát triển khác như: Marketing, giao tiếp, kỹ năng quản trị... Đây là những kỹ năng bổ trợ mà mỗi nhân viên trong mơ hình ngân hàng hiện đại đều cần phải có. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa thường xuyên và còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả chưa cao, cán bộ chưa áp dụng nhiều các kỹ

năng học được vào thực tế giao dịch với khách hàng.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc trong phòng chưa đảm bảo phát huy

tối đa

hiệu quả của tập thể. Các nhân viên làm việc đơn lẻ theo sự phân công nên không phát huy

được khả năng sáng tạo cũng như khơng phát huy được sức mạnh tập thể.

Có thể nói những vướng mắc trên là khó tránh khỏi khơng chỉ đối với chi nhánh Thanh Xuân mà còn đối với các chi nhánh khác hay NHTM khác. Để khắc phục và hạn chế tối đa những tồn tại trên đây, cần phải tìm hiểu rõ ngun nhân để từ đó đề ra các biện pháp tối ưu nhất.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Chính sách khách hàng chưa đa dạng, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, chất

lượng sản phẩm chưa cao.

Sản phẩm chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các sản phẩm TTQT chỉ dừng lại ở các sản phẩm tuyền thống như thanh tốn xuất, nhập, chuyển tiền, chưa có sự bứt phá và đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới tiện ích hơn cho khách hàng. Điều này dẫn đến số lượng khách hàng đến với chi nhánh chưa lớn, chỉ khoảng 15 khách hàng lâu năm.

Trình độ cán bộ làm việc trong công tác TTQT.

Số cán bộ TTQT của chi nhánh là những người có nhiều kinh nghiệm trong TTQT, tuy nhiên, với tốc độ thay đổi khoa học công nghệ, các văn bản, thơng lệ thanh tốn quốc tế nhanh như hiện nay, chi nhánh cần chú trọng đến việc đào tạo lại cán bộ để phù hợp với tình hình thực tế. Hoạt động của các cán bộ TTQT cịn mang tính thụ động, chỉ ở tại trung tâm chờ khách hàng đến giao dịch mà khơng chủ động đi tìm khách hàng. Các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, thông tin, bảo lãnh chưa được chú trọng đầu tư một cách thỏa đáng.

trặc, gây chậm chễ và ức chế cho khách hàng.

b. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều biến động. Đặc biệt, nền kinh tế tồn cầu bị tác động khơng hề nhỏ từ những chính sách tài khố và tiền tệ của các siêu cường quốc như: phá giá đồng nhân dân tệ hoặc FED tăng lãi suất... điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta dẫn đến những ảnh hưởng về hoạt động TTQT của các NHTM nói chung và của Vietinbank Thanh Xuân nói riêng.

Hơn nữa, trong giai đoạn vừa qua có thể nói là giai đoạn của các hiệp định và hiệp ước giữa Việt Nam và các quốc gia khác để cùng hợp tác và pháp triển kinh tế, chính trị, khoa học và xã hội. Điều này dẫn đến những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu cũng như là biểu thuế xuất khẩu của từng mặt hàng nên ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng.

TTQT là cầu nối liên kết giữa thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, vì vậy thị trường tài chính quốc tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất từ đó mà hoạt động TTQT tăng cao. Thực tế mấy năm qua, nền kinh tế thế giới cũng đang dần phục hồi những vẫn còn nhiều khó khăn, thị trường khắt khe hơn, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp XNK trong nước và hoạt động TTQT cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Mơi trường chính trị

Khơng thể phủ nhận một thực tế rằng, trong những năm vừa qua, tình hình chính trị trên thế giới có những biến động bất ngờ, như các cuộc biểu tình, khủng bố ở một vài nước phát triển như Bỉ, Pháp liên tục xảy ra, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu cũng như là hoạt động TTQT. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp XNK cũng như các đối tác của doanh nghiệp XNK trong việc chậm trả thanh toán, điều này làm giảm đáng kể doanh số TTQT cũng như ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng.

Chính phủ chưa có chính sách, biện pháp tổng thể để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, chưa chú trọng đến nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa liên kết các mối quan hệ, các tổ chức của nước ta ở các nước để nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin về mặt hàng, ngành hàng của phía nước ngồi.

Các thủ tục hành chính và XNK dù đã và đang thực hiện mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn cịn rất chậm, chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, gây mất thời gian, tốn chi phí cho doanh nghiệp XNK.

Danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK thường xuyên có sự thay đổi, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Ngun nhân từ phía khách hàng

Hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều có chung một điểm yếu đó là thiếu kinh nghiệm giao dịch và làm việc trong môi trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ lưỡng hoặc khơng có hiểu biết về những rủi ro về luật pháp, các tập quán quốc tế nên rủi ro có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng.

Thực tế trong thương thảo hợp đồng đối với nước ngồi, nhiều doanh nghiệp Việt khơng nắm vững về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, khơng xem xét kỹ lưỡng các điều khoản đi kèm... do vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không thể lập được bộ chứng từ hồn hảo do đó khơng thể tiến hành chiết khấu bộ chứng từ hay bị từ chối thanh tốn bộ chứng từ. Cũng có những khách hàng nhập khẩu trong nước do khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng thanh tốn mặc dù bộ chứng từ hồn tồn hợp lệ, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ cở lý luận đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 khoá luận đi sâu nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân và làm rõ các vấn đề:

Tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh Thanh Xuân từ 2014 đến 2016

Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của chi nhánh và nguyên nhân của những hạn chế này.

Các phân tích trên là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTQT của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 431 (Trang 59 - 65)