Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 431 (Trang 65 - 66)

Sơ đồ 2.1 : Mơ hình tổ chức

3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Năm 2016 được coi là năm mà nền kinh tế có những nhiều biến chuyển to lớn và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế các nước khác như Mỹ, Trung Quốc một cách rõ rệt. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều các hiệp định cũng như các hiệp ước kinh tế để cùng hợp tác, hỗ trợ để cùng phát triển với các nước khác. Ví dụ như hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA, ký kết năm 1996) và 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác (FTA giữa ASEAN và Trung Quốc; FTA giữa ASEAN và Hàn Quốc; FTA giữa ASEAN và Nhật Bản; FTA giữa ASEAN và Ấn Độ; FTA giữa ASEAN và Australia - New Zealand); 2 FTA song phương (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Chile). Các hiệp định đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực là FTA Việt Nam - Hàn Quốc (ký kết ngày 5-5-2015) và FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (ký ngày 29-5-2015). Các FTA thế hệ mới đã kết thúc đàm phán gồm FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA, công bố ngày 4-8-2015) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, cơng bố ngày 5-10-2015). Những hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế để nâng cao vị thế của đất nước.

Cán cân thương mại năm 2016, xuất siêu 2,68 tỷ USD: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%. Khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 125,9%, tăng 10,2%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2016 đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực

Biểu đồ 3.1: Giá trị XNK của Việt Nam từ 2012 đến 2016

Nguồn: tapchikinhte.vn

Cán cân thương mại tính chung cả năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD. Trong đó, khu

vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực FDF xuất siêu 23,7 tỷ USD. Với bối cảnh tự do hố, hội nhập như vậy thì các ngân hàng TMCP cần chủ động và tích cực làm mới chính mình để hội nhập với quốc tế theo một lộ trình phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 nhằm học hỏi các ngân hàng nước ngoài về kinh nghiệm và tiếp cận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Đó cũng là thách thức đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 431 (Trang 65 - 66)