Với câu hỏi đặt ra nhƣ trên, để giải quyết nó luận văn đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học truyền thống nhƣ sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu:
Tác giả không lựa chọn phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là tự điều tra, xây dựng bảng hỏi, vì vấn đề nghiên cứu không trực tiếp tác động đến từng cá nhân mà liên quan đến các tổ chức, đơn vị là đối tƣợng đƣợc giám sát và các đơn vị là chủ thể giám sát.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: theo cách tiếp cận hệ thống, các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã đƣợc công bố của HĐND tỉnh và các số liệu từ hồ sơ của các đoàn giám sát của HĐND tỉnh, từ báo cáo của các cơ quan đƣợc giám sát và hồ sơ lƣu trữ của cơ quan, đơn vị.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thực hiện thu thập tài liệu từ Nghị
quyết của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, các Báo cáo của Ban Công tác Đại biểu-Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, các Báo cáo hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang, đặc biệt là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh trong 2 nhiệm kỳ qua; thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh tại các kỳ họp HĐND; các tài liệu giám sát, khảo sát của Thƣờng trực HĐND, Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh tại các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát giữa 2 kỳ họp; thu thập số liệu từ các cơ quan nhƣ UBND tỉnh Hà Giang, Sở Tài chính, Cục
thống kê,…; các thơng tin đã đƣợc công bố trên báo Đại biểu nhân dân, báo cáo của Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; các tài liệu tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp, các giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành…; Từ các tài liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích từ đó đánh giá, nhận định hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, tài liệu:
- Phương pháp thống kê – so sánh, mô tả: Sau khi đã tiến hành công tác
thu thập dữ liệu, phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách của HĐND cấp tỉnh, và đƣa ra một số sơ đồ để mơ tả về vai trị, nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ các nguồn tài liệu thu thập
đƣợc nêu trên, tác giả sẽ phân loại tài liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu phần cơ sở lý luận thực tiễn, tài liệu nghiên cứu hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng, hạn chế tồn tại và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị.
Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách tại chƣơng 3, và đƣa ra các khuyến nghị, định hƣớng, giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách của HĐND cấp tỉnh tại chƣơng 4.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu tài liệu, đọc tài
liệu nguồn lấy đƣợc từ phƣơng pháp thu thập tài liệu, từ đó rút ra đƣợc cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực tiễn:
Đƣợc tiếp cận các số liệu qua tham gia hoạt động giám sát, khảo sát thực tế giữa hai kỳ họp và hoạt động giám sát chuyên đề của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh và giám sát qua việc xem xét các báo cáo trình tại kỳ họp HĐND. Đồn giám sát xây dựng Kế hoạch khảo sát, giám sát, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia giám sát và đề cƣơng xây dựng báo cáo để làm việc với Đoàn giám sát. Đây là phƣơng pháp khảo sát, giám sát làm việc trực tiếp với các đơn vị liên quan đến việc thu, chi ngân sách, phƣơng án phân bổ ngân sách của địa phƣơng (huyện, xã), tình hình sử dụng thu, chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị. Kết thúc đợt giám sát, khảo sát có thơng báo kết quả làm việc của đồn giám sát, khảo sát. Thơng báo đánh giá thực trạng của đơn vị đƣợc giám sát về thực hiện nội dung giám sát, nêu ra những hạn chế, tồn tại và đƣa ra các kiến nghị đề nghị UBND tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan điều chỉnh. Qua phƣơng pháp này tác giả thu thập đƣợc thông tin, phƣơng pháp giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách giúp tác giả đánh giá khách quan về thực trạng và hạn chế tồn tại về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách.
Việc nghiên cứu để xây dựng Luận văn đƣợc sử dụng kết hợp tất cả các phƣơng pháp trên, nhằm đƣa ra đƣợc các tiêu chí và nhân tố ảnh hƣởng trong hoạt động giám sát về lĩnh vực Tài chính – Ngân sách của HĐND cấp tỉnh, từ đó đánh giá thực trạng giám sát trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp và những kiến nghị với Trung ƣơng và địa phƣơng góp phần để hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH HÀ GIANG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH.