Đối với tập thể HĐND:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 105 - 106)

Để các quyết định của HĐND tỉnh đảm bảo đúng đắn, độc lập thì các báo cáo thẩm tra của HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu phải đánh giá, phân tích đƣợc tính xác thực của số liệu, thông tin trong báo cáo; đồng thời phản ánh đánh giá đƣợc sự cần thiết, khả năng và mức độ hiệu quả của các chủ trƣơng, giải pháp hoặc bổ sung đƣợc các giải pháp thiết thực khác khi thông qua quyết định.

Muốn đạt đƣợc những yêu cầu nêu trên, bộ máy làm việc của HĐND phải đủ mạnh để bản thân HĐND tự tổ chức các hoạt động của mình, tự mình kiểm chứng đƣợc các thơng tin do UBND trình trƣớc khi quyết định. Củng cố và tăng cƣờng bộ máy tổ chức của HĐND để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, nâng cao chất lƣợng đại biểu HĐND, thƣờng xuyên tổ chức tập huấn và đào tạo

trình độ chun mơn, năng lực công tác, phẩm chất của đại biểu HĐND về lĩnh vực tài chính – ngân sách; tăng số lƣợng đại biểu chuyên trách của Thƣờng trực và các Ban HĐND, kiện toàn Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.

Để đảm bảo thực quyền của HĐND trong các quyết định về tài chính – ngân sách. HĐND phải thực sự quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phƣơng, quyết định các định mức phân bổ và các tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách địa phƣơng, phù hợp với thực tế địa phƣơng và trong mối tƣơng quan chung của các nƣớc. HĐND phải thực sự tham gia và có tiếng nói quyết định trong quy trình ngân sách địa phƣơng, triệt để thực hiện chức năng quyết định và chức năng giám sát ngân sách tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính ngân sách từ thực tiễn ở hà giang (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w