3.3. Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực Tà
3.3.1. Hoạt động giám sát tại các kỳ họp (giám sát chung của tập thể HĐND
HĐND tại kỳ họp):
Kỳ họp là một hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND các cấp. Đặc điểm lớn nhất trong hoạt động giám sát tại kỳ họp là có sự tham gia của tất cả các đại biểu HĐND tỉnh, đồng thời là mơi trƣờng để phát huy tính dân chủ và trí tuệ tập thể. Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang tại các kỳ họp đã có bƣớc chuyển biến tích cực, thơng qua việc thảo luận, thẩm tra, chất vấn ngày càng đƣợc HĐND tỉnh coi trọng, xác định, lựa chọn vấn đề thiết thực, trọng tâm trong các lĩnh vực phát triển kinh tế và thu, chi ngân sách.
3.3.1.1. Xem xét báo cáo, tờ trình của cơ quan nhà nước: (Thơng qua thảo luận của đại biểu và hoạt động thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh).
Trƣớc và trong các kỳ họp chính và kỳ họp chuyên đề, các đại biểu HĐND tỉnh đã chủ động nghiên cứu các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình về các báo cáo: Báo cáo về phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phƣơng, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phƣơng, báo cáo thực hiện dự toán ngân sách địa phƣơng và sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh năm hiện tại và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm sau; các tờ trình: về phƣơng án phân bổ và dự tốn ngân sách địa phƣơng, tờ trình bổ sung dự tốn ngân sách địa phƣơng, về
ngân sách nhà nƣớc… để thảo luận tại kỳ họp và thông qua báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách làm cơ sở cho các đại biểu HĐND tỉnh xem xét cáo báo cáo, tờ trình của UBND từ nhiều phía, để có quyết đáp đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.
* VD: Về dự tốn thu, chi và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2014:
Tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011- 2016, UBND tỉnh Hà Giang đã trình HĐND tỉnh:
+ Tổng thu NSNN 8.419.709 triệu đồng (trong đó: điều tiết NSTW 306.610 triệu đồng; NSĐP hƣởng 8.113.099 triệu đồng).
Thu NSNN trên địa bàn 1.410.000 triệu đồng
Thu bổ sung từ NSTW 6.959.709 triệu đồng
Thu vay tín dụng ƣu đãi 50.000 triệu đồng
+ Tổng chi ngân sách địa phƣơng: 8.113.099 triệu đồng
Chi trong cân đối ngân sách 7.888,099 triệu đồng (chi đầu
tư phát triển 1.427.350 triệu đồng; chi thường xuyên 6.334.279 triệu đồng; chi dự phòng ngân sách 121.270 triệu đồng; chi thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2014 là 4.000 triệu đồng; bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.200 triệu đồng).
Chi từ các khoản thu quản lý qua NSNN 225.000 triệu đồng (Chi từ nguồn thu các loại phí, lệ phí, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động đóng góp khác, thu chi tại xã 207.000 triệu đồng; chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết
18.000 triệu đồng).
Qua xem xét tờ trình của UBND tỉnh, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra, các đại biểu thảo luận, phân tích: Dự tốn thu NSNN trên địa
bàn năm 2014 tăng 4,6% so với ƣớc thực hiện năm 2013 và tăng 0,8% so với dự tốn TW giao, trong đó số thu nội địa tăng 3,8% so với ƣớc thực hiện năm 2013 và tăng 1,1% so với dự toán TW giao. Dự toán chi ngân sách địa phƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng năm 2014 và các chế độ chính sách, định mức chi hiện hành, nằm trong khả năng cân đối của ngân sách địa phƣơng (tổng thu NSĐP dự kiến bằng tổng chi và đạt 8.113,009 tỷ đồng, trong đó NSTW bổ sung là 6.959,709 tỷ đồng, bằng 85,8% tổng chi theo dự toán đầu năm). Phƣơng án phân bổ dự toán thu, chi NSĐP đã căn cứ quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn. Đề nghị bổ sung thêm 100 tỷ đồng vốn tạm ứng kho vạc nhà nƣớc năm 2014 (dự kiến đƣợc phê duyệt tại kỳ họp này) vào dự toán thu, chi và phƣơng án phân bổ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2014.
* Về phê chuẩn quyết toán thu, chi NSĐP năm 2012
VD: Tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011- 2016 UBND tỉnh Hà Giang đã báo cáo tại kỳ họp về quyết toán thu, chi ngân sách địa phƣơng năm 2010.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang:
+ Tổng quyết toán thu NSNN 5.974,8 tỷ đồng, trong đó:
Thu NSNN trên địa bàn 1.783,9 tỷ đồng
Thu bổ sung từ NSTW 4.190,9 tỷ đồng
+ Tổng quyết tốn chi NSNN 5.630,9 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách cấp tỉnh 2.626,9 tỷ đồng
Ngân sách cấp huyện 2.445,2 tỷ
Qua xem xét báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và các đại biểu thảo luận, có ý kiến: Dự tốn chi ngân sách địa phƣơng theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh phê chuẩn là 4.162,111 tỷ đồng (Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 về việc phân bổ và dự toán ngân sách địa phƣơng năm 2010: 3.611,057 tỷ đồng; Nghị quyết số 31/NQ- HĐND ngày 11/12/2010 về việc bổ sung dự toán ngân sách địa phƣơng năm 2010: 551,054 tỷ đồng). Trong khi đó, tổng quyết toán chi ngân sách địa phƣơng năm 2010 tại báo cáo là 5.630,9 tỷ đồng. Số chênh lệch tăng giữa quyết toán so với dự toán là 1.468,78 tỷ đồng. Để có cơ sở cho HĐND tỉnh xem xét và phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách địa phƣơng, đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài chính giải trình thêm về ngun nhân dẫn đến sự chênh lệch số liệu nêu trên.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016:
+ Quyết tốn thu NSNN 9.963.961.696.908 đồng.
Điều tiết NSTW 371.104.955.752 đồng.
NSĐP hƣởng 9.592.856.741.156 đồng
(trong đó thu ngân sách cấp tỉnh 3.923.707.700.897 đồng)
+ Quyết tốn chi NSĐP 9.569.695.407.607 đồng, trong đó chi ngân sách cấp tỉnh 3.922.366.794.756 đồng.
+ Kết dƣ ngân sách địa phƣơng 23.161.333.549 đồng, trong đó kết dƣ ngân sách cấp tỉnh 1.340.906.141 đồng.
Qua ý kiến thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và các ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh đã làm rõ: số liệu trong báo cáo của UBND tỉnh rõ ràng, có tính chính xác cao, phản ánh đúng kết quả thực hiện việc thu, chi ngân sách các cấp trên địa bàn; đã đánh giá tƣơng đối tồn diện về những thuận lợi, khó khăn, những mặt đạt đƣợc và những tồn tại trong quá
trình quản lý, điều hành ngân sách. Điểm nổi bật trong thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng năm 2012 là: Thu nội địa tăng 19% so với dự toán tỉnh giao và tăng 27,3% so với năm 2011; số chi chuyển nguồn sang năm 2013 chỉ bằng 44% so với số chi chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012; kết dƣ ngân sách 3 cấp đã giảm 22,2% so với năm 2011. Tuy nhiên, qua xem xét phát hiện việc chậm phân bổ vốn đầu tƣ phát triển nguồn NSNN đã ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
Thông qua việc xem xét các báo cáo và tờ trình của UBND tỉnh và ý kiến thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân sách đã làm căn cứ cho đại biểu xem xét quyết định và giúp cho HĐND khóa XV nhiệm kỳ 2004-2011 ban hành tổng số 51 nghị quyết về kinh tế và tài chính – ngân sách, trong đó có 07 Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, 07 Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nƣớc, 8 Nghị quyết về dự toán và phân bổ ngân sách địa phƣơng, 3 Nghị quyết về định mức phân bổ dự toán, 3 Nghị quyết về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết các khoản thu NSNN trên địa bàn, 08 Nghị quyết về vay vốn, 6 Nghị quyết về bổ sung dự toán ngân sách địa phƣơng, 2 Nghị quyết về ban hành một số chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, 5 Nghị quyết về phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ, 2 Nghị quyết về định mức phân bổ chi đầu tƣ phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
Nửa nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh Hà Giang đã ban hành 22 Nghị quyết về kinh tế, trong đó 4 Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phịng, 4 Nghị quyết về phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phƣơng, 3 Nghị quyết về phê chuẩn bổ sung dự toán NSĐP, 3 Nghị quyết về phê chuẩn dự toán thu-chi và phân bổ NSĐP, 4 Nghị quyết về phê chuẩn phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn NSNN, 1 Nghị quyết về
về vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển, 1 Nghị quyết về tạm ứng vốn Kho bạc, 1 Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội.
Các Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành đảm bảo đúng quy định của pháp luật, có tính khả thi, minh bạch, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, chất lƣợng văn bản đƣợc nâng cao. Góp phần tích cực vào việc cụ thể hóa các chủ trƣơng của cấp ủy Đảng thành các cơ chế, chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, quốc phịng – an ninh trên địa bàn tình, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật ở địa phƣơng, đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả, chống thất thu ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
3.3.1.2. Việc chất vấn:
Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2004-2011 của HĐND tỉnh Hà Giang và qua trực tiếp theo dõi các kỳ họp HĐND khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016 cho thấy: việc chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu đã trở thành hình thức giám sát quan trọng và thƣờng xuyên trong các kỳ họp của HĐND. Từ đầu nhiệm kỳ khóa XVI đã có 22 lƣợt đại biểu HĐND tỉnh chất vấn UBND tỉnh và Thủ trƣởng các ngành chức năng của tỉnh, với 31 vấn đề đại biểu quan tâm [báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2004-2011, tr.2].
Nội dung các câu hỏi chất vấn phần nào phản ảnh đƣợc chất lƣợng hoạt động của các đại biểu ngày càng đƣợc nâng lên. Các đại biểu HĐND tỉnh đã có nhiều ý kiến chất vấn UBND và các ngành chức năng về các vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cử tri quan tâm, nội dung chất vấn có địa chỉ rõ ràng khơng cịn chung chung nhƣ trƣớc, nội dung tập trung chủ yếu vào việc tồn tại trong cơng tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của các dự án khi thu hồi đất của nhân dân, tồn tại trong quản lý khai thác khoáng sản, trong quản lý điều hành thu – chi ngân sách và quản lý tài chính ngân sách… số lƣợng và chất lƣợng chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại các kỳ họp ngày càng nhiều và có chiều
sâu. Đa số các nội dung chất vấn đều đƣợc UBND tỉnh, thủ trƣởng các ngành trả lời nghiêm túc bằng văn bản tại kỳ họp, thể hiện tinh thần trách nhiệm trƣớc nhân dân, đáp ứng yêu cầu của đại biểu và cử tri, những vấn đề chƣa rõ đƣợc các đại biểu truy vấn đến cùng và đƣợc Chủ tọa kỳ họp kết luận cụ thể bằng văn bản. Điều đó phần nào thể hiện đƣợc năng lực và bản lĩnh chính trị của ngƣời đại biểu trong việc thực hiện chức năng đại diện của mình.
Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ khóa XVI đến nay, HĐND tỉnh Hà Giang đã có nhiều đổi mới về cơng tác chuẩn bị nội dung chất vấn, tạo các điều kiện thuận lợi cho đại biểu thực hiện quyền năng chất vấn tại kỳ họp. Điểm đáng chú ý là tại các kỳ họp thƣờng kỳ trong phiên khai mạc, bế mạc, chất vấn và trả lời chất vấn, HĐND tỉnh Hà Giang đã tổ chức truyền hình trực tiếp để nhân dân tồn tỉnh theo dõi. Chính vì vậy, hoạt động chất vấn đã làm sáng rõ đƣợc nhiều vấn đề dƣ luận xã hội quan tâm, cử tri thắc mắc do các cơ quan chức năng giải quyết kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.
VD: Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, đại biểu là Phó Trƣởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh đã chất vấn UBND tỉnh Hà Giang nhƣ sau:
Nguyên nhân, lý do UBND tỉnh chưa thực hiện việc rà soát và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012 đối với các dự án đăng ký hoàn thành trong năm 2012 trước ngày 15/6/2012 theo tinh thần Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 8/3/2012 của UBND tỉnh? Trách nhiệm thuộc cấp nào, cơ quan nào?
Hay có đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Tài chính “Việc cấp kinh phí cho học sinh bán trú dân nuôi theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các trường phổ thơng dân tộc bán trú năm 2011-2012 chậm 7 tháng (cuối tháng 4/2012 mới cấp cho các huyện) vì vậy các trường bán trú của
Các ý kiến chất vấn trên của các đại biểu HĐND tỉnh đều đƣợc UBND tỉnh Hà Giang, Sở Tài chính trả lời nghiêm túc bằng văn bản, giải trình đƣợc các ý kiến chất vấn của đại biểu, đồng thời UBND tỉnh và các ngành liên quan phải khắc phục nguyên nhân và điều chỉnh thực hiện theo đúng quy định.
Tóm lại, chất vấn là một nội dung quan rọng trong các kỳ họp đƣợc coi là
một biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền giám sát của HĐND. Thông qua chất vấn đại biểu HĐND thể hiện rõ năng lực và bản lĩnh chính trị của mình. Qua thực tế cho thấy kỳ họp nào có nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu và trả lời chất vấn tốt thì khơng khí của kỳ họp dân chủ và thẳng thắn. Khi mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vắn đƣợc đặt đúng lúc, đúng chỗ để xem xét giải quyết trên cơ sở khách quan, xuất phát từ lợi ích của dân thì có tác dụng trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tồn tại, vƣớng mắc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Những năm gần đây, mặc dù tại các kỳ họp của HĐND tỉnh đã có nhiều biện pháp quan tâm đến hoạt động này, nhƣng nhìn chung chất vấn của HĐND vẫn cịn hình thức, chƣa đạt đƣợc hết những mục đích, yêu cầu do thực tiễn đặt ra.
3.3.1.3. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu:
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu là một công cụ giám sát đã đƣợc quy định tại khoản 5, Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Tuy nhiên, năm 2012 Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội, về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Hà Giang, khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016 mới tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho 16 ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu đó là: “Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường
trực HĐND, Trưởng các Ban HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các Ủy viên UBND tỉnh”. Đây là lần đầu tiên HĐND tỉnh tiến hành
lấy phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu, nên việc lấy phiếu tín nhiệm đã đƣợc thực hiện một cách thận trọng, nghiệm túc,các nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu