6. Kết cấu của khóa luận
2.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ
Trước khi phân tích kết quả hồi quy, số liệu thống kê mơ tả của các dữ liệu được trình bày dưới Bảng 2.7 để hiểu mơ hình các biến số và diễn giải của chúng.
Từ thống kê mô tả trong Bảng 2.7 ở trên, có một số số liệu nổi bật sau:
Thứ nhất, Giá trị trung bình của ROA và ROE là khoảng 0,61% và 10,9%. Ngành
ngân hàng được xem là có lợi nhuận tích cực trong thời gian từ 2015 đến 2018. Tuy nhiên, giá trị trung bình của ROA và ROE có xu hướng gần với giá trị tối thiểu cho thấy thực tế là có nhiều ngân hàng có mức lợi nhuận thấp hơn mức trung bình trên thị trường. Kết quả khá gần với kết quả của nghiên cứu Batten và Vo (2014). Sự cách biệt giữa giá trị tối thiểu và tối đa của ROA và ROE cũng biểu thị sự biến động cao của các ngân hàng trong giai đoạn 2015 và 2018.
Thứ hai, một con số thú vị khác của thống kế trên là độ lệch chuẩn của ROA và
ROE là 0,71% và 7,77%. Những con số này nhỏ hơn so với nghiên cứu của Sufian (2012) ở khu vực Nam Á và nghiên cứu của Dinh (2013) ở một số ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á. Điều đó có thể chỉ ra rằng lợi nhuận của các Ngân hàng Việt Nam thường ít biến động hơn so với các nước trong cùng khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Thứ ba, về chỉ số TA (Tổng tài sản của các ngân hàng), có thể thấy có sự khác
biệt rất lớn giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Ngồi ra, giá trị trung bình có xu hướng gần với giá trị nhỏ nhất. Do đó, có thể khẳng định rằng có phần lớn các ngân hàng quy mơ nhỏ và vừa trong khi số lượng ngân hàng lớn là khá nhỏ trên thị trường ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn này lại chiếm hơn 40% thị trường với quy mô lớn gấp nhiều lần so với các ngân hàng vừa và nhỏ.
Thứ tư, nhìn vào tổng các khoản cho vay trên tổng tài sản được ký hiệu (TL/TA)
có giá trị trung bình khá lớn khoảng 66,88%. Do đó, các khoản cho vay vẫn đóng vai trị là một khoản mục lớn trong kinh doanh của các ngân hàng. Điều này phù hợp với tình hình của ngành ngân hàng tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Dinh (2013) với tính tốn rằng tỷ lệ cho vay trung bình của các ngân hàng là khoảng 50%.
Thứ năm, tương tự như các khoản vay của khách hàng, không thể phủ nhận rằng
tiền gửi của khách hàng vẫn đóng vai trị quan trọng nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2015-2018. Tính trung bình có 78,95% tổng nợ phải trả của các ngân hàng là tiền gửi của khách hàng, được ký hiệu (DEP/TLI). Nhìn chung, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam tiếp tục coi trọng hình thức kinh doanh truyền thống khi hầu hết chỉ cung cấp các hoạt động cho vay trong khi mơ hình ngân hàng hiện đại trên thế giới cung cấp các hoạt động kinh doanh khác đa dạng hơn cho khách hàng.
Thứ sáu, đáng chú ý là rủi ro tín dụng được tính bằng tổng nợ xấu (NPLs) trên
tổng các khoản cho vay của khách hàng (ký hiệu là NPL/TL). Giá trị trung bình của nợ xấu là khoảng 1,67%, thấp hơn mức 5,1% của các ngân hàng tại châu Âu, tuy nhiên nó
ROE ROA
Biến Coef. Std. Err. P>|t| Coef. Std.
Err.
P>|t|
vẫn cao hơn tỷ lệ 1,5% của các thị trường ngân hàng trưởng thành và ổn định như Nhật Bản và Mỹ vào cuối năm 2017 (Ủy ban rủi ro hệ thống châu Âu, 2017). Với tỷ lệ nợ xấu tối đa khoảng hơn 5,8%, một số ngân hàng tại Việt Nam đang tích cực cải thiện và xử lý các khoản nợ xấu.
Thứ bảy, thu nhập từ các nguồn khác ngồi lãi vẫn cịn hạn chế khi xem xét đến
chỉ số thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập hoạt động được ký hiệu là (NOI/TOI). Giá trị trung bình của thu nhập ngồi lãi trên tổng thu nhập khá thấp khoảng 22% trong khi giá trị tối thiểu ở một số ngân hàng ở mức rất thấp khoảng 5%. Điều này cho thấy thực tế là các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ dựa vào thu nhập lãi. Trong khi đó ở một số ngân hàng, thu nhập lãi có thể là nguồn bù đắp cho các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh khác.
Thứ tám, hiệu quả hoạt động (ký hiệu TOE/TOI) được tính bằng tổng chi phí hoạt
động so với tổng thu nhập hoạt động có giá trị trung bình là khoảng 49,24% với độ lệch chuẩn tương đối cao hơn so với các biến giải thích khác. Độ lệch chuẩn cao hơn hàm ý sự khác biệt lớn trong hiệu quả của mỗi ngân hàng trong việc quản lý hoạt động của họ.
Thứ chín, đối với các yếu tố bên ngoài, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình
khoảng 7% mỗi năm trong khi độ lệch chuẩn khá thấp ở mức 0,14%. Nền kinh tế ở Việt Nam được nhận định khá ổn định do sự điều tiết chặt chẽ của chính quyền. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát (INFL) khá thấp và có độ dao động tương đối. Tỷ lệ lạm phát trung bình là gần 4% trong 4 năm qua. Năm 2011 tỷ lệ lạm phát là hơn 18% trong khi năm gần đây nhất 2018 chỉ là 3,5%. Tỷ lệ lạm phát những năm gần đây thấp cho thấy sự nỗ lực trong việc thi hành các chính sách ổn định vĩ mơ. Tỷ lệ lạm phát dao động có thể là một yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận do thực tế là thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam phần lớn chỉ dựa vào thu nhập từ lãi. Bên cạnh đó, mức độ tập trung trong ngành ngân hàng ở Việt Nam là khá cao với 5 ngân hàng lớn nhất chiếm hơn 40% tổng tài sản thị trường. Nó là yếu tố cho phép các ngân hàng đầu ngành có sức mạnh thị trường để tạo ra sự độc quyền và ảnh hưởng đến lợi nhuận.