KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 741 (Trang 58)

6. Kết cấu của khóa luận

2.4. KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH

Phần này sẽ trình bày kết quả của hồi quy để quyết định xem các giả thuyết được đề xuất có được chấp nhận hay bác bỏ. Bên cạnh đó, so sánh với các nghiên cứu hiện có khác để đưa vào phân tích các lý do có thể xảy ra đằng sau.

2.4.1. Ket quả Hồi quy mơ hình

Ta có kết quả Hồi quy mơ hình như Bảng 2.8:

Chỉ sốNPL/TL -0.392* 0.2114 0.080 -0.09*** 0.016 0.008 Chỉ sốTE/TA - 0.432*** 0.1261 0.009 0.014 0.007 0.116 Chỉ sốDEP/TLI - 0.121*** 0.0413 0.004 -0.003 0.002 0.105 Chỉ sốTOE/TOI - 0.355*** 0.0356 0.000 -0.022* 0.001 0.000 Chỉ sốLOGTA 0.017 0.0211 0.221 -0.002 0.002 0.564 Chỉ sốNOI/TOI -0.035 0.0328 0.925 0.000 0.001 0.823 Chỉ sốGDP -0.469 0.5919 0.439 -0.069*** 0.038 0.009 Chỉ sốINFL 0.339*** 0.0645 0.000 0.022*** 0.003 0.003 Chỉ sốCONC 0.228** 0.1198 0.047 0.0161 0.008 0.478 BP tổng thể R2 64% 80% Số lượng quan sát 48 48 Prob > (KQ Test) 0 0

Cấu trúc tài sản Chỉ số TL/TA H1 + Từ chối Chất lượng tài sản (Rủi

ro

tín dụng)

Chỉ số NPL/TL

H2 - Chấp nhận

Quy mô vốn chủ sở hữu Chỉ số TE/TA H3 + Chấp nhận một

phần (-) Cấu trúc tài chính Chỉ số

DEP/TLI

H4 + Từ chối

Hiệu quả hoạt động Chỉ số TOE/TOI

H5 - Chấp nhận

Quy mô ngân hàng Chỉ số logTA H6 +/- Từ chối

Đa dạng thu nhập Chỉ số NOI/TOI H7 +/- Từ chối Tốc độ tăng trưởng GDP Chỉ số GDP H8 +/- Chấp nhận một phần Lạm phát Chỉ số INF H9 + Chấp nhận

Tập trung thị trường Chỉ số CONC H10 + Chấp nhận một

phần

Note: * tương ứng với các mức ý nghĩa:*** p<0.01, **p<0.05, *p<0.1

(Nguồn: Từ các tính tốn của tác giả qua Stata)

Khóa luận tốt nghiệp 42 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Bảng 2.8 ở trên trình bày kết quả hồi quy cho ROA và ROE bằng mơ hình tác

động cố định (FEM). Có 48 quan sát trong đó có 12 ngân hàng thương mại trong thời

gian 4 năm để chạy các mơ hình. Bình phương tong the R2 phản ánh tỷ lệ phần trăm

phương sai của các biến phụ thuộc có thể được giải thích bằng các biến độc lập của

mơ hình. Bình phương tổng thể R2của các mơ hình ROA và ROE đều cao, tương

ứng 64% và 80%. Giá trị Prob cho F-test của 2 mơ hình, là xác suất mà tất cả các hệ số trong các mơ hình đều bằng 0. Nó nhỏ hơn mức ý nghĩa 1% nên các mơ hình được xác nhận là đủ ý nghĩa thống kê.

Dựa trên kết quả của hồi quy, ta có bảng tổng hợp các gải thuyết được trình bày trong Bảng 2.9 dưới đây:

2.4.2. Phân tích các yếu tố bên trong

2.4.2.1 Cơ cấu tài sản (Mức cho vay)

Do tổng tài sản của một ngân hàng thương mại chủ yếu bao gồm các khoản vay của khách hàng, nên cấu trúc tài sản sẽ được tính bằng tỷ lệ các khoản cho vay đối với khách hàng trên tổng tài sản. Có thể thấy được các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng với giá trị trung bình của nó trong thời gian kiểm tra luôn ở mức trên 50%. Tuy nhiên, ngược lại với kỳ vọng, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các khoản vay của khách hàng và lợi nhuận là không đáng kể ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, giả thuyết H1 bị bác bỏ.

Kết quả khá bất ngờ vì rõ ràng nó trái ngước lại với hầu hết các nghiên cứu hiện có về vai trị của các khoản vay đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại như nghiên

cứu của Guru và các cộng sự (2002) tại Malaysia. Tại Việt Nam, trong khi đó nghiên cứu của Batten & Vo (2014) không bao gồm các khoản cho vay vào nghiên cứu của họ, thì Dinh (2013) chỉ ra rằng các khoản cho vay có thể là yếu tố thúc đẩy tích cực đến lợi nhuận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ của các hệ số trong nghiên cứu của Dinh (2013)

là khá nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với các hệ số khác của biến. Điều đó có thể được hiểu là mức độ cho vay có thể có thể giải thích sự thay đổi về lợi nhuận nhưng nó khơng có ý nghĩa thống kê hoặc có ý nghĩa ở một mức độ rất nhỏ. Nghiên cứu này có sự cập nhập về giai đoạn (4 năm gần đây nhất), trong khi nghiên cứu của Batten &Vo (2014) chỉ bao gồm giai đoạn đến hết năm 2012. Điều này chỉ ra rằng có một số thay đổi nhất định trong

mơi trường kinh doanh dẫn đến sự khác biệt về kết quả. Bên cạnh đó, có thể suy ra từ bài viết này rằng các yếu tố khác ngồi cho vay có sức mạnh ảnh hưởng tốt hơn trong việc giải thích sự thay đổi lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ 2015 đến 2018 tại Việt Nam.

2.4.2.2 Chất lượng tài sản (Rủi ro tín dụng)

các khoản cho vay đối với khách hàng của họ, điều này làm cho chất lượng các khoản cho vay trở thành chỉ số quan trọng nhất về chất lượng tài sản ngân hàng. Ket quả cho thấy chất lượng của tài sản dường như có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận, đặc biệt là về ROE. Các hệ số trong mơ hình ROE và ROA là âm với mức ý nghĩa tương ứng là 10% và 1%.

Kết quả trên tương đồng với các nghiên cứu hiện có khác như Sufian (2012) và Dinh (2013), những nghiên cứu này cùng tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận mặc dù trong nghiên cứu họ đã sử dụng các chỉ số khác với bài viết này là dự phòng rủi ro cho các khoản vay so với tổng dư nợ. Kết quả nghiên cứu này được coi là hợp lý và phù hợp vì tỷ lệ nợ xấu cao hơn có nghĩa là tỷ lệ khách hàng vay có lịch sử tín dụng xấu cao hơn. Điều đó có thể làm giảm thu nhập lãi của ngân hàng. Trong trường hợp tồi tệ, khi các khoản vay không thể thu hồi, ngân hàng phải cân nhắc việc xử lý các khoản vay, tuyên bố khoản vay là không thể thu hổi được và ghi nhận đó là một khoản lỗ trong báo các kết quả kinh doanh. Hơn nữa, số lượng nợ xấu cao sẽ khiến các ngân hàng chịu mức chi phí cao hơn để giám sát các khoản vay. Kết quả là, điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng.

Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là tiêu chuẩn phân loại nợ xấu ở Việt Nam khơng phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình hình thực tế của các ngân hàng do việc thực thi không đúng quy định trong các báo cáo và việc thao túng dữ liệu từ các cấp quản lý. Để đạt được mức lợi nhuận trong ngắn hạn, các nhà quản lý ngân hàng có thể đã bỏ qua các tiêu chuẩn phân loại nợ quan trọng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và che giấu tình trạng thực tế của các khoản nợ. Do đó, tình trạng thực tế có thể xấu hơn so với đo lường.

2.4.2.3 Quy mô vốn Chủ sở hữu (Mức vốn chủ sở hữu)

Mức độ vốn chủ sở hữu được dự kiến sẽ có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo kết quả của mơ hình hồi quy, có thể nhận thấy rằng mức vốn chủ sở hữu có ý nghĩa lớn với hệ số âm ở mức ý nghĩa 1% với ROE. Trong khi đó,

có sự khác biệt kết quả giữa ROA và ROE. Kết quả trên phản ánh ảnh hưởng ngược chiều của vốn chủ sở hữu với ROE và ảnh hưởng cùng chiều với ROA.

Kết quả khác biệt này có thể dễ dàng nhận thấy do thực tế là ROE được tính tốn trên cơ sở lợi nhuận rịng trên tổng số vốn chủ sở hữu. Do đó, vốn chủ sở hữu được càng nhiều, tỷ lệ ROE càng thấp. Quan trọng hơn, kết quả khác biệt giữa ROA và ROE cũng có thể ngụ ý rằng tác dụng phụ của việc tăng vốn chủ sở trong các ngân hàng có thể làm giảm lợi nhuận.

Kết quả khác biệt về quy mô vốn chủ sở hữu giữa ROA và ROE phù hợp với nghiên cứu của Guru và các cộng sự (2002) tại Malaysia. Họ cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều của quy mô vốn chủ sở hữu với ROE. Trong nhiều trường hợp trên thực tế, các ngân hàng thương mại sử dụng các khoản nợ làm đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, hành vi này có nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính hoặc nguy cơ dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng. Nhìn lại lịch sử các ngân hàng Mỹ, sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother năm 2008 đã khiến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, còn được gọi là khủng hoảng nợ khi nhiều ngân hàng vay không có khả năng trả được nợ. Do đó, Guru và các cộng sự(2002) đưa ra ý tưởng cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận bằng việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu vì vốn chủ sở hữu giúp các ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và giúp phần làm giảm rủi ro phá sản.

Trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những khó khăn trong thị trường tài chính và nền kinh tế đã buộc nhiều ngân hàng Việt Nam phải giảm quy mô đồng thời tăng mức vốn chủ sở hữu như một yêu cầu đảm bảo sự an toàn từ Ngân hàng Nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo một hệ thống ngân hàng lành mạnh để tránh rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu phù hợp có thể được sử dụng như một lá chắn chống lại rủi ro tín dụng. Do đó, nhiều ngân hàng đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu vì u cầu tỷ lệ an tồn vốn của Ngân hàng nhà nước thay vì mục đích mở rộng kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2015 đến

2018. Có thể thấy qua dữ liệu mỗi năm, các ngân hàng thương mại Việt nam đều tăng mức vốn chủ sở hữu.

2.4.2.4 Cấu trúc tài chính (Mức tiền gửi)

Mặc dù hầu hết các tài liệu nghiên cứu trước đây khơng chú ý đến vai trị của tiền gửi, nhưng phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam, tiền gửi có thể là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể để xác định lợi nhuận. Thơng qua kết quả từ mơ hình cho thấy giá trị tiền gửi trung bình ở mức cao khoảng gần 80%. Điều đó có nghĩa là trung bình hơn 75% nợ phải trả là tiền gửi của khách hàng.

Kết quả từ hồi quy cho thấy mức tiền gửi có ý nghĩa thống kê trong mơ hình ROE ở mức ý nghĩa 1% trong khi khơng có ý nghĩa rõ ràng nào cho mơ hình với ROA. Hướng tác động là ngược chiều theo khẳng định của Dinh (2013) về tác động của tiền gửi đến lợi nhuận. Tuy nhiên, nó mâu thuẫn với những phát hiện của Sufian (2012) ở các nước Nam Á, nhà nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng lớn hơn sẽ thu hút mức tiền gửi cao hơn so với các ngân hàng nhỏ vì vậy có khả năng kiếm được nhiều tiền lãi hơn. Khẳng định này ngầm ngụ ý về vai trị của quy mơ ngân hàng. Ơng giả định mối liên hệ giữa tỷ lệ tiền gửi và mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh càng lớn, ngân hàng càng có nhiều cơ hội thu hút nhiều người gửi tiền hơn.

Tuy nhiên, mức tiền gửi có thể khơng phải là tác động chính trong trường hợp của Việt Nam. Tác động ngược chiều của tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể được giải thích bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hướng truyền thống của các ngân hàng. Thuật ngữ “Cạnh tranh lãi suất” được cho là khá phổ biến tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Thay vì việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và sản phẩm, thực tế là các ngân hàng Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng cách áp dụng mức lãi suất tiền gửi có lợi hơn cho khách hàng. Điều này đôi khi dẫn đến một cuộc chiến lãi suất trên thị trường. Nó cho thấy rằng ngành ngân hàng ở Việt Nam vẫn chủ yếu cạnh tranh theo hướng kinh doanh truyền thống. Bên cạnh lời giải

thích này, nó cũng biểu thị rằng việc mở rộng gây quỹ mà khơng có chiến lược phù hợp và hiệu quả có thể gây lãng phí quỹ và dẫn đến lợi nhuận thấp.

2.4.2.5 Hiệu quả hoạt động

về hiệu quả trong hoạt động, P-Value ở mức 0 trong cả hai mơ hình ROA và ROE cho thấy kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số âm của chỉ số tổng chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động có hàm ý rằng tỷ lệ này càng thấp nghĩa là hiệu quả càng cao sẽ giúp nâng cao lợi nhuận. Kết quả này được minh chứng bởi kết quả của các nghiên cứu khác, đặc biệt là Bateen và Võ (2014), người cũng sử dụng tỷ lệ chi phí trên thu nhập để phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tỷ lệ chi phí thấp so với thu nhập cho thấy sự hiệu quả trong quản lý của các ngân hàng. Mặc dù các nghiên cứu trước đây sử dụng các chỉ số khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động như chi phí trên tổng tài sản. Tuy nhiên, các ý tưởng đều có phần giống nhau bằng phương pháp tính tốn giữa đầu vào cần thiết để tạo ra một khoản thu nhập hoặc tài sản nhất định.

2.4.2.6 Quy mơ ngân hàng

Đối lập với những gì được kỳ vọng trong phần phát triển giả thuyết, quy mô ngân hàng được biểu thị bằng Logarit của tổng tài sản khơng có ý nghĩa thống kê trong cả mơ hình ROE và ROA. Mặc dù có những phát hiện khác nhau về ảnh hưởng của quy mô ngân hàng trong các tài liệu nghiên cứu hiện có trên thế giới, kết quả này cho thấy sự phù hợp với những nghiên cứu từ Dinh (2013) trong bối cảnh Việt Nam. Ông nhận thấy rằng quy mơ ngân hàng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng tại nước ngồi nhưng biến quy mơ dường như không phải là yếu tố quan trọng đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả của bài viết này và Dinh (2013) đều mâu thuẫn với kết quả của Batten và Võ (2014) khi họ tuyên bố có sự tồn tại của mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả của Batten và Vo (2014) có với hệ số tương quan của biến quy mơ là khá nhỏ. Do đó, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng quy mô của ngân hàng không nhất thiết mang lại lợi thế cạnh tranh hay bất kỳ bất lợi nào cho các ngân hàng trong trường hợp của

Việt Nam. Lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố khác như quản trị, chiến lược, tầm nhìn và kỹ năng của các cấp quản lý hoặc hiệu quả hoạt động.

2.4.2.7 Đa dạng hóa thu nhập (Thu nhập ngồi lãi)

Trong phạm vi của nghiên cứu này, đa dạng hóa được biểu thị bằng phần trăm thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động. Mức độ đa dạng hóa càng cao được biểu thị bằng mức thu nhập ngoài lãi cao. Trong một môi trường kinh doanh hiện đại và năng động, các ngân hàng có xu hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bằng cách

khơng chỉ dựa vào các hoạt động cho vay truyền thống mà còn mở rộng kinh doanh của họ sang các dịch vụ khác để kiếm các loại phí như phí bảo hiểm hoặc phí dịch vụ. Như đã đề cập ở trên, giả thuyết đa dạng hóa thu nhập được kỳ vọng sẽ có một vai trị nhất định trong việc xác định lợi nhuận của các ngân hàng tại Việt Nam do vai trò ngày càng quan trọng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận trong cả hai mơ hình ROA và ROE. Hệ số của mơ hình ROE là âm, có nghĩa

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại việt nam giai đoạn 2015 2018 khoá luận tốt nghiệp 741 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w