6. Kết cấu của khóa luận
3.1 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU
3.1.4 Các ngân hàng có nhiều vốn chủ sở hữuhơn cóxu hướng kiếm lợi nhuận thấp
nhuận
thấp hơn so với những ngân hàng có ít vốn chủ sở hữu hơn
Mức vốn chủ sở hữu được chứng minh là có tác động khác nhau trên 2 mơ hình
ROA và ROE. Mức vốn chủ sở hữu cao có xu hướng làm tăng tỷ lệ ROA nhưng mối quan hệ này khơng có nhiều ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ của mức vốn chủ sở hữu với ROE là có ý nghĩa thống kê nhưng có tác động ngược chiều. Sự gia tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn nghiên cứu có liên quan nhiều hơn đến yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước hơn là cho mục đich mở rộng trong kinh doanh của các ngân hàng. Có vẻ như các ngân hàng có nhiều vốn chủ sở hữu hơn có xu hướng kiếm lợi nhuận thấp hơn so với những ngân hàng có ít vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn 2015-2018, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng mức vốn để tuân thủ đầy đủ “Basel 2” do “Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng” đề xuất. Điểm chính của “Basel 2” là tiêu chuẩn về an toàn vốn để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ dự trữ đề phòng các rủi ro khác nhau. Áp dụng tiêu chuẩn “Basel 2” là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc và trao quyền cho ngành ngân hàng
của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích hoạt động an tồn và hiệu quả, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Do đó, việc tăng vốn trong giai đoạn này chủ yếu là nhằm phục vụ mục đích an tồn vốn. Vốn chủ sở hữu nhiều hơn cũng tạo ra một thách thức cho các ngân hàng để giải quyết bài toàn làm thế nào để sử dụng vốn đó kiếm lợi nhuận. Do đó, việc tăng vốn có thể làm giảm mức sinh lời của các ngân hàng.