Thực trạng tổ chức thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 70 - 92)

3.2. Thực trạng hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Chi nhánh Bảo hiểm

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giám sát

3.2.2.1. Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG

a) Giám sát hồ sơ tham gia BHTG và tình hình thực hiện chế độ thơng tin báo cáo

Trong giai đoạn từ 2014 đến 2017, Chi nhánh tiếp nhận các nguồn thông tin đầu vào như sau:

- Hồ sơ pháp lý: Gửi khi tổ chức mới tham gia BHTG và khi có thay đổi. - Báo cáo theo yêu cầu của BHTGVN: Báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị, thường được gửi định kỳ theo năm.

- Báo cáo quản trị, điều hành: báo cáo định kỳ hàng năm. - Báo cáo đột xuất: Gửi khi có sự kiện đột xuất.

chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. - Bảng kê số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm: Để làm cơ sở giám sát và tính phí (theo định kỳ quý, 6 tháng hoặc cả năm).

Quy trình tiếp nhận thơng tin báo cáo được thực hiện như sơ đồ bên dưới:

Tiếp nhận thông tin báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG Đúng Kiểm tra tự động Đúng Kiểm tra nghiệp vụ Đúng Cập nhật dữ liệu vào Kho dữ liệu Thông tin báo cáo Sai Sai

Thông báo, u cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp lại

thơng tin

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình tiếp nhận thơng tin báo cáo của Chi nhánh

Nguồn: Phòng giám sát – Chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội Khi giám sát tình

hình thực hiện thông tin báo cáo của các TCTD, Chi nhánh đánh giá tình hình chấp hành các quy định về thơng tin báo cáo của từng tổ chức tham gia BHTG theo các tiêu chí về tính đầy đủ (số lần nộp thiếu báo cáo); tính kịp thời (số lần nộp khơng đúng thời hạn quy định) và tính chính xác (số lần sai sót) của các loại báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTGVN.

Công tác nhận số liệu trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG đã giúp Chi nhánh chủ động trong vấn đề tiếp nhận và xử lý nguồn thơng tin của mình, cập nhật được các dữ liệu thơng tin và chủ động kiểm tra tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, do hạn chế của các QTDND là kỹ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu nên có khơng ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp cận thơng tin báo cáo.

Cụ thể tình hình tiếp nhận thơng tin báo cáo của các TCTD ở Chi nhánh từ năm 2014 đến 2017 như sau:

- Đối với các NHTM: Các đơn vị đã cơ bản chấp hành đúng chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Hàng tháng, đơn vị đã thực hiện gửi bảng cân đối kế toán và báo cáo các chỉ tiêu thống kê theo quy định qua đường truyền file.

- Đối với các QTDND:

+ Bảng CĐKT tháng: 100% các QTDND trên địa bàn gửi báo cáo hàng tháng, trong đó khoảng 90% số đơn vị gửi đúng thời gian quy định, 10% số đơn vị gửi chậm. Về chất lượng báo cáo, đa số các đơn vị gửi báo cáo đảm bảo các điều kiện kiểm tra, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị phải tiến hành tra soát, chỉnh sửa số liệu cho khớp đúng.

+ Báo cáo thống kê: Trung bình có khoảng 70% đơn vị nộp báo cáo thống kê hàng tháng. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa gửi đủ chỉ tiêu theo yêu cầu của BHTGVN, chẳng hạn như chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu góp vốn mua cổ phần,…

+ Báo cáo theo u cầu của BHTGVN: Trung bình có khoảng 65% đơn vị gửi báo cáo loại này. Nhìn chung tỷ lệ này cịn thấp và các báo cáo chưa được đảm bảo theo đúng quy định của BHTGVN.

Như vậy, trừ bảng cân đối kế toán, các báo cáo còn lại mà Chi nhánh nhận được từ các QTDND chưa đầy đủ về số lượng các chỉ tiêu và chất lượng các chỉ tiêu chưa cao. Do đó, việc tính tốn các chỉ tiêu giám sát liên quan của Chi nhánh chưa thể thực hiện đầy đủ, ảnh hưởng đến công tác giám sát, đánh giá rủi ro.

Qua thực trạng trên ta thấy, công tác thu nhận thông tin báo cáo của Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. 100% các TCTD được giám sát, giúp các TCTD và đặc biệt là các QTDND có định hướng hoạt động của mình. Tuy nhiên địa bàn hoạt động của Chi nhánh trải rộng, có nhiều QTDND nhỏ, ở xa trung tâm, trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc đơn đốc gửi báo cáo vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.

b) Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phí BHTG

Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ. Tuy nhiên, theo quy định của BHTGVN, Chi nhánh chỉ thực hiện giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG của các QTDND và tổ chức tài chính vi mơ. Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG của các NHTM do Trụ sở chính BHTGVN thực hiện.

Việc giám sát các quy định của pháp luật về phí BHTG dựa trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo liên quan do các TCTD gửi nộp. Căn cứ vào thơng tin, số liệu đó để xác định: Số phí phải nộp, đối chiếu số phí phải nộp với số phí thực nộp để xác định số phí thừa hoặc nộp thiếu, xác định thời hạn nộp phí theo quy định. Qua việc giám sát, nếu phát hiện thấy có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, Chi nhánh sẽ tiến hành xử lý: Đối với những đơn vị nộp thiếu, yêu cầu nộp bổ sung; Đối với những đơn vị nộp thừa, thối thu số phí thừa; Đối với những đơn vị vi phạm thời hạn nộp phí BHTG, xử phạt với mức phạt là 0,05% một ngày đối với số tiền chậm nộp. Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả thu phí BHTG (2014-2017) Năm 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014-2017 của Chi nhánh Qua bảng số liệu

trên ta thấy, số phí BHTG mà chi nhánh thu được từ các QTDND trên địa bàn tăng dần trong các năm từ 2014 đến 2016. Năm 2016 đạt 27.014 triệu đồng, tăng 4.530 triệu đồng (tăng 20,1%) so với năm 2015 và tăng hơn 50% so với năm 2014. Riêng năm 2017, số lượng QTDND Chi nhánh quản lý giảm 95 đơn vị (giảm 31,8%) so với năm 2016 do bàn giao địa bàn cho các chi nhánh khác, tuy nhiên số tiền phí thu

càng tăng cao. Bảng 3.7. Tổng hợp tình hình vi phạm về phí BHTG Năm 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2014-2017 của Chi nhánh Về tình hình vi phạm về

phí BHTG, gần đây số lượt đơn vị vi phạm về nộp thiếu và nộp chậm phí BHTG có xu hướng giảm dần. Điều đó chứng tỏ hoạt động giám sát cũng như hoạt động kiểm tra của Chi nhánh đã phát huy hiệu quả tích cực, kịp thời nhắc nhở giúp các QTDND thực hiện tốt hơn nghĩa vụ nộp phí BHTG. Nguyên nhân chính khiến các đơn vị tính và nộp thiếu phí là do: lấy sai số dư tiền gửi các tháng trong kỳ tính phí, chưa loại trừ tiền gửi của đối tượng khơng được bảo hiểm, tính sai số học,… Ngồi ra, nguyên nhân khiến các đơn vị vi phạm thời hạn nộp phí chủ yếu là nguyên nhân khách quan như lỗi do bưu điện chuyển phát chậm, do mạng của ngân hàng, do sai thông tin tài khoản nhận tiền của người thụ hưởng,… Chi nhánh đã cảnh báo, nhắc nhở để các đơn vị tránh tái phạm nhiều lần. Nhờ vậy, số lượt quỹ vi phạm giảm dần, các đơn vị chủ động nộp phí sớm, đúng thời hạn. Điều này cũng cho thấy uy tín của BHTGVN trong vấn đề bảo vệ người gửi tiền và tổ chức nhận tiền gửi ngày càng được nâng lên.

3.2.2.2. Xem xét việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và tình hình tài chính của TCTD

Đây là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG, quyết định tính hiệu quả và mục tiêu của hoạt động giám sát.

xu thế biến đổi. Một số chỉ tiêu giám sát chủ yếu trong nội dung này là: Nguồn vốn, chất lượng tài sản có, các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động, kết quả kinh doanh,… Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát, kết hợp với báo cáo giám sát, Chi nhánh thực hiện đánh giá những đơn vị vi phạm quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng.

(1) Về nguồn vốn

Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động ngân hàng trên địa bàn cơ bản vẫn được ổn định và có mức tăng trưởng đáng kể cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt là các TCTD có địa bàn hoạt động tốt. Trong giai đoạn từ 2014 đến 2017, tổng nguồn vốn của các TCTD có mức tăng trưởng tương đối tốt, bên cạnh yếu tố tăng trưởng nội tại, trong các năm qua, nguồn vốn huy động từ các nguồn lực bên ngoài cũng đã giúp các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn đảm bảo được sự ổn định trong hoạt động và tăng trưởng, đặc biệt là các đơn vị có uy tín trên địa bàn.

Bảng 3.8. Nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn

Đơn vị: Tỷ đồng Số Năm TCTD 2014 296 2015 299 2016 320 2017 225

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2014-2017 của Chi nhánh Từ bảng số liệu ta thấy,

nguồn vốn hoạt động của các TCTD tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2017, tổng nguồn vốn đạt 2.487.884 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2016 và tăng 62,2% so với năm 2014. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn tự có chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn, vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.

Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, mức vốn pháp định của các TCTD như sau:

+ Ngân hàng thương mại, QTDND Trung ương: 3000 tỷ đồng + Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng + Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

+ Cơng ty tài chính: 500 tỷ đồng

+ Cơng ty cho th tài chính: 150 tỷ đồng + QTDND cơ sở: 0,1 tỷ đồng

Trên thực tế, các TCTD trên địa bàn Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện tốt quy định của Chính phủ về đảm bảo mức vốn điều lệ. Theo kết quả giám sát của Chi nhánh, trong thời gian qua, các TCTD đều đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định. Năm 2014, tổng vốn điều lệ của các TCTD đạt 109.908 tỷ đồng nhưng đến năm 2017, dù số lượng QTDND Chi nhánh quản lý có giảm đi đáng kể, tổng vốn điều lệ của các TCTD đã đạt 156.867 tỷ đồng, tăng 42.7% so với năm 2014. Hàng quý, đều có các TCTD tăng vốn điều lệ. Như vậy, việc tăng vốn điều lệ trong những năm gần đây của các TCTD trên địa bàn rất được chú trọng.

- Vốn huy động

Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tiếp tục tăng và ổn định do tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tốt. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động là 2.024.767 tỷ đồng, tăng 30,6% so với năm 2016 và 44,3% so với năm 2015. Trong hoạt động ngân hàng việc chủ động được nguồn vốn huy động là điều sống cịn với bất kỳ TCTD nào. Nó vừa giúp chủ động được hoạt động kinh doanh, vừa thể hiện được uy tín và thương hiệu của đơn vị đó trên thị trường.

Thời gian qua, tuy việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng khó khăn, gay gắt nhưng kết quả tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm cho thấy hoạt động của các TCTD trên địa bàn đã có được lịng tin từ cơng chúng. Qua số liệu giám sát cho thấy các NHTM lớn, có uy tín đều chiếm thị phần lớn về huy động vốn so với các TCTD khác trên địa bàn, chẳng hạn như NHTM cổ phần Quân

Đội, NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam. (2) Về chất lƣợng tài sản có

Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý. Khi giám sát chất lượng tài sản có, ta phải đánh giá được tài sản có sinh lời của TCTD. Kết quả giám sát trong giai đoạn 2014-2017 cho thấy khả năng sử dụng vốn của các TCTD trên địa bàn Chi nhánh đều có mức tăng trưởng tương đối tốt, tài sản có sinh lời tăng và tổng dư nợ của các TCTD đều tăng. Năm 2014, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản đạt 89,3%. Đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên thành 91,3%. Việc tài sản có sinh lời tăng xuất phát từ việc các TCTD đều tăng về quy mô và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Tổng dư nợ trên toàn địa bàn tăng nhanh, trong đó khối NHTM tăng khá cao. Dư nợ giai đoạn 2014 - 2016 tăng trưởng khá ổn định (năm 2015 tăng 127.457 tỷ đồng so với năm 2014, đạt tỷ lệ 16,9%; năm 2016 tăng 156.071 tỷ đồng so với năm 2015, đạt tỷ lệ 17,7%). Năm 2017, mặc dù số lượng tổ chức tham gia BHTG chi nhánh quản lý giảm 95 đơn vị so với năm 2016 nhưng tổng dư nợ tăng 344.043 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt 33,2%. Điều này cho thấy các TCTD đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Qua số liệu hàng năm cho thấy, chất lượng tín dụng của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn tương đối an toàn và hiệu quả. Việc tồn tại nợ xấu, nợ quá hạn của các TCTD là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên khi nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp thì có thể dễ dàng xử lý và kiểm sốt. Nếu nợ xấu, nợ q hạn q cao thì TCTD có nguy cơ rủi ro cao. Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nằm ở mức dưới 3% và có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ năm 2014 ở mức cao là 5,2% nhưng giảm dần vào các năm sau và đến năm 2017 chỉ còn 2,9%. Kết quả này cho thấy các TCTD ngày càng quan tâm và thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý nợ.

Bảng 3.9. Dƣ nợ của các TCTD trên địa bàn (2014-2017) Đơn vị: tỷ đồng Số Năm TCTD 2014 296 2015 299 2016 320 2017 225

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2014-2017 của Chi nhánh Nhìn chung, chất lượng

tín dụng của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn tương đối an toàn và hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp và trong giới hạn kiểm soát.

(3) Về lợi nhuận

Mặc dù hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn 2014-2017 nhưng kết quả kinh doanh của các TCTD trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan. Chênh lệch thu nhập – chi phí tăng trưởng cao và ổn định. Đến cuối năm 2017, tổng chênh lệch thu chi của các đơn vị trên địa bàn đạt 23.170 tỷ đồng, tăng 67,2% so với năm 2016 và tăng gần 3 lần so với năm 2014. Điều này chứng tỏ, dù phải đối diện với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hệ thống các TCTD đã có những bước phát triển mạnh mẽ và mang lại

Bảng 3.10. Tình hình thu nhập – chi phí của các TCTD Thu nhập Năm Tổng Thu từ Thu từ hoạt Tỷ số hoạt động lệ động tín (%) dịch vụ dụng 2014 224.142 191.275 85,3 2015 241.966 201.666 83,3 2016 260.212 220.339 84,7

Về cơ cấu thu nhập, có thể thấy thu nhập của các TCTD chủ yếu từ hoạt động tín dụng (như thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi), trung bình chiếm khoảng 85% tổng thu nhập. Tuy nhiên, đối với các QTDND, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm gần như tồn bộ, chiếm trên 90% tổng thu nhập của các quỹ. Điều này chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của QTDND còn hạn chế nên nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 70 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w