Hoàn thiện lập kế hoạch giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 103 - 104)

4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gử

4.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch giám sát

Để việc lập kế hoạch giám sát được hiệu quả hơn, giảm bớt tính chủ quan và bám sát hơn với tình hình thực tế, Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá các dữ liệu thống kê, dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và năng lực, khả năng phát triển của đơn vị mình nói riêng. Căn cứ

vào tình hình thực hiện hoạt động giám sát các năm trước và các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện kế hoạch để có những điều chỉnh cho hợp lý.

Việc phân bổ nguồn lực thực hiện hoạt động giám sát các TCTD cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và kết quả giám sát. Tại Chi nhánh hiện nay, cán bộ được phân công quản lý theo địa bàn nhưng do khối lượng tổ chức tham gia BHTG khá nhiều nên sẽ gây khó khăn cho cơng tác phân tích. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có kế hoạch phân tổ giám sát theo từng chỉ tiêu kinh tế kết hợp với phân tổ giám sát theo địa bàn quản lý, chẳng hạn như:

+ Phân tổ giám sát về nguồn vốn và sử dụng vốn. + Phân tổ giám sát về nợ quá hạn.

+ Phân tổ giám sát về thu phí, tính phí, nhận báo cáo.

Ở nước ta hiện nay, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng đang rất phát triển khiến cho việc nghiên cứu cũng như phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu của TCTD qua đó xếp loại cho từng chỉ tiêu đó khơng hề dễ dàng. Do vậy, việc phân tổ này sẽ rất phù hợp với tình hình hiện nay, khi mà cần có nhưng chuyên gia hiểu biết một cách sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng và các nguồn thơng tin kinh tế - tài chính đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w