4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Hồn thiện hệ thống kế tốn ngân hàng
Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát đầy đủ, chính xác và thống nhất, cần dựa trên cơ sở một hệ thống kế toán phù hợp, theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán thống nhất, đáp ứng được yêu cầu của cơng tác quản lý kinh tế, tài chính. Trong những năm qua, hệ thống kế tốn ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể song vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Hệ thống tài khoản kế toán đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được yêu cầu quản lý và sát với thông lệ quốc tế. Nhiều tài khoản kế toán khá chi tiết và cụ thể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác quản lý, mặt khác có những tài khoản lại khơng cụ thể đã gây trở ngại cho cơng tác quản lý và kiểm sốt ngân hàng, đặc biệt là quản lý chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro,… Những tồn tại trên khơng những gây khó khăn cho các TCTD trong việc thực thi các quy chế an tồn trong hoạt động ngân hàng mà cịn là rào cản đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của TCTD. Vì vậy, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi hệ thống kế toán ngân hàng và phải tiến hành một cách toàn diện bao gồm chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, nội dung hạch toán, chế độ chứng từ. Việc sửa đổi, bổ sung phải trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường, đảm bảo tính cơng khai minh bạch và dễ nhận biết, tơn trọng và vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với trình độ
quản lý kinh tế tài chính hiện tại của các TCTD ở nước ta.
- Có cơ chế tài chính phù hợp với tổ chức nhận tiền gửi trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin của tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các QTDND hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ cho việc quản lý, điều hành của tổ chức nhận tiền gửi cũng như công tác giám sát của BHTGVN. Thời gian qua, một số phần mềm phục vụ cho công tác giám sát của BHTGVN đã được triển khai và cài đặt tại máy tính của tổ chức tham gia BHTG việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin của TCTD là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này địi hỏi nguồn kinh phí lớn, vượt quá khả năng tài chính của tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các đơn vị ở vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi vậy, NHNN và Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho TCTD để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin.
- Nâng cao hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm
Từ tháng 8/2017, hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm đã được Nhà nước ta quy định là tối đa 75 triệu đồng, tăng 25 triệu đồng so với mức trước đó. Mặc dù vậy, hạn mức này vẫn là thấp, chưa phù hợp với mục tiêu bảo vệ lợi ích của đa số người gửi tiền của BHTGVN. Việc đề xuất nâng hạn mức chi trả tiền gửi hợp lý là nguyện vọng chính đáng, khơng chỉ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền mà còn tạo tâm lý yên tâm khi gửi tiền vào các TCTD, qua đó hạn chế được tình trạng đột biến rút tiền gửi khi có sự cố về hoạt động ngân hàng.
Do đó, NHNN cần nghiên cứu và có đề xuất với Chính phủ để có lộ trình sớm điều chỉnh hạn mức chi trả tiền bảo hiểm phù hợp, nhờ đó đảm bảo sự an tồn, ổn định cho các TCTD cũng như củng cố niềm tin công chúng.
- Thay đổi phương thức tính phí BHTG
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng chính sách phí BHTG đồng hạng, khơng dựa trên mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tham gia BHTG. Theo đó, tất cả các tổ chức tham gia BHTG đều áp dụng mức phí cố định 0,15%/năm trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Thực tế này chưa khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt
động lành mạnh và hiệu quả.
Áp dụng phí BHTG theo mức độ rủi ro là một định hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi đó, các tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí theo mức tương ứng với mức độ rủi ro của tổ chức. Như vậy, việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro để giảm mức phí phải nộp. Vì vậy, đề nghị NHNN cùng các bộ ngành liên quan nghiên cứu mơ hình tính phí theo mức độ rủi ro để đáp ứng được sự biến động của nền kinh tế.