Quy trình chứng khốn hóa tiêu biểu

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khóa luận tốt nghiệp 660 (Trang 31 - 34)

Nhìn sơ đồ ta thấy, khi NHTM thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng khi đó tại NHTM sẽ hình thành một danh mục tín dụng với các nhóm các khoản vay

có chất lượng tín dụng khác nhau (danh mục tài sản tài chính). Sau đó tại bước 2, NHTM chuyển danh mục tài sản tài chính muốn chứng khốn hóa sang cho SPV thông qua một hợp đồng mua bán tài sản. Do đó SPV có thể tồn quyền sử dụng dịng tiền tương lai của tài sản này làm cơ sở đảm bảo cho chứng khoán nợ phát hành. Để được phát hành chứng khốn nợ thì SPV phải được định mức tín nhiệm. Sau khi đủ các điều kiện về mức độ tín nhiệm và các u cầu khác thì SPV thực hiện phát hành chứng khốn thơng qua tổ chức bảo lãnh phát hành. SPV phát hành các trái phiếu cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư thành chủ sở hữu của các dịng tiền tương lai của SPV. Bên cạnh đó thì SPV cũng th cơng ty quản lý tài sản, cơng ty này có nhiệm vụ quản lý danh mục tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi thư nhắc nhở đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục siết nợ khi cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên. Sau đó SPV thanh tốn tiền mua danh mục tài sản cho ngân hàng bằng tiền thu được từ phát hành chứng khoán. Khi người đi vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng ở bước 6a, thì ngân

hàng sẽ dùng tiền thu được này trả cho SPV thông qua công ty quản lý tài sản (bước 6b). Cuối cùng SPV sử dụng khoản tiền gốc và lãi này trả cho nhà đầu tư khi đến hạn thanh toán. Trong trường hợp chưa thu về kịp các khoản thu từ bên có nghĩa vụ thanh tốn (người đi vay) thì SPV sẽ được hỗ trợ từ tổ chức hỗ trợ thanh toán.

b. Bán các khoản cho vay

Mua bán nợ là việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ khoản nợ trên cơ sở hợp đồng mua, bán nợ, trong đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ tương ứng cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Các ngân hàng thường bán các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro. Thông thường, ngân hàng bán nợ vẫn giữ nguyên quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán. Với quyền này thì ngân hàng có thể thu nhập từ lệ phí quản lý khoản vay từ việc thu nợ hồi chuyển các khoản phải thu này cho những người mua nợ, ngân hàng cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay nhằm bảo đảm rằng người đi vay tôn trọng mọi điều khoản của hợp đồng vay vốn.

Bán nợ cho phép các ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Việc bán các khoản cho vay cũng làm giảm tốc độ tăng tài sản của ngân hàng, điều này giúp cho nhà quản lý duy trì tốt hơn sự cân bằng giữa tốc độ tăng nguồn vốn và rủi ro tín dụng. Những ngân hàng mua các khoản tín dụng cũng có thể đa dạng hóa danh mục cho vay, mở rộng danh mục cho vay sang các lĩnh vực mới bên ngoài thị trường truyền thống và giúp hạn chế thấp rủi ro, giảm chi phí vay nợ của ngân hàng mua nợ.

c. Sử dụng các cơng cụ phái sinh

• Hợp đồng phái sinh tín dụng:

Một trong số những cơng cụ điển hình nhất của các cơng cụ phái sinh tín dụng là hợp đồng trao đổi tín dụng. Trong đó, hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Hoạt động này sẽ được thông qua một tổ chức trung gian, tổ chức này có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về hợp đồng sẽ được hoàn tất để nhận được những khoản phí bổ sung.

Ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tín dụng. Ở mức độ vi mơ, phái sinh tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Ở mức độ vĩ mô, công cụ phái sinh được sử dụng để tạo ra một tổ hợp chứng khoán để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của một số lượng lớn các món vay cho vay cùng một lúc.

Một dạng khác của hợp đồng trao đổi tín dụng và hợp đồng trao đổi tồn bộ thu nhập. Hợp đồng này có thể bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia một tỷ lệ thu nhập cụ thể trên các khoản tín dụng của họ.

• Hợp đồng quyền chọn tín dụng:

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một cơng cụ bảo vệ giúp ngân hàng trước rủi ro chi phí vốn tăng do chất lượng tín dụng giảm sút. Hợp đồng này đảm bảo thanh tốn tồn bộ khoản vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc khơng thể được thanh tốn. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu được những khoản thanh tốn như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ khơng được sử dụng.

Ví dụ: Một ngân hàng lo ngại rằng mức xếp hạng tín dụng của nó sẽ có thể giảm trước khi ngân hàng phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn và do vậy, ngân hàng buộc phải trả một mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Một giải pháp trong hoàn cảnh này là ngân hàng mua một hợp đồng quyền chọn bán trái phiếu với mức chênh lệch lãi suất cơ bản cam kết trong hợp đồng được xác định là mức phổ biến trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng. Hợp đồng quyền chọn sẽ thanh tốn tồn bộ phần chênh lệch lãi suất cơ bản thực tế vượt trên phần chênh lệch lãi suất cơ bản được thỏa thuận.

• Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng

Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng là sự kết hợp giữa một trái phiếu doanh nghiệp thông thường và một hợp đồng hốn đổi tín dụng (CDS). Trái phiếu này giúp tổ chức vay vốn linh hoạt hơn trong thanh toán. Trái phiếu này thường được sử dụng trong mơ hình phát hành chứng khốn hóa tổng hợp

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khóa luận tốt nghiệp 660 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w