Mơ hình phát hành trái phiếu tổng hợp

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khóa luận tốt nghiệp 660 (Trang 34)

Nhìn sơ đồ ta thấy, ngân hàng có một danh mục tài sản tín dụng. Ngân hàng thực hiện bán rủi ro tín dụng sang cho một cơng ty có mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle -SPV) bằng một hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng. Qua đó ngân hàng sẽ thanh toán cho SPV (bên bán bảo vệ) một khoản phí bảo hiểm cố định định kỳ.SPV mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao rủi ro này cho nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (CLN). Sau đó, cơng ty này dùng tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu và phí bảo hiểm rủi ro tín dụng để đầu tư vào các tài sản có ít rủi ro hơn như trái phiếu chính phủ.

Như vậy, về bản chất, nhà đầu tư mua trái phiếu thông thường cộng với việc mua rủi ro tín dụng của một tài sản tham chiếu, do đó nhận được lãi trái phiếu kết hợp với một khoản phí bảo hiểm rủi ro tín dụng từ việc bán bảo hiểm rủi ro tín dụng.Trong thời hạn trái phiếu, nếu khơng xảy ra sự kiện tín dụng nào thì nhà đầu tư sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gốc tại thời điểm đáo hạn trái phiếu. Nhưng nếu có sự kiện tín dụng xảy ra, nhà đầu tư sẽ khơng nhận được toàn bộ số tiền gốc của trái phiếu, mà chỉ nhận được số tiền gốc trừ đi tổn thất rủi ro tín dụng của gốc tài sản tham chiếu. Ở Việt Nam, trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng chưa phát triển. Nguyên nhân là chưa có tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín để định giá danh mục tài sản có rủi ro, quy định pháp lý để cho các cơng ty mua tài sản có rủi ro tín dụng cịn thiếu cơ sở và thị trường mua bán nợ chưa thực sự phát triển.

1.3. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂNHÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Mỹ

Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu mà ngun nhân chính là khủng hoảng tín dụng nhà ở năm 2007 -2008, các ngân hàng ở Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong cơng tác quản trị RRTD, từ đó rút ra được những kinh nghiệm như sau:

- Đa số các ngân hàng Mỹ thường duy trì mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của khách hàng, giảm thiểu các rủi ro phát sinh đồng thời có thể thu thêm lợi nhuận từ các sản phẩm tài chính đa dạng của mình, duy trì được mối quan hệ với khách hàng lâu dài.Đồng thời, bên đi vay cũng sẽ có được một nguồn vốn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng tốt, ổn định.

- Tài sản thế chấp được xem trọng dù chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp. Giá trị khoản vay được xác định tùy từng loại tài sản thế chấp, qua đó khách hàng có thể đáp ứng được các u cầu của ngân hàng để có được khoản tín dụng mong muốn. Các ngân hàng Mỹ cũng thường xuyên nắm vững và cập nhật thông tin về tài sản đảm bảo kịp thời để theo dõi, quản lý.

- Áp dụng hệ số tín nhiệm của khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này định kỳ trong suốt thời hạn vay, kịp thời phát hiện các dấu hiệu xấu. Do đó giữ mối liên hệ với khách hàng, liên tục cập nhật thông tin từ khách hàng là một khâu

mấu chốt quan trọng.

- Các ngân hàng Mỹ rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ, tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi nợ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ. Điều này giúp ngân hàng sớm giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thu hồi nợ đồng thời tiết kiệm thời gian hơn.

- Các ngân hàng Mỹ áp dụng mơ hình cho điểm tín dụng tiêu dùng gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, số điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác...

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hàn Quốc hiện đang là một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, những kinh nghiệm từ điều hành và quản lý RRTD tại các ngân hàng Hàn Quốc đáng để Việt Nam phải quan tâm, đáng chú ý là:

- Các ngân hàng Hàn Quốc chú trọng áp dụng các tiến bộ về công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng một hệ thống cân bằng quản lý rủi ro với cơ cấu và quy trình lý tưởng đối với việc quyết định rủi ro, qua đó đáp ứng được các chính sách về giám sát tín dụng và các kỳ vọng của khách hàng về an toàn. Họ thiết lập các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin và quản lý khách hàng một cách khoa học, trật tự, tự động cập nhật và phân loại, xếp hạng tín dụng một cách nhanh chóng, giúp các cán bộ khi muốn tìm hiểu về khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được tất cả các thông tin cần thiết.

- Tuy nhiên, vấn đề về chính sách mở rộng tín dụng quá tham vọng trở thành nguy cơ gây thua lỗ của ngân hàng. Do áp lực về doanh số, các cán bộ phải mở rộng quan hệ tín dụng bằng mọi cách, điều này dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro đạo đức hoặc việc thực hiện sai các quy trình trong chính sách tín dụng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc là một nền kinh tế lớn và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ,được dự đốn trở thành một trong ba trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Các nguyên nhân chính phát sinh các khoản nợ xấu chủ yếu là:

- Các ngân hàng Trung Quốc cho vay dựa trên tài sản đảm bảo với tỷ lệ quá cao. Các tài sản sử dụng làm tài sản đảm bảo có chất lượng thấp, mức độ rủi ro cao, thậm chí cịn là cổ phiếu của chính ngân hàng mình, các khoản vay kém hiệu quả...

- Các ngân hàng Trung Quốc thực hiện khâu giám sát lỏng lẻo, không thỏa đáng, đặc biệt với các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn nhanh, việc giám sát khách hàng sử dụng vốn thiếu chặt chẽ.

- Việc cho vay dựa trên tài sản hình thành từ vốn tràn lan mang tới rủi ro lớn đối với các ngân hàng ở đây. Tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải làm sụt giảm giá bất động sản, các tài sản chưa hình thành bị giảm giá trị, dẫn tới nguy cơ không thu hồi được vốn, kể cả khi xử lý tài sản đảm bảo.

- Trình độ chun mơn của cán bộ cịn thấp trong khi áp lực dư nợ tăng quá nhanh dẫn tới việc quản lý, giám sát các khoản nợ và ngay trong khâu thẩm định có nhiều khúc mắc.

- RRTD cịn xuất phát từ thói quen cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - những nguồn trả nợ thứ cấp, trong khi đó khơng đánh giá thận trọng nguồn trả nợ chính.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên vẫn cịn thua kém nhiều nước trên thế giới. Bài học cho các

NHTM Việt Nam từ kinh nghiệm của ba cường quốc kinh tế là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc như sau:

- Thứ nhất, các NHTM cần phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, từ đó khơng chỉ tăng được doanh thu mà cịn thu thập được các thơng tin cần thiết, kịp thời phát hiện ra những điểm có thể dẫn tới rủi ro để xử lý.

- Thứ hai, các NHTM cần xây dựng cho mình một hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại, giúp cán bộ của mình cập nhật liên tục thơng tin từ khách hàng, nâng cao cơng tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro.

- Thứ ba, chất lượng cán bộ cần được nâng cao, không chỉ về kiến thức nghiệp vụ mà còn về đạo đức, bởi con người là một yếu tố hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Thứ tư, tài sản đảm bảo là ràng buộc của khách hàng với ngân hàng, tuy nhiên chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp. Các NHTM cần có quy định rõ ràng về tài sản đảm bảo, tránh các tổn thất mất vốn do việc cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo.

- Thứ năm, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình thang xếp hạng và

đánh giá chất lượng tín dụng chặt chẽ đối với khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro khi cho vay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng và RRTD: khái quát, các đặc điểm và phân loại tín dụng, RRTD, các loại RRTD, các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. Đồng thời, trong chương 1 cũng đề cập

tới các nguyên nhân phát sinh RRTD tại các NHTM của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc:

Về nguyên nhân: xuất phát phần lớn từ việc quản lý, kiểm soát cho vay yếu kém, chất lượng tín dụng khơng được coi trọng; nguyên nhân từ chất lượng và đạo đức của cán bộ ngân hàng và việc cho vay dựa trên nguồn trả nợ thứ cấp là TSBĐ; nguyên nhân do việc mở rộng tín dụng quá mức dẫn tới RRTD.

Về mặt quản lý RRTD: nhấn mạnh việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tổng thể với khách hàng; phát triển hệ thống thông tin khách hàng đầy đủ, khoa học, hiện đại, liên tục cập nhật; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng chặt chẽ,

phù hợp; nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và chú trọng vào nguồn trả nợ chính khi cho vay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI TPBANH - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TPBANK CN HOÀN KIẾM 2.1.1. Sự ra đời và phát triên

Ngân hàng Tiên Phong là ngân hàng Thương mại cổ phần được thành lập vào ngày 05/05/2008, số vốn điều lệ là 5.842 tỷ đồng. TPBank thừa hưởng sức mạnh từ các cổ đơng chiến lược vững mạnh trong và ngồi nước gồm Tập đoàn Vàng bạc Đá q DOJI, Tập đồn Cơng nghệ FPT, Tổng cơng ty Tái bảo hiểm Việt Nam

(Vinare), Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore), Cơng ty Tài chính Quốc tế IFC (thuộc World Bank) và quỹ đầu tư PYN Elite Fund.

Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản TPBank đạt gần 165 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 3.900 tỷ đồng, tăng 71.3% so với năm 2018, tổng huy động đạt trên 147 nghìn tỷ đồng. Với định hướng tập trung vào ngân hàng bán lẻ, tín dụng của TPBank trong năm tăng trưởng ổn định với dư nợ đạt gần 102 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%. Chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn ln được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.28%.

Với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank phát triển những sản phẩm và dịch vụ được tối ưu bởi công nghệ kỹ thuật và tự hào là ngân hàng đầu tiên vượt trội về mảng ngân hàng số tại Việt Nam. Hướng đến phân khúc khách hàng trẻ trung năng động, những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng TPBank đang ngày được tin dùng vì tiện lợi. Khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, ngân hàng TPBank luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi, dễ dàng sử dụng khắp mọi nơi, như EBank với tảng công nghệ HTML5, LiveBank - hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7, Savy - ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay - thanh toán bằng mã QR code. TPBank đã ứng dụng thành cơng trợ lý ảo T’Aio với trí thơng minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay...

Mặc dù bề dày hoạt động chưa lâu, Ngân hàng Tiên Phong đã đạt được những thành tựu nhất định và rất nhiều giải thưởng danh giá được trao tặng trong và ngoài nước. Năm 2018, TPBank được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm từ B2 lên B1,

được tạp chí tài chính GBM trao giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Trong sự kiện kỉ niệm 10 năm thành lập, TPBank được Đảng và Nhà nước trao tặng HCLĐ hạng Ba cao quý. Mới đây vào năm 2019, TPBank nằm trong top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á theo bình chọn của The Asian Banker, đạt giải Tổ chức tài chính xuất sắc Châu Á - Thái Bình Dương theo đánh giá của Enterprise Asia, Top 10 ngân hàng uy tín tại Việt Nam.

Sở hữu hệ thống chi nhánh trải dài trên 16 tỉnh thành, TPBank có số lượng điểm giao dịch đạt hơn 200 điểm, gồm 65 chi nhánh/phòng giao dịch, 71 cây ATM, 72 ngân hàng tự động LiveBank, tổng số lượng khách hàng cá nhân đạt mức 3 triệu người.

TPBank cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngồi như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite Fund. Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khốn TP. Hồ Chí Minh.

TPBank CN Hồn Kiếm tiền thân là Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Ngày 06/09/2011, Theo các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức Tín dụng 2011, thực hiện nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị, Sở Giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã chính thức được chấp thuận đổi tên theo Quyết định số 1239/HAN-TTGS ngày 28/07/2011 của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, thành Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hồn Kiếm. Trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại số 38-40 Hàng Da, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tương tự các điểm giao dịch khác trên toàn hệ thống, TPBank Chi nhánh Hồn Kiếm cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: nhận tiền gửi bằng VND, USD; tài trợ vốn vay cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, tiến độ giải ngân nhanh nhất nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng; cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh; thực hiện các dịch vụ: bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lương hộ, phát hành và cung cấp các tiện ích thẻ ngân hàng, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính. Sau gần 10 năm hoạt động, TPBank Chi nhánh Hồn Kiếm đã có nhiều đóng góp tích cực cho q trình phát triển của TPBank.

2.1.2. Bộ máy tô chức

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tơ chức tại TPBank Chi nhánh Hồn Kiếm

Chức năng các phịng ban, tại TPBank Chi nhánh Hồn Kiếm

- Phịng khách hàng doanh nghiệp: Đây là phịng ban có chức năng chính là phục vụ mảng khách hàng doanh nghiệp, thực hiện mục đích chung của ngân hàng là huy động nguồn vốn, cung cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng dựa trên chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Tiên Phong. Đồng thời trực tiếp quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho các khách hàng

doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân: Là bộ phận trực tiếp giao dịch ở phân khúc khách hàng cá nhân, khai thác vốn, triển khai các hoạt động tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các khách hàng cá nhân, dựa theo chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của TPBank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

- Phịng kế tốn: Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khóa luận tốt nghiệp 660 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w