Tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 650 (Trang 45 - 50)

1.1.9 .Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP PVcomBank

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank giai đoạn 2015-

2017

2.1.2.1. Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 Trong năm 2015, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới có nhiều biến động với sự lên giá mạnh của đồng Đô la Mỹ (USD), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, Trung Quốc giảm giá mạnh đồng Nhân dân tệ (CNY) và sự sụt giảm thất thường của thị trường chứng khoán Trung Quốc.. .Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam chịu nhiều tác động, khiến biến động trên các thị trường tăng lên (lãi suất, tỷ giá và chứng khốn.). Tuy nhiên, sự phản ứng chính sách linh hoạt và những điều chỉnh chính sách kịp thời của các cơ quan hoạch định chính sách đã giúp ổn định thị trường và đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù vậy, vẫn cịn một số vấn đề cần được quan tâm nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Năm 2016, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp trong vòng 5 năm liên tiếp (dưới mức 3 ,7% của năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất lao động chậm cải thiện tại các nước phát triển, tăng trưởng thương mại toàn cầu thấp hơn dự kiến, giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm khá mạnh và những tác động tiêu cực từ Brexit. Trong khi đó, các chính sách nới lỏng tiền tệ (lãi suất thấp hoặc âm, các gói nới lỏng định lượng và định tính...) tại hầu hết các nước khơng mấy hiệu quả đối với tăng trưởng và lạm phát. Ngày 4/2/2016, bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước đã chính thức ký kết để xác thực lời văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Aucland, New Zealand đã mở ra nhiều cơ hội và thử thách cho Việt Nam.

Hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp đồng thời duy trì ổn định vĩ mơ. Cụ thể: Vốn cung ứng cho nền kinh tế tiếp tục tăng so với cuối năm 2015 nhờ thanh khoản khu vực ngân hàng dồi dào và diễn biến tích cực của thị trường chứng khốn (cổ phiếu và trái phiếu); phân bố nguồn vốn tín dụng cho các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực ưu tiên tiếp tục được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng; mặt bằng lãi suất huy động được duy trì khá ổn định, lãi suất cho vay chưa giảm được như kỳ vọng; hoạt động của khu vực tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển an tồn với mức đủ vốn bình quân của hệ thống cao hơn mức chuẩn an toàn. Nợ xấu được xử lý tích cực giúp giảm chi phí dự phịng rủi ro của các TCTD và tỷ lệ tăng của nợ xấu chậm lại qua các năm, góp phần gia tăng khả năng sinh lời của hệ thống TCTD phát triển an toàn, đảm bảo tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh

Năm 2017, hệ thống tài chính thực hiện khá tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nền tảng tài chính đang ngày càng được củng cố và đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự mất cân đối về cơ cấu của thị trường tài chính trong thời gian qua đã được cải thiện. Cụ thể là, đến cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ước đạt khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9% (trong khi cuối năm 2016 là 96,2%), các doanh nghiệp bảo hiểm là 3%, các công ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ là

1,1%. Mức đủ vốn bình qn của hệ thống tài chính theo báo cáo cao hơn mức quy định tối thiểu. Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tăng lên đáng kể. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân đạt 0,73%, trong khi năm 2016 chỉ là 0,62%; tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 10,1% trong khi năm 2016 là 7,79%. Đáng chú ý, đó là hệ thống tài chính đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Cuối năm 2017, số vốn cung ứng cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1% và vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016. Cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống TCTD, việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế được tăng cường. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017. Trong cùng giai đoạn, tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống TCTD đã giảm từ 78,4% xuống còn 64,6%.

Mặc dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực, quy mơ hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn ở mức khá khiêm tốn, một số định chế tài chính có quy mơ nhỏ vẫn tồn tại với mức đủ vốn thấp hơn quy định. Bên cạnh điểm sáng trên, thị trường tài chính năm 2017 cịn có một số ấn tượng tích cực khác. Đó là: tín dụng tập trung cao vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác với mức tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng. Tín dụng vào lĩnh vực nơng nghiệp tăng khoảng 18,7%, chiếm khoảng 8,11% tổng tín dụng, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành này từ mức 1,36% năm 2016 lên trên 3% năm 2017. Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh, ước tăng 65%, trong khi năm 2016 chỉ tăng 50,2%. Nợ xấu được xử lý nhanh hơn và triệt để hơn. Các TCTD đã hạn chế chuyển nợ sang Công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam (VAMC) và tích cực tự xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức như bán nợ, phát mãi tài sản bảo đảm, sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng và các hình thức khác. Năm 2017, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu như: trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo 36

đảm tại tịa án, tạo cơ chế xử lý tài chính đối với các TCTD khi bán nợ xấu. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại tăng trên 40%, tạo điều kiện để giảm lãi suất trong thời gian tới.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank

*Tài sản:

Biểu đồ 1: Tổng tài sản của PVcomBank giai đoạn 2014-2017 (đơn vị: triệu đồng)

Năm 2017, tổng tài sản của PVcomBank tăng trưởng 2,3% (tương ứng với mức tăng 2.624.362 triệu đồng so với năm 2016), duy trì mức tăng trưởng ổn định từ năm 2015 trở lại đây, trong đó:

- Cho vay và ứng trước khách hàng sau khi trích dự phịng rủi ro năm 2017 đạt 55.744.171 triệu đồng, tăng 12,94% so với năm 2016. Tín dụng có xu hướng tăng trưởng khá cao và nóng. Tuy nhiên, PVcomBank vẫn tuân thủ đúng quy định về giới hạn cho vay của NHNN cũng như vẫn kiểm sốt được tăng trưởng tín dụng như kế hoạch.

- Tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng tài sản bình quân chiếm 62%, phù hợp với định hướng hoạt động của ngân hàng và trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.

- Tiền gửi và cho vay các TCTD đạt 9.006.601 triệu đồng, tăng tới 17,1% so với năm 2016 và đã tăng trở lại sau khi giảm liên tục trong các năm 2014, 2015, 2016.

* Nguồn vốn:

Biểu đồ 2: Vốn chủ sở hữu của PVcomBank giai đoạn 2015 - 2017 (đơn vị: triệu đồng) Von chủ sở hữu 10,090,000 10,080,000 10,070,000 10,060,000 10,050,000 10,040,000 10,030,000 10,020,000 2015 2016 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017, PVcomBank)

- Cơ cấu nguồn vốn của PVcomBank (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) trong

các năm: 2015, 2016, 2017 khơng có biến động tăng giảm quá mạnh:

+ Ve các khỏan nợ phải trả: Năm 2017, nợ phải trả chiếm tới 91,36% tổng tài sản, đây là một tỷ số khá lớn so với tỷ số ở mức lý tưởng nhưng so với bản thân PvcomBank khơng có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn 2015 - 2017 đều ở mức giao động 90%. Trong đó, các khoản nợ chính phủ và tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng khoảng 10,23% trên tổng dư nợ phải trả.

+ Các khoản mục khác: phát hành giấy tờ có giá, cơng nợ khác chiếm 7,63% trên tổng nợ phải trả.

+ Trong tổng nợ phải trả, huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn duy trì tỷ trọng khá lớn (khoảng hơn 80%).

- về kỳ hạn huy động, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao khoảng 89,3%, gây áp lực trong việc sử dụng nguồn, đòi hỏi phải sử dụng vào những tài sản có lãi suất cao mới bủ bù đắp chi phí đồng thời mang lại hiệu quả. Tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm khoảng 10% tổng huy động từ khách hàng, đây là nguồn vốn có chi phí thấp cần được duy trì và nâng cao trong tương lai.

Chỉ tiêu 2015 Tỷ lệ 2015 (%) 2016 Tỷ lệ 2016 (%) 2017 Tỷ lệ 2017 (%) Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước______ 40.344.75 6 94,59 46.342.444 93,12 52.764.335 93,94 Cho vay chiết

khấu cơng cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có 2.313 0,005 2.131 0,004 14.334 0,03 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư______ 2.299.071 5,4 3.414.077 6,86 3.381.699 6,02 Nợ cho vay được khoanh và nợ 6.885 0,016 6.774 0,016 6.557 0,01 Tổng cộng 42.653.02 5 100 49.765.426 100 56.166.926 100

- Xét về loại tiền tệ, huy động VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 88% tổng huy động.

- Xét về đối tượng huy động: chiếm tỷ trọng lớn nhất là huy động vốn từ tổ chức kinh tế trong đó huy động từ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân giữ vai trò chủ đạo. Tiền gửi từ cá nhân, các đối tượng khác bị suy giảm do sự gia tăng cạnh tranh trong việc huy động vốn từ dân cư của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Biểu đồ 3: Lợi nhuận trước thuế của PVcomBank giai đoạn 2015 - 2017 (đơn vị: triệu đồng)

Lơi nhuân trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017,PVcomBank)

- Vốn chủ sở hữu năm 2017 đạt 10.063.266 triệu đồng, có sự tăng trở lại so

với năm 2016 sau khi năm 2016 giảm 0,4% so với năm 2015; chiếm 8,63% tổng tài sản. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.605 tỷ đồng, tăng 1,98 lần so với năm 2006 và tăng 9,63 lần so với năm 2003. Lợi nhuận năm 2016 giảm mạnh tới 48,62% so với năm 2015 đến năm 2017 đã có sự tăng nhẹ trở lại đạt 36.810 triệu đồng chủ yếu nhờ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 650 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w