Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 45)

-Điạ điểm: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại KBNN Bắc Ninh.

-Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ

NƢỚC BẮC NINH 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Bắc Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh.

KBNN Bắc Ninh đƣợc thành lập cùng với sự tái lập tỉnh Bắc Ninh (01/01/1997) với vị trí KBNN cấp tỉnh trực thuộc KBNN. Sau 20 xây dựng và phát triển, đến nay KBNN Bắc Ninh đã trƣởng thành, trở thành một trong những điểm quản lý quỹ NSNN lớn của các tỉnh phía bắc Hà Nội. Sự trƣởng thành của KBNN Bắc Ninh thể hiện trên nhiều mặt hoạt động.

Hoạt động quản lý quỹ NSNN tại KBNN Bắc Ninh đã đi vào nề nếp. Trong những năm gần đây KBNN Bắc Ninh đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn, tổ chức tốt quy trình thu NSNN, tổ chức các điểm thu cố định, lƣu động, cơng khai các thủ tục, quy trình thu, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, góp phần tập trung nhanh, đầy đủ, kịp thời các nguồn thu vào NSNN. Nhờ những nỗ lực đó, số thu hàng năm tại KBNN Bắc Ninh liên tục tăng, nếu nhƣ năm 1997 tổng thu NSNN là 198 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 21.482 tỷ đồng, tăng hơn 108 lần so với năm 1997. Cùng với việc tập trung tốt nguồn thu NSNN, hoạt động kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN cũng đƣợc KBNN Bắc Ninh quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Quy trình kiểm soát chi đã đƣợc xây dựng khoa học, linh hoạt, đúng chế độ, hỗ trợ các đơn vị sử dụng NSNN tự kiểm soát nội bộ khá tốt. Nếu nhƣ năm 1997 tổng chi NSNN của tỉnh mới đạt 238 tỷ đồng thì đến hết năm 2016 tổng chi NSNN đã tăng lên 19.750 tỷ đồng, tăng 83 lần so với năm 1997.

Cơng tác thanh tốn, hoạt động hạch tốn kế tốn đƣợc hiện đại hóa và có bƣớc phát triển nhanh. Đến nay KBNN Bắc Ninh đã có hệ thống thanh tốn

điện tử nội bộ khá đồng bộ, kết nối thanh toán điện tử với hệ thống thanh toán của ngân hàng. Nhờ hệ thống này, KBNN Bắc Ninh đã thanh toán chi trả đƣợc thực hiện một cách chính xác, nhanh và thuận tiện, đảm bảo an toàn cho hơn 1.000 đơn vị giao dịch của gần 6.000 tài khoản hoạt động tại hệ thống KBNN Bắc Ninh.

Các quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ XDCB đƣợc niêm yết công khai và phổ biến đến các chủ đầu tƣ. Đặc biệt năm 2014, KBNN Bắc Ninh đã trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ khách hàng để tra cứu các quy trình kiểm sốt, thanh toán của hệ thống KBNN. Nhờ vậy hoạt động kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, đặc biệt là kiểm sốt vốn đầu tƣ XDCB ln bảo đảm đúng nguyên tắc, chế độ, chính sách của Nhà nƣớc. - Triển khai dự án hiện đại hóa thu nộp NSNN và dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Năm 2012 KBNN Bắc Ninh đã chỉ đạo triển khai thực hiện thành cơng dự án hiện đại hóa thu nộp NSNN tại văn phòng KBNN Bắc Ninh và các KBNN trực thuộc, tạo tiền đề triển khai thực hiện dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Đến nay 8/8 KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đã thực hiện truyền nhận dữ liệu với cơ quan thuế thành công và truyền nhận thông suốt thông tin dữ liệu với các ngân hàng đƣợc ủy nhiệm thu.

Đối với các vị trí cơng việc có liên quan đến quản lý tiền, tài sản, KBNN Bắc Ninh đã lựa chọn, bố trí cán bộ, giáo dục đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề cho cán bộ, cơng chức. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ làm cơng tác kho quỹ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất liêm khiết, trung thực, phục vụ tận tình chu đáo với khách hàng. Trong nhiều năm qua không để xẩy ra trƣờng hợp chi trả thiếu cho khách, ngƣợc lại đã nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, cán bộ cơng chức KBNN Bắc Ninh đã trả lại 1.819

món tiền thừa cho khách hàng với số tiền là 832.100.000 đồng (món cao nhất là 101 triệu đồng), phát hiện và thu giữ 134.820.000 đồng tiền giả, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ, không để tiền giả lọt vào KBNN.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, qua gần 20 năm hoạt động KBNN Bắc Ninh cũng cịn một số hạn chế nhƣ: hạch tốn, phân chia nguồn thu NSNN vào các cấp ngân sách đối với một số khoản thu chƣa đúng quy định; kiểm sốt chi cịn chƣa chặt chẽ, một số trƣờng hợp còn sai quy định, chƣa thực sự chủ động, tích cực đơn đốc các đơn vị xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ, thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ...Việc chấp hành các quy định, quy trình, quy chế nghiệp vụ ở một số đơn vị KBNN huyện, thành phố, thị xã chƣa thật sự nghiêm túc. Hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát chƣa đƣợc chú trọng, chất lƣợng tự kiểm tra còn hạn chế.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

3.1.2.1. Tổ chức bộ máy cuả Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh

Thực hiện Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 07 năm 2015 Của Tổng Giám đốc KBNN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố Trung ƣơng. KBNN Bắc Ninh có Giám đốc và 02 phó Giám đốc, có 08 KBNN huyện, thành phố, thị xã, 07 phòng nghiệp vụ với tổng số cán bộ cơng chức, viên chức là 190 ngƣời, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 77%, 100% cán bộ nghiệp vụ đƣợc đào tạo qua các lớp tin học, có thể làm việc thơng thạo trên máy tính. Nhiệm vụ của KBNN Bắc Ninh là:

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê

duyệt và hƣớng dẫn của Kho bạc Nhà nƣớc.

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Hƣớng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nƣớc ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc theo

quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh.

- Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc - Lập báo cáo tài chính nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng, báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với

Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh;

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;...

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc Bắc Ninh

KHO BẠC NHÀ NƢỚC BẮC NINH Phịng Kế tốn nhà nƣớc Phịng Kiểm sốt chi Phịng Thanh tra – Kiểm tra Phịng Tin học Phịng tổ chức cán bộ Phịng Tài vụ Văn phịng KHO BẠC NHÀ NƢỚC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ Tổ Kế tốn Tổ Hành chính - tổng hợp

3.1.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh

Để phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và tổ chức hoạt động của KBNN, việc quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN Bắc Ninh đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- KBNN tỉnh quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSTW trên địa bàn đƣợc uỷ quyền; quản lý một phần vốn đầu tƣ xây dựng từ ngân sách tỉnh hoặc các nhiệm vụ chi do KBNN thơng báo.

Hiện tại văn phịng KBNN tỉnh có 01 phịng chun mơn gồm 10 cán bộ thực hiện cơng tác Kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ cho cả hai mảng chi NSNN trung ƣơng và NSNN địa phƣơng. Gồm 01 trƣởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm tồn bộ cơng việc của phòng trƣớc Ban giám đốc về các mặt hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, 02 phó trƣởng phịng giúp việc cho trƣởng phịng, 07 chun viên trƣợc tiếp đảm nhận kiểm soát thanh toán cho các dự án phát sinh đƣợc ghi kế hoạch hàng năm theo các Sở, Ban, Ngành đƣợc phân công phụ trách.

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc tại văn phịng Kho bạc Nhà nƣớc Bắc Ninh

Trƣởng phịng KSC Phó trƣởng phịng KSC Phó trƣởng phịng KSC Chun viên phịng KSC

3.2. Kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhànƣớc tại Kho bạc Nhà Nƣớc Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 nƣớc tại Kho bạc Nhà Nƣớc Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016

3.2.1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập năm 1997 từ tỉnh Hà Bắc cũ. Nằm trong châu thổ sông Hồng, Bắc Ninh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía bắc, tỉnh Hải Dƣơng ở phía Đơng, thành phố Hà Nội ở phía Nam và Tây. Bắc Ninh nằm sát ven dải hành lang đƣờng 18 và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tam giác tăng trƣởng Hà Nội- Hải Phịng- Quảng Ninh- Khu vực có tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu kinh tế mạnh. Trung tâm của tỉnh là thị xã Bắc Ninh, cách Hà Nội 40 km.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 803,87 km2 bằng 0,24% diện tích cả nƣớc. Đất nơng- lâm nghiệp chiếm 65,4% diện tích tự nhiên, đất chƣa sử dụng chiếm 11,1%. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với các thơng số trung bình về nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm đều cao, thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khả năng mở rộng nông nghiệp theo chiều rộng hầu nhƣ không nhiều. Bắc Ninh nằm trên các tuyến trục giao thông quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế văn hóa và thƣơng mại của phía Bắc. Về đƣờng bộ, có đƣờng quốc lộ 1A, 1B nối Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn; quốc lộ 18 nối Nội Bài- Bắc Ninh- Đông Triều- Hạ Long. Về đƣờng sắt, có đƣờng liên vận quốc tế đi Bắc Kinh (Trung Quốc). Về đƣờng sơng, có hệ thống đƣờng sơng gắn với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Ngoài thế mạnh về giao thơng, Bắc Ninh cịn gần các khu công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc Bộ.

* Đặc điểm kinh tế- xã hội:

Kinh tế- xã hội của Bắc Ninh có sự ổn định và phát triển; môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ngày càng đƣợc cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ theo hƣớng đồng bộ, hiện đại, lợi thế so sánh và nguồn lực phát triển

tiếp tục đƣợc phát huy theo hƣớng chủ động hội nhập quốc tế. Giá trị Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011- 2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2011 là 14.820 tỷ đồng, dự báo năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 tồn quốc. GRDP bình qn đầu ngƣời (2011) đạt 2,884 USD, dự báo năm 2015 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nƣớc, dự báo năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nơng thơn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/ năm. Đến năm 2015, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Bắc Ninh dự báo đạt 0,83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc).

* Đặc điểm các dự án đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Do điều kiện tỉnh Bắc Ninh mới đƣợc tái lập, nên nhu cầu đầu tƣ XDCB là rất lớn, trong giai đoạn 2012- 2016 đã có hàng trăm dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN đƣợc triển khai. Về cơ bản khi xây dựng danh mục các dự án đầu tƣ đã bám sát các chế độ chính sách hiện hành phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, xong thực tế vẫn còn một số vấn đề bất cập sau:

- Số dự án đƣợc bố trí khá nhiều chủ yếu là các dự án nhóm C, rất ít dự

án nhóm A và B, năm sau nhiều hơn năm trƣớc, đặc biệt các dự án giao thông và quản lý nhà nƣớc. Nhƣng chƣa quan tâm đến các dự án nông nghiệp, thuỷ lợi, y tế - xã hội và các cơng trình cộng cộng khác.

- Số dự án đƣợc bố trí triển khai khá lớn nhƣng chƣa tƣơng ứng với nguồn vốn, ví dụ năm 2012 có 1.605 dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn nhƣng tổng số vốn đƣợc bố trí theo kế hoạch chỉ đạt 1.380 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 0,859 tỷ đồng/1 dự án, đó là mức bình qn thấp so với tổng mức đầu tƣ bình quân của một dự án, nhƣ vậy chƣa đảm bảo tổng số vốn bố trí cho từng dự án

(tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt), có nghĩa là các dự án sẽ khơng thể hồn thành trong 5 năm đối với các dự án nhóm B và trong 3 năm đối với các dự án nhóm C.

Tuy nhiên các dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn trong giai đoạn 2013- 2016 có xu hƣớng giảm dần và tổng mức vốn kế hoạch bố trí cho các dự án tăng dần; năm 2013 có 1.155 dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn với tổng số vốn là 2.382,3 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 2,062 tỷ đồng/1 dự án, năm 2014 có 1.292 dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn với tổng số vốn là 2.897,1 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 2,242 tỷ đồng/1 dự án; năm 2015 có 1.352 dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn là 3.549 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 2,625 tỷ đồng/dự án; năm 2016 có có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w