Kết quả kinh doanh của một số NHTM VN 2012-2014

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu trong NHTMCP công thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 609 (Trang 52)

Đơn vị: Tỷ đồng 2012 2013 2014 7,302 ■ CTG ■ VCB ■ STB ■ EIB ■ SHB Nguồn: VietinBankvn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền 12/11 (%) Số tiền 13/12 (%) Số tiền 14/13 (%) 1. Tổng dư nợ________ 333.356 13,61 % 376289 12,88% 439869 16,90% 2. Nợ xấu____________ 11.70 1 122% 0 9.01 -23% 7 6.75 25%-

- Nợ dưới tiêu chuẩn 2.38 1 1.23 1 485 - Nợ nghi ngờ________ 4.28 1 4 2.40 0 3.40 - Nợ có k/n mất vốn 5.03 9 5.37 5 2.87 2 3. Nợ xấu/T. Dư nợ 3,51 % 2,39% %1,54 4. Trích lập DPRR 8.78 8 6 7.88 7 5.98 5.DPRR/Tổng dư nợ 2,64 % 2,10% %1,36 41

Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống năm 2014 là 7.300 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch ĐHĐCĐ, giữ vững vị trí dẫn đầu về lợi nhuận kinh doanh trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Trong đó, thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị tuyệt đối tăng 13% so với năm 2013 và tỷ trọng trên tổng thu nhập tăng đạt mức 10%. Tỷ suất sinh lời ROE và ROA lần lượt đạt 10,4% và 1,2%, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK 2.2.1. Tình hình nợ xấu tại VietinBank

2.2.1.1. Diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM VN giai đoạn 2012-2014

Để có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình nợ xấu của VietinBank trong 3 năm trở lại đây, chúng ta cần xem xét diễn biến nợ xấu của toàn ngành cùng trong giai đoạn ấy. Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã đi qua nhưng tác động của nó thì vẫn cịn kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khiến nợ xấu của các ngân hàng rơi vào tình trạng cảnh báo.Biểu đồ 2.5. Diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM VN 2012-2014

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2014, nợ xấu ở mức khá cao, mặc dù có biến động nhưng ln đảm bảo ở mức dưới 5%. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất vào quý 3/2012, ở mức 4,95%. Tuy nhiên đến cuối năm 2014, với sự nỗ lực của Chính phủ cũng như của các NHTM trong việc thực hiện đề án “xử lý nợ xấu 2011-2015”, mức nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống chỉ cịn 3,25%.

Nhìn lại bối cảnh kinh tế năm 2008 để tìm nguyên nhân nợ xấu, do ảnh hưởng từ 42

cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, cùng với lạm phát cao đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: Hàng tồn kho tăng cao, chi phí vốn doanh nghiệp tăng (do Chính phủ sử dụng chính sách vĩ mơ thắt chặt, lãi suất tăng nhằm kiềm chế lạm phát), môi trường kinh doanh biến động, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp... làm cho nhiều doanh nghiệp đã bị giải thể, phá sản. Chính điều này đã gây nên nợ xấu tồn đọng trong các NHTM cho đến thời điểm hiện nay, mà chủ yếu là nợ xấu bất động sản.

Trong những năm 2012-2014, nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn ì ạch, phục hồi chậm chạp, tăng trưởng ở mức thấp. Mặc dù mơi trường hoạt động vĩ mơ đã có cải thiện, tuy nhiên sức cầu của nền kinh tế rất yếu, sản xuất tiếp tục đình trệ, một số ngành có chỉ số tồn kho hàng hóa vẫn đứng ở mức cao, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn và xuất hiện yếu tố giảm phát đáng lo ngại.

Do vậy, hoạt động toàn ngành ngân hàng tiếp tục khó khăn, chất lượng tín dụng tiếp tục suy giảm, nợ xấu vẫn tăng mạnh. Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay đều giảm mạnh trong khi đó, chất lượng tài sản có suy giảm, chi phí dự phịng tăng cao đã làm cho lợi nhuận của ngành bị thu hẹp đáng kể.

2.2.1.2. Diễn biến nợ xấu tại VietinBank giai đoạn 2012-2014

a. Quy mơ nợ xấu

Trước hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của VietinBank trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tình hình nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2012-2014

43

Nợ xấu trong giai đoạn 2012-2014, xét về quy mơ có sự biến động lớn. Nợ xấu năm 2012 tăng mạnh với tốc độ là 122%, nhưng lại giảm 23% vào năm sau. Như vậy, quy mơ nợ xấu đã có xu hướng thu hẹp lại trong những năm tới.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của VietinBank ở mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành, đạt 2,39% (giảm so với năm 2012 là 1,12%). Nguyên nhân do trong năm 2013, toàn hệ thống VietinBank đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm) cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi...

Như vậy, trong bức tranh nợ xấu của các NHTM VN 2012-2014, VietinBank vẫn luôn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức khả quan, thấp hơn mức trung bình ngành.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM VN giai đoạn 2012-2014

■ CTG ■ VCB ■ STB ■ EIB ■ SHB ■ Toàn hệ thống

Nguồn: VietinBank và Sbv.gov.vn

Quy mơ nợ xấu có xu hướng giảm vào những năm tiếp theo, giảm 23% năm 2013 và năm 2014 đã giảm 25% so với năm 2013, với con số là 6.757 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống tới 1,54% (trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này đã tăng mạnh lên 4,67%).

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dư nợ 100,00 % 100,00% 100,00% Nợ nhóm 1+2 96,49 % 97,61% 98,46% Tỷ lệ nợ xấu 3,51% 2,39% 1,54 % - Nợ nhóm 3 0,71 % 0,33 % 0,11 % - Nợ nhóm 4 1,28 % 0,64 % 0,77 % - Nợ nhóm 5 1,51 % 1,43% 0,65% 44

Biểu đồ 2.7. Diễn biến nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2012-2014

6.00ớ/o 5.00ớ/o 4.00ớ/ 3.00ớ/ 2.00ớ/ 1.00ớ/ 0.00/ Illlllliih Nguồn: VietinBankzvn

Diễn biến tăng nợ xấu trong nửa đầu năm 2014 là đáng chú ý, gắn với ba nguyên nhân chính.

- Thứ nhất, nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều

doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi mà thậm chí xấu đi, ảnh hưởng đến năng lực trả nợ cho ngân hàng.

- Thứ hai, Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phịng (chặt chẽ và sát

thực hơn) dù mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6/2014 nhưng đã tác động đến số

liệu, là một nguyên nhân chính khiến nợ xấu của Vietinbank và nhiều ngân hàng

khác nói chung tăng lên.

- Thứ ba, cũng từ bối cảnh của nền kinh tế, thị trường bất động sản vẫn chưa

hồi

phục rõ ràng, việc xử lý nợ xấu bằng các tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó khăn.

b. Phân tích cơ cấu nợ xấu

V Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Khi xem xét nợ xấu theo phân loại nợ của thơng tư 02 thì nợ xấu chủ yếu rơi vào nợ nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có quy mơ lớn nhất năm 2012, 2013, ở mức 5.039 tỷ đồng vào năm 2012, năm 2013 tăng lên 5.375 tỷ đồng và giảm xuống trong năm 2014, chỉ cịn 2.872 tỷ đồng. Quy mơ nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) nhỏ hơn so với nợ nhóm 5, và có sự biến động thất

45

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) có quy mơ nhỏ nhất, có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do, nợ nhóm này đã dịch chuyển sang nợ nhóm 4 khi chúng đã quá hạn hơn 180 ngày.

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ VND

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014

Từ bảng cơ cấu nhóm nợ trên có thể thấy:

Nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nợ xấu (40%-60% tổng nợ xấu; khoảng 1,5% tổng dư nợ năm 2012, 2013), . Nguyên nhân là do khách hàng có nhiều khoản vay thì chỉ cần một khoản vay ở nhóm 5 thì các khoản vay khác cũng tự động chuyển nhóm. Hơn nữa, nợ ở nhóm 3, nhóm 4 nếu khơng được thanh tốn kịp thời cũng được chuyển dần xuống nhóm 5. Tại 31/12/2014, nợ nhóm 5 chỉ chiếm 0,65% tổng dư nợ là do VietinBank đã bán cho VAMC 4500 tỷ nợ xấu.

46

Nợ xấu nhóm 5 tăng cao như vậy chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực là doanh nghiệp, nhà thầu sản xuất vật liệu xây dựng, nơng nghiệp nơng thơn có liên quan xuất khẩu thị trường nước ngồi nhưng gặp khó.

S Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2012-2014

100ớ/ o 90ớ/ o 80ớ/ 70ớ/ 60ớ/ 50ớ/ 40ớ/ 30ớ/ 20ớ/ 10/ 2012 2013 2014 ■ Khác ■ CV tiêu dùng ■ Nông nghiệp ■ TMDV ■ Công

Nguồn: BCTD của VietinBank các năm 2012, 2013, 2014

Như vậy, tại VietinBank thì nhóm ngành cho vay có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là nhóm ngành cơng nghiệp, khối giao thơng vận tải và xây dựng. Các nhóm ngành này chiếm gần 50% tổng nợ xấu, năm 2014, đã gây ra 52% nợ xấu. Đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là do, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chậm thu hồi công nợ, đặc biệt các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, xây cơng trình được giao thường xun chưa được quyết tốn.

Nhóm ngành chiếm tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là nơng nghiệp, năm 2014 tuy có tăng

lên do xuất khẩu thị trường nước ngồi gặp khó, do dư nợ cho vay tăng lên nhưng vẫn

chỉ chiếm 11% tổng nợ xấu. Điều này cũng dễ hiểu bởi số dư cho vay ngành này cũng

rất thấp: năm 2012 là 2,49%; năm 2013 là 3% và năm 2014 là 3,37%.

S Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng

47

nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong các khoản cho vay đối với DNVVN, DNTN cũng đang có xu hướng tăng tương ứng với sự tăng lên của dư nợ cho vay nhóm này.

Vậy qua số liệu phân tích cho thấy nợ xấu chiếm một tỷ lệ không quá cao trong tổng dư nợ, ln ở dưới mức trung bình ngành, năm 2012 và 2013 đạt tỷ lệ thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết. Cụ thể: năm 2012, tỷ lệ này là 3,51%. Sang năm 2013,

do VietinBank đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ xấu hiệu quả nên tỷ

lệ này giảm xuống còn 2,39%. Năm 2014, tỷ lệ này chỉ cịn là 1,54%. Nợ xấu tập trung

vào nhóm ngành xây dựng, cơng nghiệp, tỷ lệ nợ mất vốn cao.

Có thể kể đến các nguyên nhân. Thứ nhất là tình hình kinh tế khó khăn

chung: Sản xuất, tiêu thụ chậm, doanh nghiệp thu hẹp nhu cầu đầu tư, các cơng nợ

phải thu thì chưa thu được. Ngồi ra, từ đầu năm, Vietinbank áp dụng chuẩn đánh giá nợ xấu mới gần hơn với quốc tế bằng hai phương pháp định tính và định lượng

cũng là nhân tố khiến con số sát thực hơn..

Như vậy, trong cả 3 năm, tỷ lệ nợ xấu mặc dù rất lớn ở năm 2012 nhưng đã giảm mạnh trong những năm tiếp theo(năm 2014, chỉ cịn 1,54%). Có được kết quả đó là nhờ VietinBank ln chú trọng đầu tư vào công tác quản lý nợ xấu cũng như quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại VietinBank

2.2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

Trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam ban hành. Các ngân hàng đã bổ sung cơ chế, quy chế theo hướng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh cho tất cả các chi nhánh.

Các văn bản được các NHTM Việt Nam sử dụng trong hoạt động quản lý nợ xấu:

48

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế cho vay theo Quyết định 1627; quyết định 783/2005 về việc sửa đổi bổ sung quyết

định 127;

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD;

- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có

liên quan;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quyết định số 493/2005;

- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch về xử lý TSBĐ tháng 2/2014;

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD.

- Thơng tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm của thông tư 13;

- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm;

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh

doanh của các TCTD;

- Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02.

- . . .

Các văn bản trên quy định về việc các NHTM phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Bao gồm:

49 kinh tế.

- Chiến lược tối đa hóa tài sản có và cách theo dõi đối với các khoản cho vay.

- Quy định về tiêu thức phân loại nợ thành 5 nhóm khác nhau.

- Xây dựng chính sách quản lý RRTD, mơ hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh

giá về

khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, TSĐB, khả năng thu hồi và

quản lý nợ của ngân hàng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với hoạt động kinh doanh; đối tượng khách hàng cũng như tính chất rủi ro của các khoản nợ ngân hàng.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại VietinBank

a. Quy trình quản lý nợ xấu

50

S Bước 1: Phân loại nợ và phát hiện dấu hiệu khoản nợ xấu

Nhân viên ngân hàng tiến hành phân loại nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09 và

các căn cứ khác của ngân hàng. Từ đó, phát hiện các dấu hiệu nhận biết các khoản nợ

xấu phát sinh thông qua phân loại nợ, kiểm tra các báo cáo và thông tin thu thập được,

tiếp xúc với khách hàng thường xuyên hoặc qua các nguồn thông tin khác. Bao gồm dấu hiệu từ khách hàng, dấu hiệu liên quan đến cơng tác quản lý tín dụng từ phía ngân

hàng, dấu hiệu từ phía các cơ quan chủ quan và các dấu hiệu khác.

S Bước 2: Kiểm tra hồ sơ thơng tin khoản nợ có vấn đề

Ngay khi phát hiện dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng phải lập tức thực hiện kiểm tra hồ sơ khoản nợ để chắc chắn rằng;

+ Hồ sơ khoản nợ mà ngân hàng đang lưu giữ là cập nhật nhất, đầy đủ, nguyên vẹn và đúng cách thức.

+ Khơng có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hại cho ngân hàng.

+Những thơng tin trong hồ sơ tín dụng phải thể hiện được tồn bộ q trình

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu trong NHTMCP công thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 609 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w