Kết quả xửlý nợ xấu giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu trong NHTMCP công thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 609 (Trang 74 - 106)

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014

2.3.2. Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu

V Thứ nhất, nhận biết và đo lường nợ xấu chưa chính xác

Theo con số về nợ xấu được cơng bố bởi NHTM VN thì tỷ lệ nợ xấu ln duy trì ở mức dưới 5%, đạt ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của IMF. Tuy nhiên, các

Năm 2012 2013 2014

DP cụ thể trích lâp 8.78

8 6 7.88 7 5.98

61

TCTC quốc tế cũng như các tổ chức đánh giá và xếp hạng có uy tín trên thế giới lại đánh giá tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều, chẳng hạn Moody's cho rằng tỷ lệ là 15%. Cụ thể, cuối 2012, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 3,86% tương đương với 122.000 tỷ. Có con số này là do trong tình hình nền kinh tế khó khăn, các TCTD thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo QĐ 780 cơ cấu lại những khoản nợ (lẽ ra đã là nợ xấu). Cịn nếu khơng thực hiện phân loại theo QĐ 780 thì tại cuối tháng 2/2014, nợ xấu sẽ tăng thêm 185.000 tỷ, cộng lại là 307.000 tỷ tương đương 9,71%.

Năm 2013, 2014, tỷ lệ nợ xấu được báo cáo của VietinBank là khá thấp (giảm mạnh so với thời gian trước), tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN thì tỷ lệ này cịn cao hơn nhiều. Có sự khác biệt này là do:

về việc phân loại nợ: năm 2012, 2013 thực hiện theo quyết định 493, từ 1/6 năm

2014, việc phân loại nợ được tiến hành theo thông tư 02, thông tư 09 nhưng chủ yếu vẫn cịn mang tính định lượng. Thơng tư này mới chỉ có hiệu lực từ tháng 6/2014.

về văn hóa rủi ro: Thực trạng hiện nay tại một số ngân hàng ở Việt Nam là

khi có sự kiện rủi ro xảy ra, các bộ phận phát sinh rủi ro thường có xu hướng che dấu rủi ro hơn là chủ động nghiên cứu, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và báo cáo rủi ro đó. Do vậy các vấn đề về rủi ro từ trước đến nay thường được xem nhẹ và không được tập trung nguồn lực. Và VietinBank cũng không phải ngoại lệ.

V Thứ hai, hạn chế trong hoạt động KTKSNB của Ngân hàng

Bên cạnh những thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản trị rủi ro, tái cơ cấu cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng, qua kiểm toán nội bộ nhận thấy, mặc dù Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc thiết lập và duy trì, cải tiến hệ thống kiểm sốt nội bộ nhưng tại một số đơn vị, chi nhánh vẫn tồn tại và lặp lại tình trạng chưa tuân thủ đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là tn thủ quy trình tín dụng cùng với những ngun nhân khách quan do những khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến một số rủi ro tác nghiệp, phát sinh nợ xấu, nợ nhóm 2, ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh và toàn hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu do:

(i) Ý thức về vai trò và trách nhiệm kiểm soát của từng khâu, từng cấp, đặc biệt là cấp cán bộ tác nghiệp (vịng bảo vệ 1) chưa cao;

(ii)Cơng tác quản trị điều hành, giám sát tại một số Chi nhánh chưa sâu sát, 62

chưa hiệu quả;

(iii) Tại một số Chi nhánh, đội ngũ cán bộ tác nghiệp trẻ tuổi, năng động nhưng kinh nghiệm nghiệp vụ còn non yếu; bản lĩnh nghề nghiệp chưa vững vàng;

(iv) Một số đơn vị tại địa bàn đặc thù chưa tuyển dụng và bố trí được đầy đủ nhân lực phù hợp.

S Thứ ba, hoạt động xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả

Qua việc phân tích thực trạng quản lý nợ xấu ở trên, có thể thấy, phương pháp xử lý và thu hồi nợ được VietinBank sử dụng chủ yếu vẫn là sử dụng dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất.

Bảng 2.6. Trích lập và sử dụng dự phòng cụ thể tại VietinBank

DP cụ thể đã dùng để xử lý nợ xấu 6.35

7 7 6.87 4 4.23

DP cụ thể còn lại 2.43

1 9 1.00 3 1.75

Nguồn: Tự tính tốn từ BCTC hợp nhất kiểm tốn các năm 2012, 2013, 2014

Năm 2013, do nỗ lực xử lý nợ xấu, mà chủ yếu là bù đắp bằng dự phịng RRTD (dùng 87,2% nguồn DP để xử lý nợ khó địi), ngân hàng đã đạt tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các NHTM niêm yết, là 2,39%. Tỷ lệ sử dụng DPRR giảm đi trong năm 2014 là do trong năm này, VietinBank đã thực hiện bán 4500 tỷ nợ xấu cho VAMC.

Thu nợ từ các biện pháp thu hồi khác như giải chấp TSBĐ, hay trực tiếp đòi nợ từ khách hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 30%. Điều này cho thấy hoạt động xử lý nợ của VietinBank vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc thường xuyên sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu sẽ khiến lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và có thể giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với việc xử lý TSĐB, thì việc thu hồi diễn ra chậm chạp, thậm chí khởi kiện thì việc thu hồi vẫn diễn ra khó khăn, vì đơn giản, phát mại tài sản thì phải có

63

người mua, hơn nữa, tài sản phải có tính khả mại. Để bán được tài sản có khi thời gian bán phải kéo dài vài tháng đến cả năm. Thực tế đã chứng minh.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

S Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Xử lý TSĐB, nợ xấu gặp nhiều khó khăn: Trong thực tế, ngân hàng gặp phải khơng ít khó khăn trong việc xử lý TSĐB. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có TSĐB nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ cũng gặp khơng ít khó khăn trong q trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Hầu hết các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng đều gặp khó khăn trong việc xử lý TSĐB.

Khách hàng khơng thực hiện đúng hợp đồng tín dụng, khơng giao TSĐB khi tín dụng có vấn đề, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ. Lúc đó ngân hàng khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên khi đã được tịa giải quyết thì việc thu hồi vốn là rất khó và mất nhiều thời gian.

Các TSĐB thường là các tài sản khó bán nên các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể thu hồi được vốn. Chủ yếu TSĐB là bất động sản, mà trong những năm vừa qua, chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản lại đóng băng ..., giá đất, giá nhà hầu như đều sụt giảm giá trị tương đối lớn.

Hệ thống kế tốn, kiểm tốn cịn nhiều bất cập. Các cơng ty sử dụng các hệ thống kế tốn chưa thống nhất, khiến ngân hàng khó thẩm định tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng một cách chính xác.

S Hệ thống thơng tin yếu kém và thiếu minh bạch

Để có thể áp dụng theo các chuẩn mực của Basel II thì các thơng tin trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn là hết sức quan trọng. Trong khi đó, thị trường chứng khốn Việt Nam cịn non trẻ và chưa thực sự trở thành môi trường cung cấp thơng tin hồn hảo cho các ngân hàng. Ngồi ra, các thơng tin kinh tế vi

64

mô và vĩ mơ khác vẫn là một vấn đề khó thu thập. Mặc dù hiện nay, vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện hơn nhiều nhưng vẫn có độ trễ lớn.

Cho đến nay, kênh cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tín dụng được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam vẫn là CIC, mặc dù đã hoạt động được một thời gian khá dài nhưng vẫn còn những tồn tại.

Mặt khác, thông tin thường được đưa ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nên đối mặt với tình trạng thơng tin bất cân xứng thì nợ xấu là điều khó tránh khỏi. Thiếu thơng tin, cũng như khơng được hỗ trợ đầy đủ về mặt thông tin là một trong những khó khăn lớn nhất mà VietinBank gặp phải khi áp dụng theo chuẩn mực của Basel II.

V Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức có thể gọi là xếp hạng tín nhiệm độc lập gồm có:

+ Cơng ty xếp hạng doanh nghiệp (C & R) thành lập năm 2004;

+Trung tâm đánh giá tín nhiệm Việt Nam (CRVC) thuộc công ty phần mềm truyền thông VASC, ra đời vào 4/6/2005;

+Trung tâm thông tín tín dụng CIC;

Tuy nhiên, các tổ chức này cịn rất non trẻ. S Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ NHNN

Thực trạng cho thấy hoạt động giám sát của NHNN VN mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi thông tin từ các báo cáo định kỳ của NHTM, việc xử lý và phân tích thơng tin vẫn chỉ mang tính đơn giản, chưa thực sự đảm bảo đúng ý nghĩa của việc giám sát thường xuyên liên tục

Ngoài ra, hoạt động giám sát của NHNN chưa thực sự chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM.

2.3.3.2. Nguyên nhân bên trong ngân hàng

V Công nghệ ngân hàng

Hoạt động tín dụng hay hoạt động giám sát tài chính của các Ngân hàng rất cần có cơng nghệ hiện đại. Mặc dù Vietinbank đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án Hiện đại hóa tuy nhiên nếu so sánh hệ thống

65

công nghệ trong nước với nước ngồi thì các ngân hàng trên thế giới vuợt xa về trình độ cơng nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi, để có được nền tảng cơng nghệ hiện đại thì địi hỏi phải có đầu tư lớn, đây là một việc hết sức khó khăn đối với khơng chỉ Vietinbank nói riêng mà cả hệ thống các NHTM nói chung do năng lực tài chính cịn hạn chế. Do vậy, quản trị cơng nghệ đang là một thách thức lớn trước công tác quản lý nợ xấu của Vietinbank.

V Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

về nhân lực: Mặc dù Vietinbank là một trong những ngân hàng có đội ngũ

nhân lực mạnh trong các NHTM VN tuy nhiên để vươn ra tầm quốc tế thì trình độ quản trị của các NHTM VN cịn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay quản lý rủi ro là một phạm trù mới, đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu, am hiểu rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ảnh hưởng khách quan quan từ nền kinh tế vĩ mơ nói chung. Nhân lực hiểu biết về quản lý rủi ro trên thị trường lao động Việt Nam còn khan hiếm, dẫn đến nhân lực cho cơng tác triển khai cịn yếu kém.

Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ tín dụng cịn chưa đồng đều, cịn hạn chế về khả năng thu thập và phân tích thơng tin trong thẩm định và xử lý tín dụng. Một số cán bộ tín dụng đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc cịn chưa cao, vi phạm quy trình tín dụng, bng lỏng quản lý dẫn đến phát sinh RRTD. Một bộ phận cán bộ tín dụng của hệ thống ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên, lợi dụng cơng việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở pháp luật để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn cho ngân hàng.

về tài lực: việc đầu tư vào công tác quản trị rủi ro nhằm từng bước tiệm cận

theo chuẩn mực Basel II và thông lệ quốc tế cũng đặt ra địi hỏi chi phí khá cao. Tham khảo một số ngân hàng trên thế giới khi đầu tư vào con người và công nghệ để phục vụ cơng tác quản trị rủi ro thì chi phí ước tính chiếm 0,05% giá trị tài sản của ngân hàng, trong đó khoảng 40-80% tổng chi phí thực hiện sẽ liên quan đến chi phí về hệ thống IT. Đáng lưu ý đây là những ngân hàng đã có nền tảng phát triển từ

66

trước và chỉ nâng cấp lên để đáp ứng yêu cầu cao hơn, trong khi tại Việt Nam nền tảng con người và cơng nghệ cịn từ xuất phát điểm khá thấp, do vậy chi phí dự kiến sẽ cịn cao hơn với các ngân hàng tham chiếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến diễn biến nợ xấu và thực trạng quản lý nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2012-2014.

Từ thực trạng trên, khóa luận đã đưa ra những đánh giá về hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng VietinBank trong giai đoạn 2012-2013, bao gồm những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế, cũng như nguyên nhân tồn tại hạn chế đó. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

67

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA VIETINBANK

Bước sang năm 2015, dự báo kinh tế thế giới sẽ hồi phục rõ rệt hơn. Trong nước, Quốc hội đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 với định hướng tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế.

Bên cạnh đó, q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thông qua việc đàm phán và ký kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư FDI, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và ngành ngân hàng Việt Nam. Trước định hướng đó, VietinBank đã xây dựng định hướng chiến lược riêng cho mình trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý rủi ro, cũng như hoạt động quản lý nợ xấu.

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn tới, VietinBank xác định mục tiêu đổi mới toàn diện, xây dựng VietinBank trở thành NHTM có quy mơ tổng tài sản lớn nhất vào năm 2017, có tầm cỡ trong khu vực, chiếm lĩnh thị phần số 1 phân khúc khách hàng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu số 1 ngân hàng bán lẻ, phấn đấu xây dựng phát triển hệ thống VietinBank ngày càng lớn mạnh hơn, phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Để đạt được những mục tiêu ấy, những định hướng về hoạt động kinh doanh được đề ra là :

Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tài sản, giữ vững thị phần đối với

các khách hàng truyền thống và tiếp tục khai thác các khách hàng mới.

+ Tiếp tục duy trì và giữ vững thế mạnh về mảng ngân hàng bán bn, phát huy vai trị chủ đạo, chủ lực trong việc cho vay đầu tư vốn vào các lĩnh vực, thành phần kinh tế trọng điểm; đột phá trong tăng cường thị phần và hiệu quả sinh lời ở

68

phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng FDI.

+ Tận dụng lợi thế sẵn có về thương hiệu, quy mô, nguồn nhân lực, mạng lưới rộng khắp để phát triển khách hàng cá nhân, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho ngân hàng bán lẻ.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa nguồn lực

và tăng thu nhập từ lãi đầu tư. Trong những năm tới, VietinBank tiếp tục cơ cấu lại

danh mục đầu tư tài chính theo hướng đa dạng hơn nữa các nhóm tài sản: ngắn hạn

và dài hạn, niêm yết và chưa niêm yết, tổ chức phát hành bao gồm cả 3 đối tượng là

Chính phủ, TCTD và doanh nghiệp. VietinBank dự kiến duy trì và tăng dần tỷ trọng

đầu tư tài chính trong tổng tài sản, mở rộng hoạt động đầu tư và huy động vốn ra thị

trường quốc tế, phát triển các sản phẩm đầu tư mới, áp dụng các phương pháp quản

lý danh mục đầu tư, kỹ thuật quản lý hiện đại và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu trong NHTMCP công thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 609 (Trang 74 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w