Phân tích quy mơ, tốc độ tăng trưởng, và cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua các báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 598 (Trang 38 - 55)

Bảng 2.18 Tỷ suất sinhlời của VCSH (ROE) của BIDV giai đoạn 2015-2017

2.2. Phân tích kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

2.2.1. Phân tích quy mơ, tốc độ tăng trưởng, và cơ cấu tài sản

> Phân tích đánh giá khái qt quy mơ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tài sản: - Phân tích quy mơ, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

Biểu đồ 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản của BIDV (2015-2017)

1.400.000 1.200.000 1.000.000 H 800.000 600.000 400.000 200.000 0 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017)

Quy mơ tổng tài sản của BIDV có xu hướng tăng đều với tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, tổng tài sản tăng mạnh vào năm 2015 với tốc độ tăng 30,82%, nguyên nhân của sự tăng trưởng lớn như vậy là do thương vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào tháng 5/2015. Trong năm 2016, tổng tài sản đã tăng thêm 155.735 tỷ đồng (tăng 18,31%) đạt hơn 1 triệu tỷ đồng vào năm cuối 2016. Tiếp tục, cuối năm 2017, tổng tài sản đạt 1.202.284 tỷ đồng, tăng trưởng 19,46% so với năm 2016, chiếm 12,5% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng11.

Xét trong khối các ngân hàng TMCP khác, BIDV vẫn khẳng định được vị thế dẫn

đầu trong tổng tài sản của mình, theo sau là Vietinbank và Vietcombank với tổng tài sản đều vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

11 Theo Báo cáo thường niên BIDV, 2017

Biểu đồ 2.2. Quy mô tổng tài sản của một số ngân hàng (2015-2017)

1.400.000

■BIDV

■Vietinbank

- Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV, Vietinbank, Vietcombank 2015-2017)

- Phân tích cơ cấu tài sản:

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017 và tính tốn của tác giả)

Nhìn chung, cơ cấu tài sản của BIDV qua các năm khá ổn định, việc thay đổi tỷ trọng của các khoản mục không đáng kể.

Trong cơ cấu tài sản, đúng như đặc trưng của ngành, tài sản có sinh lời ln chiếm

tỷ trọng cao trong tổng tài sản của BIDV (trên 91%) với tỷ trọng ngày càng tăng trong

giai đoạn 2015-2017. Ve mặt số tuyệt đối, trong năm 2017, tài sản sinh lời tăng 206.711 tỷ đồng (tương ứng với 22,36%).

Trong cơ cấu tài sản sinh lời, ngân hàng vẫn đang tập trung mạnh vào tín dụng, hoạt động kinh doanh chủ chốt của các ngân hàng, với chỉ tiêu cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức trên 69% tổng tài sản. Đây cũng là chỉ tiêu đóng

góp khơng hề nhỏ vào sự tăng trưởng của tổng tài sản, với tốc độ tăng cho vay khách hàng năm 2017 là 19.88%. Chứng khoán đầu tư, Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác cũng là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.

Tài sản ngân quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, khoảng 10-13% với mục đích đáp ứng quy định dự trữ bắt buộc của NHNN, và khả năng thanh khoản của ngân

hàng. Việc gửi tiền tại NHNN là một cơng cụ giúp NHNN kiểm sốt lượng cung tiền,

nhằm điều tiết và kiểm soát lạm phát. Năm 2017, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%, ở mức 3,53%. Đặc biệt khoản mục Tiền gửi tại các TCTD khác và cho

vay các TCTD khác tăng mạnh trong năm 2017, với tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác lần lượt là 93,21% và 87,63%. Nguyên nhân là do lãi suất thị trường liên ngân hàng được duy trì ở mức khá thấp12 kể từ năm 2015,

thanh khoản dồi dào trên thị trường tập trung chủ yếu ở các tổ chức tín dụng lớn. Đáng chú ý, dự phịng rủi ro cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2017, với mức

tăng lên tới 56,55% năm 2016 và 34,37% năm 2017. Việc tăng này chủ yếu là do sự tăng lên của dư phòng rủi ro cho vay khách hàng và dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, với tỷ trọng hai khoản mục này trong tổng mức dự phòng là 51,12% và 43,15% vào cuối năm 2017. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của BIDV. Trích lập dự phịng trái phiếu đặc biệt đã tăng hơn 4 lần từ 935,9 tỷ đồng năm 2015 lên 4.206

tỷ đồng năm 2016 và 4.948 tỷ đồng năm 2017, đẩy số dư dự phòng trái phiếu đặc biệt

cuối năm 2017 lên tới 9.581 tỷ đồng.

Có thể thấy, BIDV đang tập trung vào đầu tư vào những loại tài sản sinh lời cao, đa dạng hóa tài sản, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu thanh khoản của

ngân hàng.

> Đánh giá hoạt động tín dụng:

- Phân tích quy mơ, tăng trưởng tín dụng:

Là hoạt động quan trọng và chủ yếu của ngân hàng, hoạt động tín dụng của BIDV

ln chiếm tỷ trọng lớn, trên 73% tổng tài sản. Có thể thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng khá ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những vấn đề về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng (2015-2017)

40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2015 2016 2017

BIDV Vietinbank Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV, Vietinbank, Vietcombank 2015-2017)

Qua biểu đồ trên có thể thấy BIDV dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tín dụng vào năm 2015 (với 34,3%) nhưng đến cuối năm 2016 và 2017, tốc độ tăng trưởng chậm lại, chỉ ở mức tương đương với hai ngân hàng còn lại. Điều này phản ánh năng lực mở rộng hoạt động tín dụng của BIDV đang bị suy giảm. Tuy với sự sụt giảm này về tốc độ tăng trưởng, nhưng với những kế hoạch Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) đó

là dư nợ tín dụng kế hoạch năm 2016 tăng trưởng 18-20% và kế hoạch năm 2017 tăng

trưởng 16%, BIDV đã hoàn thành tốt, vượt trên chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. - Đánh giá khoản mục cho vay khách hàng:

Biểu đồ 2.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng của BIDV (2015-2017) 1.000.000 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 40% 900.000 800.000 700.000 600.000 g W 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0%

Cho vay khách hàng — •—Tốc độ tăng trưởng CVKH

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017 và tính tốn của tác giả)

Cho vay khách hàng là khoản mục tín dụng chủ yếu của ngân hàng. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (trên 70%) với tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể, năm 2015 dư nợ cho vay đạt 598.434 tỷ đồng, tăng trưởng 34,3% so với năm trước, trong đó tăng tới 6,6% là do sáp nhập. Tiếp đó, dư nợ cho vay tăng 20,93%

đạt 723.697 tỷ đồng vào cuối năm 2016; tăng thêm 143.188 tỷ đồng (19,79%) và đạt 866.885 tỷ đồng vào 31/12/2017. Dư nợ cho vay của BIDV chủ yếu ở nghiệp vụ cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, với hơn 95% tổng dư nợ.

2015 2016 2017

Cho vay các tổ chức kinh tế 72,80

%

70,19% 66,54%

Công ty Nhà nước 8,76% 6,19% 4,28%

Công ty TNHH trên một thành viên với vốn NN trên 50%

0,34% 0,38% 0,31%

Công ty TNHH khác 23,28

%

22,39% 23,67% Công ty cổ phần vốn Nhà nước trên 50% 7,26% 6,94% 6,08%

Công ty cổ phần khác 32,96

%

34,09% 32,01%

Công ty hợp danh - 0,02%

Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 0,20% 0,20% 0,17%

Hộ kinh doanh, cá nhân 24,48

%

27,59% 31,07%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 2,54% 2,06% 2,13%

Khác 0,18% 0,16% 0,26%

Tổng dư nợ cho vay 100% 100% 100%

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của BIDV (2015-2017)

Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) Nợ trung hạn (1-5 năm) Nợ dài hạn (trên 5 năm)

^^“Tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ trung hạn Tỷ trọng nợ dài hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017 và tính tốn của tác giả)

Qua biểu đồ trên có thể thấy, BIDV tập trung vào cho vay đối với các khoản nợ ngắn hạn với hơn nửa tổng dư nợ là các khoản nợ ngắn hạn, đạt 58,01% vào cuối năm

2017. Việc tập trung vào cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh so với cho vay trung và dài hạn, đồng thời có thể giảm thiểu được một số rủi ro do tác động của thị trường như lạm phát, biến động kinh tế. Bên cạnh đó, BIDV cũng phát triển tín dụng đầu tư với những dư án lớn có thời hạn vay dài, thể hiện ở mức dư nợ dài hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ, với 29,4% vào năm 2015 và tăng lên thành 32,56% vào cuối năm 2017. Còn lại là dư nợ trung hạn, chỉ chiếm 9% đến 13% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Ve mặt số tuyệt đối, với quy mơ tín dụng tăng, dư nợ cho vay đối với mỗi loại khoản vay cũng đều có xu hướng tăng qua các năm, chỉ có nợ trung hạn giảm nhẹ 5,39% trong năm 2017. Dư nợ ngắn hạn tăng 16,44% vào năm 2016, tiếp tục tăng mạnh 26,71% và đạt 502.853 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Cùng với đó, dư nợ dài hạn

của BIDV cũng tăng lên đáng kể từ 175.947 tỷ đồng năm 2015 lên thành 282.287 tỷ đồng vào năm 2017.

100% ------- 1 90% ------- 33,06 % 70% ------- 60% ------- 50% ------- 23,28 % 40% ------- 11,02 % 30% ------- 6,37% 20% ------- 17,94 % 10% ------- 0% ------- 1 8,34% 34,78%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017 và tính tốn của tác giả)

Qua bảng cơ cấu trên, ta thấy cho vay các tổ chức kinh tế ln là hoạt động tín dụng trọng tâm của BIDV chiếm khoảng 70% tổng dư nợ, trong đó cho vay nhóm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có hơn 50% vốn Nhà nước, các hợp tác xã chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ, còn lại là tập trung cho vay với nhóm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần với tỷ trọng khoảng trên 55% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2017 tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm qua các năm từ 72,8% xuống cịn 66,54%. Thay vào đó là sự tăng lên của tỷ trọng cho vay cá nhân từ 24,48% lên tới 31,07%. Dư nợ cho vay cá nhân cũng tăng lên về quy mô từ 146.522 tỷ đồng lên 269.328 tỷ đồng. Cho vay khu vực doanh nghiệp FDI cũng tăng lên trong năm 2017 nhưng chỉ ở mức hơn 2% tổng dư nợ cho vay của BIDV.

Có thể thấy, BIDV đang đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ theo như định hướng

ưu tiên đến năm 2020. BIDV đã cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn. Cho đến cuối năm 2017, số lượng khách hàng cá nhân đã đạt trên 9 triệu khách hàng, chiếm 10% dân số

Việt Nam, tăng 14% so với 2016 13. Đây được đánh giá là xu hướng tốt bởi Việt Nam là đất nước có nền kinh tế đang phát triển, quy mô dân số lớn, là thị trường tiềm năng

để phát triển và mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ với nhiều cơ hội gia tăng thị phần, đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV (2015-2017)

2015 33,91% 23,51% 11,80% 6,24% 16,61% 7,94%

11,42% 5,01% 16,70% 6,34%

2015 2016 2017 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 570.84 5 95,39% 682.185 94,26% 822.298 94,86% Nhóm 2: Nợ cần chú ý 17.53 5 2,93 % 27.083 3,74% 30.52 3 3,52%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 3.97

6 0,66 % 6.482 0,90% 3.75 0 0,43% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 88 Γ 0,15% 1.036 0,14% 5.08 4 0,59% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 5.19 0 0,87 % 6.911 0,95% 5.23 0 0,60% Nợ quá hạn 27.58 9 4,61 % 41.512 5,74% 44.58 8 5,14% Nợ xấu 10.05 4 1,68 % 14.429 1,99% 14.06 4 1,62% Tổng dư nợ 598.43 4 100% 723.697 100% 866.885 100% - Các ngành khác

■Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác

■Xây dựng

- Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt, nước nóng

■Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

■Nơng, lâm nghiệp, thủy sản và khai khống

2016 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV2015-2017)

Cơ cấu cho vay của BIDV khá ổn định, đa dạng hóa về các ngành nghề kinh tế khác nhau, điều này giúp đa dạng hóa sản phẩm cho vay đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn trong kinh doanh ngân hàng. Có thể thấy BIDV đang tích cực, đẩy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Trong các ngành nghề khác nhau, BIDV chủ yếu cho vay trên lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác, với tỷ trọng cao nhất trong tổng

dư nợ của ngân hàng (35,74% vào năm 2017), cùng xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng

trong giai đoạn 2015-2017. Tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với ngành nghề này cũng tăng nhanh, tăng 22,12% trong năm 2016 và 31,17% trong năm 2017, đạt 223.165 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tỷ

13 Báo cáo thường niên BIDV, 2017

trọng lớn thứ hai, chiếm trên dưới 17% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong năm 2017, BIDV đã cho vay hơn 144.771 tỷ đồng cho ngành nghề này. Đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng phát triển ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển và đang trên đà cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, xây dựng cũng được quan tâm với tỷ trọng trong tổng dư nợ được duy trì ở mức trên 11%. Việc cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cũng bị giảm tỷ trọng do Công văn số 7076/NHNN-TD ngày 21/9/2016 của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm sốt tín dụng kinh doanh bất động sản. Các ngành nghề khác như nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai khoáng sản suất, phân phối điện nước, vận tải, dịch vụ... mỗi ngành nghề chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ dưới 9% tổng dư nợ của ngân hàng.

- Phân tích chất lượng tín dụng:

BIDV có định hướng tín dụng chú trọng tới những đối tượng khách hàng có năng

lực tài chính lành mạnh, hạn chế cho vay đối với những khách hàng ở nhóm nợ 2 và khơng cho vay đối với những khách hàng ở nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5).

Trong cơ cấu dư nợ, trên 94% dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế, dân cư thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV ln được đảm bảo.

Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng chuyển hướng tốt trong năm 2017. Năm 2016, nợ quá hạn đã tăng thêm 13.923 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng lên tới 5,74%. Trong đó, về mặt số tuyệt đối, nợ nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5 tăng mạnh với tỷ lệ tăng tương ứng là 54%, 63% và 33,16% khiến cho mức trích lập dự phịng rủi ro cũng tăng lên đáng kể. Nhưng đến năm 2017, nợ nhóm 3 và nhóm 5 đã được cải thiện, giảm lần lượt 42% và 24%; nợ nghi ngờ nhóm 4 tăng thêm 4.049 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ q hạn đã được kiểm sốt xuống cịn 5,14% cuối năm 2017.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của BIDV (2015-2017)

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2% 2% 1%

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua các báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 598 (Trang 38 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w