Bảng 2.18 Tỷ suất sinhlời của VCSH (ROE) của BIDV giai đoạn 2015-2017
2.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Phát triển Việt Nam thơng qua phân tích BCTC giai đoạn 2015-2017
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Trong bối cảnh nền tảng kinh tế vĩ mô giai đoạn 2015-2017 đang trên đà phục hồi
và duy trì ổn định, thanh khoản của hệ thống dồi dào đặc biệt là vào năm 2017, Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định.
Về tài sản:
Trong giai đoạn này, quy mô tổng tài sản cũng như nguồn vốn của BIDV đã tăng mạnh đạt hơn 1 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2016 và 2017, vượt qua cả Vietinbank và Vietcombank, khẳng định vị trí đứng đầu về quy mơ trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng cao với quy mô ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tuy có sự suy giảm trong giai đoạn này, nhưng vẫn đạt được những chỉ tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ đã đặt ra và ở mức cao hơn so các ngân hàng khác cùng quy mơ, đồng thời cơ cấu tín dụng cũng chuyển dịch
theo hướng tích cực. Cơ cấu cho vay tăng mạnh vào cho vay ngắn hạn và giảm cho vay các khoản nợ trung và dài hạn, giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn, đồng thời có thể giảm thiểu được một số rủi ro do tác động của thị trường như lạm phát, biến động kinh tế. BIDV đã cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng khách hàng bán lẻ,
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn, tận dụng lợi thế về dân cư và nền kinh tế hiện nay của Việt Nam. Danh mục tín dụng của ngân hàng đa dạng hóa theo ngành nghề, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo an tồn trong kinh doanh ngân hàng, đồng thời cũng tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia với hơn 50% tỷ trọng cho vay thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại và xây dựng.
Chất lượng tài sản được cải thiện trong năm 2017, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm
tỷ trọng cao (trên 94%). Ngân hàng đã có hiệu quả trong cơng tác xử lý nợ xấu với tỷ
lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ 1,99% năm 2016 xuống cịn 1,62% đảm bảo hồn thành chỉ tiêu của ĐHĐCĐ, bởi BIDV đã cải thiện được tỷ trọng và quy mô của nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã chủ động trong việc trích lập dự phịng để nâng cao chất lượng tài sản, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với an tồn và chất lượng. BIDV đa dạng hóa danh mục đầu tư tập trung vào
mục an tồn và có tính thanh khoản cao, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng mức
độ tham gia trên thị trường tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thanh khoản. Đồng thời, ngân hàng cũng đã có sự đầu tư, quan tâm đến chất lượng tài sản cố định, nhằm đem đến sản phẩm dịch vụ chất lượng, tiện ích, và hiện đại.
về nguồn vốn:
Quy mơ huy động vốn của BIDV tăng trưởng mạnh, lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng cuối năm 2017, đứng đầu về quy mô huy động vốn trong số các NHTM. Tập trung huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, phát triển huy động vốn bán lẻ, BIDV đang đứng ở vị trí dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại về quy mơ huy động vốn dân cư, cũng như tín dụng bán lẻ, và hoạt động thẻ. BIDV đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được để thực hiện hoạt động tín dụng, đảm bảo tương quan giữa tài sản
với nguồn vốn. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu ln lớn hơn 9%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn đảm bảo đúng theo quy định của NHNN, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu cũng đã được cải thiện trong giai đoạn này do việc tăng quỹ của ngân hàng và lợi nhuận chưa phân phối, là biện pháp tăng vốn ổn định mà bền vững.
về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời:
Tổng thu nhập đạt được tăng trưởng nhanh qua các năm, với 92.346 tỷ đồng vào năm 2017, trong đó hơn 83% là thu nhập lãi thuần. Chất lượng thu nhập đã được cải thiện trong năm 2017, biểu hiện bằng việc tăng lên của các chỉ số phản ánh chất lượng
thu nhập. Chênh lệch lãi suất của BIDV khá ổn định trong giai đoạn 2015-2017, cho thấy ngân hàng có biên lợi nhuận càng dày, thu nhập lãi thuần càng lớn. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng đã có dấu hiệu tăng lên trong năm 2017 (3,01%) cao
hơn mức trung bình ngành. BIDV cũng tận dụng được địn bẩy tài chính để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại 2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2015-2017, BIDV cũng còn tồn tại những hạn chế.
Đối với tài sản:
So với các ngân hàng cùng quy mô, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cịn ở mức cao, nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này. Đồng thời, BIDV
cũng có một phần nợ xấu đã bán cho VAMC, biểu hiện ở mệnh giá trái phiếu hơn 19 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2017 trong đó có gần 10 nghìn tỷ chưa được trích lập dự
phịng. Chi phí dự phịng rủi ro q lớn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế.
Đối với nguồn vốn:
Vốn chủ sở hữu còn ở mức thấp so với các ngân hàng khác cùng quy mô, điều này làm hạn chế về quy mô hoạt động của ngân hàng, hạn chế khả năng ứng phó với những biến động lớn của thị trường. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) còn thấp tạo áp lực tăng vốn cho ngân hàng để đảm bảo theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Hệ số LDR đang ở mức cao, gần chạm mức quy định của NHNN, đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao vốn huy động từ tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, đồng thời là rủi ro thanh
khoản. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vốn đi vay, tính chủ động về nguồn vốn của ngân hàng chưa cao.
Đối với thu nhập, chi phí, và khả năng sinh lời:
Hệ số NIM của ngân hàng còn thấp do mức độ cạnh tranh cao trên thị trường huy
động vốn trong giai đoạn này. Chi phí của ngân hàng tăng cao, đặc biệt vào năm 2016
tốc độ tăng trưởng lên tới 32,03%. Trong đó, đáng chú ý là chi phí trích lập dự phịng
tăng mạnh vào năm 2016 và 2017 với tốc độ trên 60% so với năm trước, lên tới 14 nghìn tỷ đồng vào năm 2017, dẫn đến sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận trước thuế. Khả năng kiểm sốt chi phí của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả do tỷ lệ nợ xấu còn cao, áp lực dự phòng lớn. Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm, hiệu quả quản lý danh mục tài sản để sinh lời chưa cao. Trong năm 2017, BIDV sử dụng địn bẩy tài chính lên tới 23,76 cao hơn nhiều so với hai ngân hàng Vietinbank (13,36) và Vietcombank
(18,9) cho thấy BIDV đang kinh doanh bằng vốn đi vay quá nhiều. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính q cao có thể khiến BIDV đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Trong giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế đã có sự phục hồi tuy nhiên vẫn cịn nhiều
khó khăn. Tồn bộ nền kinh tế năm 2016 tăng trưởng chậm thấp hơn kỳ vọng, năng suất lao động chậm cải thiện, giá cả hàng hóa cơ bản giảm, nợ cơng cịn ở mức cao cùng với những khó khăn do kinh tế thế giới bất ổn do tác động tiêu cực từ Brexit. Cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam đang chuyển biến theo hướng giảm dần phụ thuộc vào ngân hàng, cung ứng vốn trên thị trường vốn tăng. Điều này khiến hoạt động huy động vốn và tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng chậm lại.
Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi làm khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Nhà nước bị giảm đi. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang trong giai đoạn triển khai việc
áp dụng chuẩn mực thông lệ quốc tế theo Basel II, thí điểm tại 10 ngân hàng (trong đó có BIDV) gây tăng cao áp lực tăng vốn.
Hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng sâu rộng bởi một loạt các thông tư, quy định, văn bản quy phạm pháp luật mới. Đầu tiên là ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 với hàng loạt các điểm mới tác động
39/2016/TT-NHNN; thông tư 19/2017/TT-NHNN, thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng tới các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn, các quy trình
nghiệp vụ trong ngân hàng.
Với việc từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế tăng cao. Các ngân hàng đang nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng mạng lưới và tăng thị phần hoạt động trên thị trường. Trong giai đoạn này, cũng chứng kiến sự bứt phát của nhiều ngân hàng TMCP
tư nhân như Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank).
Nguyên nhân chủ quan
Việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo gánh nặng cho sự tăng trưởng. Sau sáp nhập cuối năm 2015, vốn điều lệ của BIDV đã tăng từ 28.112 lên 34.187 tỷ đồng, khoản lỗ sau sáp nhập là 552 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch từ 760 lên gần 1.000 điểm, với gần 24.000 cán bộ nhân viên. Việc số lượng nhân viên tăng cao trong khi việc mở rộng phát triển hệ thống của BIDV không theo kịp đã dẫn đến việc giảm năng suất lao động một cách đáng kể, từ đó làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng vị thế trên thị trường đối với các nhà đầu tư.
BIDV hiện đang thực hiện chính sách giảm nợ xấu của mình bằng các biện pháp thắt chặt tín dụng, đồng thời tăng cường trích lập dự phịng để tăng chất lượng tài sản.
Ngân hàng cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh
vực, đối tượng ưu tiên theo chủ trương của NHNN, áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại miền Trung. Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Các hình thức và biện pháp tăng cường vốn tự có của Ngân hàng cũng chưa thực sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, khóa luận đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viêt Nam. Thông qua các báo cáo tài chính, phân tích chi tiết kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2015-
2017 với các chỉ tiêu phản ánh về tài sản, nguồn vốn, chi phí, lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng quan về những kết quả đã đạt được, hạn chế và những nguyên nhân, là cơ sở để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2018
Nguồn vốn huy động Phấn đấu tăng trưởng 17%
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trong giai đoạn tới
Kinh tế năm 2018, với những dự báo sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng bền vững với khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% và kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu 4%. Ngành ngân hàng đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phù hợp với xu hướng phát triển tài chính hiện đại. Trước những dự báo này, BIDV cũng có những định hướng kế hoạch nhiệm vụ năm 2018 cụ thể.
Theo báo cáo thường niên BIDV 2017, trong năm 2018, BIDV tiếp tục phương châm hành động “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả” với nhiệm vụ giữ vững vị trí thế là Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, củng cố vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu quốc gia tại tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, ngân hàng cũng định hướng chủ động hội nhập sâu rộng, chú trọng xây dựng lộ trình đạt được nền tảng của một “ngân
hàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN Banks - QABs) - gói cam kết thứ 6 (Tự do hóa dịch vụ tài chính - Cộng đồng kinh tế Asean AEC). Bên cạnh đó, tập trung triển khai các phương án nâng cao năng lực tài chính, triển khai lộ trình tăng vốn điều
lệ theo phương án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện lộ trình áp dụng Basel II.
BIDV cũng định hướng phát triển tăng trưởng tín dụng theo hướng ưu tiên phân khúc khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuyển dịch mơ hình hoạt động kinh doanh theo hướng đa dịch vụ, cải thiện tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng lên 1% - 1,5% so với năm 2017. Chuyển đổi mơ hình tổ chức theo hướng
tập trung, nhanh gọn bằng việc thu gọn mơ hình chi nhánh và tập trung nguồn lực cho
việc phát triển mạng lưới các Phịng giao dịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh đối với phân khúc bán lẻ. BIDV cũng đã đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho năm 2018.
Lợi nhuận trước thuế 9.300 tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV, 2017)
Đối với định hướng xa hơn là vào năm 2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phấn đấu trở thành ngân hàng nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, và trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đơng Nam Á. Cùng
với đó là phấn đấu đến năm 2020, vốn chủ sở hữu gấp đôi hiện tại, ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện và hiệu quả trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1. Các đề xuất chung
- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành
Năng lực quản trị, điều hành đóng vai trị quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, cần nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở chuẩn hóa cơ chế chính sách, đảm bảo tính đơn giản hóa, phù hợp về quy trình nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản trị điều hành cần được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và cần được sàng lọc kỹ lưỡng.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra giám sát trong toàn hệ thống
Ngân hàng cần triển khai việc phân tích các rủi ro trên cơ sở phân tích đầy đủ dữ liệu của tồn ngành để có cái nhìn tồn diện; theo từng lĩnh vực, sản phẩm và đối tượng khách hàng để có cái nhìn chi tiết. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là rất lớn,
do đó cần tách bạch các khâu, các quy trình và nghiệp vụ cấp tín dụng; cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và thẩm quyền của mỗi bộ phận (bao gồm đơn vị đề xuất, thẩm
định, và tác nghiệp). Đồng thời, ngân hàng cũng cần có những biện pháp xử lý cụ thể
đối với những hành vi vi phạm đảm bảo tính răn đe.