1.3. Hiệu quả hoạt động tíndụng bán lẻ tại cácngân hàng thƣơng mại
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tíndụng bán lẻ
1.3.2.1. Chỉ tiêu về chất lượng nợ
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, . Các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 được xem là “Nợ xấu”về việc trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro được thực hiện. Việc phân loại nợ thực hiện như sau:
+ Nhóm 1 là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày hay còn gọi là nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày hay còn gọi là Nợ cần chú ý, bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nhóm 3 là cáckhoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và được gọi là Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
+ Nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và được gọi là Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.
+ Nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và được gọi là Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Như vậy, nợ nhóm 3,4, và 5 được xếp là nợ xấu; nợ quá hạn thuộc nhóm 2,3,4 và 5. Tỷ trọng các nhóm nợ quyết định chất lượng cho vay của các TCTD, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm nợ 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại.
Chất lượng nợ là chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng tại các NHTM. Đây được xem là cơ sở để phản ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM, đồng thời là tiền đề để Ban giám đốc các ngân hàng đưa ra quyết định về chiến lược phát triển đối với từng phân khúc khách hàng, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là hai chỉ tiêu chính:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nợ q hạn tại ngân hàng, được tính bằng tỷ số giữa tổng dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ, cho thấy khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng,chất lượng thẩm định cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu =
Cùng với nợ quá hạn, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích tình hình chất lượng tín dụng tại TCTD. Nợ khoanh, nợ quá hạn, nợ quá hạn được chuyển về nợ trong hạnđều được quy thành nợ xấu, chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
Các ngân hàng đều phải đối diện với vấn đề nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Rủi ro ln tiềm ẩn trong hoạt động vay và đi vay. Về bản chất, nợ xấu là khoản cho vay mà các tổ chức tín dụng xác định là không thể thu hồi lại được, hoặc tốn nhiều công sức và thời gian thì mới thu hồi được đầy đủ. Trong hoạt động của các NHTM, các tổ chức, doanh nghiệp, đối tượng vay vốnđã được giải ngân nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể trả được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng phá sản,làm ăn khơng hiệu quả, từ đó mất khả năng thanh tốn khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đáo hạn. Các ngân hàng
thương mại thường sẽ xóa sổ các khoản nợ xấu khỏi danh sách các khoản nợ phải thu, từ đó gây ra những thiệt hại khơng hề nhỏ cho hoạt động tín dụng các các NHTM. Nợ xấu càng cao thì rủi ro và thiệt hại nguồn vốn càng lớn đối với các NTHM.
Nợ xấu được gây ra từ nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau, trường hợpnợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng, không đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, mà xuất phát từ những khách hàng vay khơng trả được mới dẫn đến tình trạng nợ xấu.
Vì vậy cần phải liên hệ đến tình hình nền kinh tế xã hội, người vay có liên quan như thế nào, bên cạnh việc nói đến khả năng kiểm sốt của các tổ chức tín dụng khi nói về nợ xấu.Đồng nghĩa với việc xem xét đến nhiều mặt khác nhau, trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.
Hiện nay, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, thép … đang là những lĩnh vực tập trung tỷ trọng nợ xấu lớn nhất trong các Ngân hàng thương mại
ở Việt Nam. Sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản trong thời gian qua đã tác động tiêu cực lên các lĩnh vực này. Nợ xấu để lại những hậu quả vô cùng nan giải, không chỉ tác động đến hoạt động của ngân hàng, của khách hàng mà cịn lên cả nền kinh tế nói chung. Nợ xấu còn làm tăng sức ép với chỉ số lạm phát, làm hoạt đột sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Trường hợp nợ xấu phát sinh với khối lượng lớn có thể sẽ là ngun nhân chính gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng,xa hơn nữa là khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế.
Nợ xấu là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng thưng mại giảm sút hiệu quả sử dụng vón, từ đó giảm lợi nhuận chung của tổ chức, đối mặt với rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Uy tín, hình ảnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm. Đối với khách hàng vay vốn, tốc độ chu chuyển vốn của khách hàng với ngân hàng giảm xuống, mối quan hệ giữa các bên bị ảnh hưởng. Các ngân hàng phải tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng thu hồi nợ và đặc biệt, uy tín của khách hàng cũng bị giảm sút khá lớn khi các ngân hàng thương mại khơng cịn dám tiếp tục cho khách hàng vay, dù
nguồn vốn không thiếu. TCTD phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà khơng cho vay được, cịn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn.
1.3.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ
Lợi nhuận của hoạt động TDBL được phản ánh bằng tỷ lệ thu nhập từ tín dụng cho KHBL trên tổng thu nhập từ tín dụng. Chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra được coi là thu nhập từ tín dụng.Tại VietinBank, hai chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu để đánh giá lợi nhuận là NIM và NII với cách tính tốn như sau:
- NIM (Net Interest Mergin): là chỉ số dùng để xác định sự chênh lệnh giữa thu nhập từ lãi và chi phí vốn phải trả cho các nhà đầu tư. NIM cao đồng nghĩa với lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càng lớn. Thơng thường, khi chi nhánh giải ngân sẽ mua vốn từ trụ sở chính. Do vậy, NIM được tính theo cơng thức:
NIM (%) = Lãi suất cho vay – Chi phí mua vốn
- NII (Net Interest Income): thu nhập từ lãi ròng, là chỉ số phản ánh tổng thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng, cơng tính tính NII:
NII = Tổng thu lãi từ cho vay – Chi phí huy động vốn
Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động TDBL trong tương quan hoạt động chung của ngân hàng. Từ đó đưa ra các định hướng cụ thể trong việc phát triển TDBL, đồng thời đề ra các mục tiêu ngắn hạn và kế hoạch dài hạn để có đường lối phát triển, hoạt động rõ ràng trong thời gian tới.
- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng: phản ánh khả năng
sinh lời của các khoản tín dụng, cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn.
- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ ngân hàng: đánh giá tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với tồn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay.