4.1 .Các căn cứ xây dựng giải pháp
4.2.2. Điều chỉnh chính sách định giá tài sản bảo đảm
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh, một số điều kiện trong việc định giá tài sản bảo đảm tại VietinBank cần được đổi mới và điều chỉnh, cập nhật hơn so với mặt bằng chung của các TCTD khác, cũng như tăng tính chủ động cho chi nhánh, cụ thể:
- Về công tác định giá: Các công ty định giá liên kết với VietinBank cần định giá sát hơn với giá thị trường, đặc biệt ở một số địa bàn đặc thù như Thổ Tang, Tề Lỗ, Vĩnh Yên… là những nơi có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất cao, tính thanh khoản tốt.
- Về tỷ lệ cho vay: chính sách của VietinBank đang có sức cạnh tranh kém hơn so với các TCTD trên địa bàn do tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm là tương đối thấp và quá chặt chẽ, đặc biệt là đối với các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đã qua sử dụng. VietinBank đang áp dụng tỷ lệ cho vay cho loại TSBĐ
ở mức 30-50%, trong khi các đối thủ đều cho vay ở mức 50-70%. Điều này gây ra khơng ít khó khăn cho việc thuyết phục khách hàng vay vốn tại VietinBank. Vì vậy, cần phải nâng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm đối với một số loại tài sản đang có mức cho vay tương đối thấp so với mặt bằng chung.
- Về mức định giá chủ động của chi nhánh: theo quy định, chi nhánh chỉ có thẩm quyền tự định giá đối với những tài sản có mức vay dưới 3 tỷ đồng, các trường hợp còn lại đều phải định giá qua Cơng ty liên kết. Do đó thời gian định giá sẽ kéo dài, khách hàng mất thêm chi phí định giá. Đề tăng tính linh hoạt và sự chủ động của chi nhánh trong quá trình phục vụ khách hàng, mức thẩm định trong thẩm quyền của chi nhánh cần tăng lên, ở mức tối thiểu 5 tỷ đồng.
Điều chỉnh chính sách định giá tài sản bảo đảm nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn nguồn vốn cho chi nhánh, đảm bảo nguồn thu hồi vốn khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản tín dụng chuyển nợ xấu.