Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân Thủ đơ

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 89 - 100)

xử trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân Thủ đơ

Q trình hình thành văn hóa ứng xử của người Hà Nội trước hết là quá trình biến đổi nhận thức trên rất nhiều phương diện phù hợp với điều kiện sống, nhất là điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh. Do đó cần có các hình thức tun truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử phù hợp với điều kiện sống của các tầng lớp người dân Thủ đô.

Một là: Cần tiếp tục hồn thiện các tiêu chí chung về “Người Hà Nội:

Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, để tạo mặt bằng nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử.

Các cơ quan chức năng, như Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa - Thơng tin... cần nghiên cứu tiếp tục hồn thiện các tiêu chí chung về “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, để trong quá trình thực hiện cuộc vận động TDĐKXDĐSVH các ngành, đoàn thể từng bước bồi đắp thêm những phẩm chất cơ bản, lấy đó làm chuẩn mực, giá trị cần đạt trong quá trình tuyên truyền, vận động, giáo dục các thành viên trong ngành, trong giới mình. Đây có thể coi là giải pháp tạo mặt bằng để nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử. Đây cũng là cơ sở để di dưỡng khả năng tự giáo dục ở người Hà Nội về văn hóa ứng xử.

Hai là: Trong q trình xây dựng mơ hình văn hóa từ gia đình đến cộng

đồng cư dân (thơn xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) đơn vị (cơ quan, trường học, doanh nghiệp) và các giai tầng khác trong xã hội, cần chú trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa ứng xử.

Trong q trình xây dựng các mơ hình văn hóa, việc tun truyền vận động đóng vai trị khơng thể thiếu đối với việc triển khai thực hiện xây dựng các nội dung của mơ hình văn hóa. Những việc tun truyền, vận động cũng như kết quả xây dựng mơ hình văn hóa tùy thuộc cơ bản vào mức độ nhận thức, hiểu biết của các thành viên trong cộng đồng về văn hóa ứng xử như lời nói, việc làm, nếp sinh hoạt. Cho nên mục tiêu của tuyên truyền vận động không chỉ là động viên mọi người có những việc làm cụ thể thiết thực góp phần xây dựng mơ hình văn hóa, mà cịn chú trọng giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa. Bởi vì suy cho cùng chất lượng các mơ hình văn hóa cơ bản tùy thuộc trình độ dân trí của các thành viên tham gia xây dựng chúng.

Trong q trình xây dựng các mơ hình văn hố, cần hết sức quan tâm và đặc biệt chú ý đến vai trò của gia đình. Hồ Chủ tịch đã từng nhắc nhở: gia đình là tế bào xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Do đó, cần chú trọng cơng tác vận động xây dựng gia đình văn hố đảm bảo thực chất, hiệu quả.

Để công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hố có kết quả vững chắc góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức và tạo niềm tin, ý thức tự giác thực hiện ở người dân Thủ đơ, nhất thiết phải đặt vai trị gương mẫu của mọi cán bộ, đảng viên lên vị trí hàng đầu. Do đó, đối với tồn Đảng bộ, chính quyền Thủ đơ cần đặc biệt chú trọng vấn đề Văn hoá Đảng, xây dựng Văn hoá Đảng trong việc triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 ( khoá IX) nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII) về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: đảng viên đi trước làng nước theo sau. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và trong thực tiễn đời sống xã hội. Trước mỗi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mỗi vấn đề xã hội, người dân vẫn thường có thói quen xem xét nhận thức và thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên. Nếu mỗi cán bộ, công chức nhà nước, đảng viên ở Thủ đơ đều có được những hành vi ứng xử có văn hóa khi làm việc (trong quan hệ đồng nghiệp, khi tiếp xúc với dân...), lúc sinh hoạt xã hội (nơi

công cộng, với láng giềng, trong gia đình...), chắc chắn sẽ là những tấm gương tích cực có tác động lớn, tạo chuyển biến tốt đến mọi người dân trong văn hoá ứng xử. Xây dựng Văn hố Đảng, phải ln coi trọng việc học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt khác, song song q trình thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong Đảng, các cơ quan nhà nước cần hết sức chú trọng làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý ở Thủ đô ( theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 lần 2). Để có được văn hố ứng xử tốt, trước hết phải có tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt.

Ba là: Tiếp tục xây dựng các chương trình chuyên mục bồi dưỡng kiến

thức văn hóa ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hà Nội. Hiện nay nhiều báo của Thủ đô, như: Hà Nội mới, An ninh Thủ đơ, Phụ nữ Thủ đơ...đã có những chun mục về giáo dục văn hoá ứng xử, xây dựng nếp sống văn hố, có tác dụng rất tốt trong cơng tác này. Tuy nhiên, vẫn cịn một số báo như: Người Hà Nội... vẫn chưa có, hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chưa có những chun mục chuyên sâu hơn liên quan đến việc bồi dưỡng kiến thức về văn hóa ứng xử. Vì thế cần có chun mục này và tập trung vào bồi dưỡng, biểu dương những lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, giáo dục theo hướng phù hợp với mỗi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Đồng thời cần lồng ghép nội dung bồi dưỡng kiến thức văn hóa ứng xử vào các chuyên mục kinh tế - xã hội khác.

Bốn là: ngành văn hóa - thơng tin thực hiện đa dạng hóa và đổi mới các

biện pháp tuyên truyền xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh đô thị.

Các biện pháp tuyên truyền được thực hiện thông qua: mạng lưới truyền thanh phường, xã, thị trấn, các đội thơng tin tun truyền lưu động; hệ thống panơ, áp phích, các báo, tạp chí, bản tin, các hình thức: hội thi, hội diễn...rất phong phú, đa dạng nhưng phần nào còn khơ cứng, chậm đổi mới cả hình thức và nội dung tuyên truyền, vận động nên đã hạn chế tác dụng nhất định.

Do đó, các ngành chức năng, cơ quan tuyên truyền cần chú ý việc đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức tuyên truyền, cách thức vận động làm sao tác động đến người dân một cách đầy đủ nhất, phù hợp nhất, dễ tiếp nhận nhất; trong đó, cần chú trọng việc đầu tư, khai thác nhằm đa dạng hoá, hiện đại hoá... các cách thức tuyên truyền, vận động. Hiện nay, hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn do một số điều kiện, lý do nên vẫn được duy trì, phát huy tác dụng. Tuy nhiên, để thật sự trở thành một loại hình, phương thức tun truyền có hiệu quả ở cơ sở cần chú ý đến thời gian, cách thức hoạt động sao cho phù hợp đối tượng cư dân, môi trường sinh hoạt mỗi địa phương. Một số đài truyền thanh phường đã không chú ý đến thời gian hoạt động với tính chất đơ thị, đến đặc điểm người dân nội đơ...nên đã hạn chế tác dụng tích cực của tuyên truyền. Ngược lại, còn gây những phản ứng gay gắt của nhiều người dân địa phương khi không chú ý lựa chọn: thời gian phát tin bài, sử dụng nội dung tin bài, cách thức thơng tin... trong điều kiện bão hịa việc tiếp nhận các nguồn thông tin của người dân nội đô.

Thực tế cho thấy, việc tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn, như các hội thi: Tuyên truyền viên giỏi, Gia đình Văn minh - Hạnh phúc, Tổ trưởng dân phố giỏi, Trưởng thơn tồn năng, Hịa giải viên giỏi....dễ bám sát từng đối tượng tham dự. Chủ đề tun truyền lại phù hợp, hình thức tun truyền mang tính văn nghệ quần chúng, tự biên tự diễn, do đó hạn chế được tính cứng nhắc, khơ khan và dễ được mọi người tiếp nhận một cách tự giác, sâu sắc.

Năm là: Củng cố mạng lưới thông tin của cơ sở phường, xã, thị trấn và

các đội thông tin tuyên truyền lưu động. Chủ yếu bằng việc tăng cường những người có năng lực, tâm huyết chứ khơng chỉ tập trung vào việc đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị.

Vấn đề nổi lên hiện nay không phải là bảo đảm số lượng, mà là chất lượng tuyên truyền. Phải có những tuyên truyền viên giỏi có khả năng xây dựng chuyên đề tuyên truyền, các chương trình giao lưu, liên hoan, hội diễn,

các hình thức nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán những thói hư tật xấu tại địa bàn cơ sở.

Chỉ nhờ vậy, mới có thể đa dạng hóa và đổi mới biện pháp tuyên truyền nếp sống kỷ cương, văn minh đơ thị.

Sáu là: Phát huy tính chủ động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các

ngành, đoàn thể trong tuyên truyền nếp sống kỷ cương, văn minh đô thị.

Trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố" các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể đã nhận thức được tác dụng của cuộc vận động này và đã coi đây là một nội dung không thể thiếu khi đề ra các chỉ tiêu hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, ngành, đơn vị. Mặt trận Tổ quốc và một số ngành, đoàn thể đã xây dựng, triển khai thực hiện các phong trào văn hóa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong việc xây dựng, triển khai thực hiện các phong trào văn hóa, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể đều coi việc tuyên truyền vận động là một yếu tố không nhỏ dẫn đến thành công của hầu hết các phong trào văn hóa.

Từ thực tế này, ngành văn hóa - thơng tin với tư cách là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố" cần đẩy mạnh xây dựng các chương trình khung về tuyên truyền nếp sống kỷ cương văn minh, đô thị, để Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể chủ động xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với các phong trào văn hóa của mình. Thí dụ: Mặt trận Tổ quốc thành phố tuyên truyền nội dung này trong phong trào "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân" được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập "Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11)" và cuộc vận động 'Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư"; Liên đoàn Lao động Thành phố tuyên truyền nội dung: nếp sống kỷ cương, văn minh đô thị trong cuộc vận động “ Xây dựng Nếp sống văn hóa cơng nghiệp” trong cơng nhân, viên chức lao động Thủ đơ. Cũng như thế, có thể tăng cường

tun truyền nội dung này trong phong trào xây dựng "Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" của ngành giáo dục - đào tạo, và trong phong trào " Vì mơi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng" của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố....

3.2.2. Phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động “"Tồndân đồn kết xây dựng đời sống văn hố" trên địa bàn Hà Nội, nhằm tiếp tục dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn Hà Nội, nhằm tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử

Nội dung phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH nhằm tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử căn cứ vào mục đích của cuộc vận động này.

Mục đích của cuộc vận động TDĐKXDĐSVH đã được Ban chỉ đạo Trung ương xác định trong Kế hoạch triển khai cuộc vận động này (được ban hành ngày 12/4/2000) là:

- Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, ngành, từ trong cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị của văn hóa và nguồn lực con người đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.

- Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, đồng thời lồng ghép, bổ sung nội dung văn hóa vào các phong trào hiện có của các bộ, ngành, đồn thể, địa phương.

- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.

- Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế về nếp sống văn hóa, huy động nguồn lực của tồn xã hội, tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, phát triển.

- Căn cứ vào mục tiêu cuộc vận động “ "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố" cần hướng các phong trào văn hóa vào việc thực hiện nội dung văn hóa ứng xử của người Hà Nội.

Một là: phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm

nghèo, nhằm tạo ra ngày càng nhiều những việc làm đẹp, trước hết trong lao động, sản xuất, kinh doanh.

Các phong trào văn hóa tại các đơn vị, làng xóm, khu phố cần có biện pháp đẩy mạnh các hình thức khuyến nghề, câu lạc bộ doanh nghiệp, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật và tập trung xây dựng các mơ hình gia đình làm kinh tế giỏi. Từ đó có các câu lạc bộ, mơ hình kinh tế cụ thể, để phổ biến những cách làm hay có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững từ các mơ hình ở địa phương.

Đồng thời phải thúc đẩy các hình thức tương thân, tương ái, hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật ni, tiêu thụ sản phẩm... để cùng nhau thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có cuộc sống ổn định và vững chắc về kinh tế.

Từ các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tham quan du lịch kết hợp với học hỏi kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh, cịn có thể có nhiều sáng kiến trong cách nghĩ, cách làm để đồn kết cùng giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng ở mỗi làng, mỗi tổ dân phố. Thơng qua đó tạo được điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh, lành mạnh có lợi cho văn hóa ứng xử.

Thơng qua các phong trào văn hóa, các tổ chức, đồn thể, cá nhân nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc và được thể hiện bằng những hành động, kết quả cụ thể trong lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Về mặt nhận thức và cách thức suy nghĩ, cần phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động văn hóa... phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chấp hành các quy định trong các văn bản dưới luật, các quy chế, nội quy của Thành phố và địa phương (quận, huyện, phường, xã, thị trấn); có ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế, giữ gìn bí mật quốc gia, khơng đưa tin thất thiệt và các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia; khơng tun truyền những nội dung xấu trong các "văn hóa phẩm" ngồi luồng và độc hại.

Ba là: Phối hợp các phong trào văn hóa nhằm xây dựng nếp sống kỷ

cương, văn minh đơ thị.

Các ban ngành, đồn thể cần nâng cao hơn nữa tính chủ động, sáng tạo, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả trong triển khai các phong trào văn hoá tại cơ

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w