Ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, để hạn chế sự lây lan các hành vi ứng xử phi văn hố

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 103 - 114)

hành vi ứng xử phi văn hố

Trong q trình xây dựng văn hoá ứng xử với sự tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cũng diễn ra những biến động có tính tiêu cực về mặt văn hố mà biểu hiện là diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội; từ đó làm lây lan các hành vi ứng xử phi văn hoá.

Hiện nay số gái mại dâm, người nghiện ma tuý có xu hướng ngày càng tăng. Mại dâm nam, mại dâm trẻ em xuất hiện, phát triển và biến hoá rất tinh vi. Tổ chức hoạt động mại dâm có quy mơ chặt chẽ, hiện đại, từ mại dâm bình dân đến "gái bao", "gái gọi". Mức độ tàng trữ ma tuý luôn "phá kỷ lục" về trọng lượng ma tuý và số người tham gia tàng trữ, buôn bán. Trong khi những tệ nạn xã hội khác như lô đề, cờ bạc, bạo lực, tham nhũng... cũng diễn biến phức tạp và tác động mạnh vào đời sống văn hố đơ thị theo hướng tiêu cực, thì mại dâm trực tiếp làm băng hoại nền tảng truyền thống văn hoá là đạo đức gia đình; cịn ma t thì giết chết thể xác của khơng ít người, nhất là thanh niên.

Việc phịng chống tệ nạn xã hội trở thành nhiệm vụ chung của tồn xã hội. Vì thế phải đẩy mạnh cuộc vận động TDĐKXDĐSVH để phòng chống sự gia tăng và mức độ diễn biến ngày càng phức tạp của các phản giá trị trong q trình xây dựng văn hố ứng xử của người Hà Nội.

Các giải pháp gồm:

Một là, gắn chương trình phịng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm, với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương

trình tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho những người thất nghiệp, người nghèo.

Trọng tâm là tăng cường, nâng cao công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện; phòng ngừa ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm, nhất là ở tuổi vị thành viên, học sinh, sinh viên, bằng cách tạo việc làm chính đáng hoặc hỗ trợ xố đói giảm nghèo cho những đối tượng buôn bán ma tuý lẻ kiểu “hàng xén" và gái bán dâm, đồng thời nghiêm trị những đường dây bn ma t lớn, trung bình và những kẻ mua dâm.

Chú ý xây dựng cơ chế chính sách và đóng góp kinh phí cũng như quản lý sau cai nghiện của gia đình người nghiện, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách động viên cán bộ làm cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội và có cơ chế thoả đáng thu hút người nhiệt tình đến làm việc tại các trung tâm cai nghiện.

Hai là, tăng cường lồng ghép phong trào văn hố của các ngành, đồn thể khác nhau trong cuộc vận động “"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", nhằm xây dựng và nhân rộng mơ hình xã, phường, thị trấn lành mạnh khơng có tệ nạn xã hội

Từ một vài năm nay tại Hà Nội và một số địa phương khác có phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, khơng có tệ nạn xã hội. Mức độ tính chất của các tệ nạn xã hội hiện nay, có thể nói, chủ yếu phải dựa vào việc xây dựng làng, tổ dân phố khơng có tệ nạn xã hội rồi nhân lên thành xã, phường và nhiều xã, phường... khơng có tệ nạn xã hội, nhằm thu hẹp tối đa và "bao vây" những điểm có tệ nạn xã hội.

Cách thức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, nhân rộng các xã, phường khơng có tệ nạn xã hội là lồng ghép phong trào văn hoá của các ngành, đoàn thể trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH. Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể quan trọng đều đã xây dựng phong trào văn hoá hoặc phong trào xã hội có lồng ghép thêm nội dung văn hố. Thí dụ từ phong trào

xố đói giảm nghèo có phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh làm giàu", "Người nông dân Thủ đô: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại".

Việc lồng ghép phong trào văn hoá của các ngành, đoàn thể trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH sẽ khai thác, phát huy nguồn lực toàn dân với những cách nghĩ, cách làm đa dạng, phong phú, nhằm xây dựng, nhân rộng các mơ hình xã, phường, thị trấn lành mạnh, khơng có tệ nạn xã hội trên địa bàn Thủ đơ.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào đặc điểm, vai trị và thực trạng xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong những năm gần đây, phải xác định một số yêu cầu tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong thời gian tới. Các yêu cầu này cũng chú ý đến bối cảnh của công cuộc đổi mới hiện nay và mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2010, hướng đến 2020. Nội dung các yêu cầu tập trung vào việc từng bước hồn thiện tiêu chí chung về những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội và thúc đẩy cụ thể hoá chuẩn mực văn hố của các ngành, đồn thể; hồn thiện các mơ hình văn hố; cần đặc biệt chú trọng vai trị gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vấn đề Văn hoá Đảng, xây dựng Văn hoá Đảng; xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các ngành, đồn thể trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, để đẩy mạnh phối hợp các phong trào văn hoá nhằm tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội.

Bốn nhóm giải pháp tập trung vào đổi mới, đa dạng hoá các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, nhận thức về văn hoá ứng xử; phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVH; tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh thúc đẩy việc hình thành nếp ứng xử có văn hố; ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp trên đều có tính khả thi.

kết luận

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2000 đến nay, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống sinh hoạt xã hội, mối quan hệ ứng xử ở Thủ đô. Thông qua những nội dung vận động cụ thể, thiết thực, như: thực hiện "Quy ước cưới: Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kiệm","Quy ước Tổ chức việc tang trên địa bàn Thành phố", "Hướng dẫn Thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo tại nơi thờ tự", “Quy chế Lễ hội".... cuộc vận động đã đi vào đời sống người dân Thủ đơ. Thêm vào đó, kết quả khả quan của các phong trào tổng vệ sinh, hoạt động kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm nếp sống văn minh đô thị... đã và đang làm lành mạnh hoá các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội và con người với tự nhiên trên cơ sở phát triển hài hoà giữa nếp sống truyền thống với lối sống hiện đại.

Nhiều mơ hình văn hố được định hình và nhân rộng theo những cách thức khác nhau đã nâng cao ý thức trách nhiệm của nhiều người Hà Nội cùng tham gia xây dựng gia đình văn hố, cộng đồng dân cư văn hoá (làng, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư...) và đơn vị văn hoá (cơ quan, doanh nghiệp, trường học...) theo những chuẩn mực đã được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển văn hoá - xã hội đối với từng khu vực (gia đình, cộng đồng dân cư, đơn vị) trong từng giai đoạn cụ thể. Các mơ hình văn hố đã thúc đẩy việc định hình các khn mẫu ứng xử, từ đó hình thành văn hố ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Nhưng hiện nay, tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn hữu hiệu, thậm chí cịn có phần trầm trọng hơn (bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, tham nhũng, kỷ cương xã hội không nghiêm...). Việc giáo dục đạo đức cho tầng lớp thanh nhiên chưa được coi trọng. Tình trạng bắt chước, lai căng và bng thả có xu hướng gia tăng trong lối sống của một bộ phận người dân Hà Nội.

Xây dựng văn hoá ứng xử trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở Hà Nội phải xuất phát từ đặc điểm, thực trạng của nó, cũng như yêu cầu ngày càng cao hơn đối với lối ứng xử của người Hà Nội.

Đặc điểm văn hoá ứng xử của người Hà Nội phản ánh tính biến đổi, phát triển của văn hoá ứng xử Thăng Long - Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hố - hiện đại hố, đơ thị hố và hội nhập quốc tế theo cơ chế thị trường. Việc xây dựng văn hoá ứng xử hiện nay đã có tác động tích cực, nhưng về cơ bản vẫn chưa thể khơi dậy, phát huy những đặc điểm tích cực nêu trên.

Thực trạng văn hố ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cả phương diện tích cực và hạn chế, đều là những căn cứ cần thiết để có những cách suy nghĩ, cách làm mới, nhằm từng bước hồn thiện tiêu chí về mẫu “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại, mà trước tiên là thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp".

Yêu cầu đối với việc xây dựng văn hố ứng xử hiện nay khơng chỉ căn cứ vào thực trạng tích cực và hạn chế trong văn hố ứng xử của người Hà Nội, mà cịn căn cứ vào những đòi hỏi chung ngày càng cao hơn của công cuộc đổi mới trên địa bàn Thủ đơ và cả nước. Vì thế u cầu thường là những địi hỏi mới, cao hơn đối với tiến trình xây dựng văn hố ứng xử.

Xây dựng văn hoá ứng xử là khơi dậy, phát triển những lời nói hay, những việc làm tốt, những phong cách đẹp; làm cho chúng lan toả, phát huy tác dụng, nhân rộng và phát triển phổ biến trong xã hội.

Xây dựng văn hoá ứng xử là thực hiện đồng bộ các biện pháp tư tưởng, chính trị, văn hố, quản lý, kinh tế, nhằm khơi dậy, phát triển các khuôn mẫu ứng xử, các kỹ năng ứng xử có văn hố và cả mơi trường văn hố ứng xử trong gia đình, các cộng đồng dân cư và đơn vị học tập, lao động, công tác. Như vậy khơi dậy và phát triển là hai cách thức xây dựng văn hoá ứng xử; trong mỗi cách thức như vậy đều có điều tiết, hạn chế, loại bỏ cái tiêu cực.

Xây dựng văn hoá ứng xử trong thời kỳ đổi mới hiện nay, một mặt phải đặt trọng tâm vào các biện pháp có tính pháp luật nghiêm minh; mặt khác cũng chú ý đúng mức đến vai trò điều chỉnh của dư luận xã hội, của quy ước đạo đức, của phong tục tập quán truyền thống và vai trò tự quản của các "tế bào xã hội" (gia đình, làng, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học...).

Chủ thể xây dựng văn hố ứng xử ngồi tính năng động tích cực của bản thân mỗi người, của bao gồm tất cả các cộng đồng gia đình, cộng đồng dân cư (làng, tổ dân phố, ký túc xá...) và trong các đơn vị học tập, lao động, công tác (trường học, cơ quan, doanh nghiệp...).Vì thế phải tăng cường phối hợp các phong trào văn hóa của các ban, ngành, đồn thể trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố", để thúc đẩy sự phân cơng, phối hợp một cách hợp lý giữa các chủ thể đa dạng và rất khác nhau nhằm vào trọng tâm của văn hóa ứng xử là: lời nói, việc làm và phong cách.

Các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử hiện nay trước hết tập trung vào đổi mới các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục để mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi ngành, đồn thể quan tâm đến văn hóa ứng xử, phát huy tính năng động tự giác trong việc xây dựng văn hóa ứng xử. Sau nữa, hiện nay một giải pháp rất quan trọng và có tính khả thi cao là lồng ghép nội dung xây dựng văn hóa ứng xử vào hoạt động phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tại từng cộng đồng, tổ chức dân cư.

Tựu chung để xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay cần phải làm rõ được cơ sở nhận thức về văn hóa ứng xử, đánh giá đúng đặc điểm, vai trò, thực trạng và xác định đúng yêu cầu, giải pháp có tính khả thi. Đây là một cơng việc phức tạp, địi hỏi nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp theo. Vì thế, bên cạnh những kết quả tích cực, luận văn cũng có một số hạn chế nhất định.

Từ những kết quả ban đầu của luận văn, tôi kiến nghị xin được tiếp tục phát triển chủ đề: "Văn hóa ứng xử người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới

hiện nay" trong cơng trình nghiên cứu tiếp theo với những mục tiêu, yêu cầu

cao hơn, góp phần tích cực hơn vào cơng tác nghiên cứu khoa học, sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; thiết thực hướng đến chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban cán sự Đảng - Sở Văn hố - Thơng tin Hà Nội (2001), Tài liệu học

tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX và Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIII, Hà Nội.

2. Trần Văn Bính (2000), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, hội tụ và tỏa

sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), "Tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm cần có nhằm duy trì mơi trường cho sự phát triển lâu bền", Tạp chí

Triết học, (4).

4. Nguyễn Viết Chức (2004), Báo cáo tổng quan Nghiên cứu giải pháp

phát huy các giá trị, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế, Sở Văn hố - Thơng tin Hà

Nội.

5. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hố - Thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Những giá trị lịch sử văn hóa

1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội

với mơi trường thiên nhiên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hố - Thơng

tin, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành

11. Phạm Duy Đức(1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa

nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2003), Về phát triển

văn hóa và xây dựng con người thời kỳ cơng nghiệp hố- hiện đại hố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc(chủ biên)(1998), Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn

hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Như Hoa (chủ biên) (2000), Quản lý văn hóa đơ thị trong điều kiện

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Văn hóa và Nxb Văn

hố - Thơng tin, Hà Nội.

15. Lê Như Hoa(chủ biên)(1999), Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.

16. Đỗ Huy (2001), Xây dựng mơi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, từ

góc nhìn giá trị học, Viện văn hóa và Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà

Nội.

17. Đỗ Huy - Chu Khắc, Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Vũ Khiêu - Nguyễn Vĩnh Cát (1991), Văn hóa Thủ đơ hơm nay và ngày

mai, Sở Văn hố - Thơng tin Hà Nội.

19. Đỗ Thị Ngọc Lan (1993), "Vai trò của lao động trong mối quan hệ thích nghi và cải tạo mơi trường tự nhiên của con người", Tạp chí Triết

học, (1), tr. 12-15.

20. Trường Lưu(1995), Văn hóa và phát triển, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 103 - 114)