Nguyên nhân của kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 67 - 69)

người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây

Ngoài những nguyên nhân tương đồng với kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đơ thị, kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người đân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây có những nguyên nhân trực tiếp sau:

- Q trình xây dựng làng văn hóa diễn ra tại rất nhiều làng ngoại thành nhằm phát triển kinh tế, xây dựng cảnh quan sạch - đẹp, chú trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Kết quả của quá trình này là hình thành được những thiết chế văn hóa để điều chỉnh và hình thành văn hóa ứng xử trong làng.

Trước hết là bản hương ước mới của làng được xây dựng thông qua việc thảo luận dân chủ từ các xóm, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, mặt trận... trong thôn (làng). Bản hương ước xác lập những chuẩn mực ứng xử do chính ngưịi dân, nhất là người cao tuổi, thảo luận; và được tập thể cán bộ, đảng viên của thơn đồng tình, ủng hộ. Bản hương ước mới khơng trái với phép nước; nó là sự cụ thể hóa luật pháp vào điều kiện thực tế của thơn và kế thừa, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của thôn. Với cách thức xây dựng và nội dung như vậy, nên hương ước có tác dụng rất tốt trong điều chỉnh lối ứng xử trong thơn.

Ngồi bản hương ước, nhiều thơn ngoại thành Hà Nội có nhà văn hóa với cơ sở vật chất nhất định. Nhà văn hóa là nơi hoạt động của các loại hình câu lạc bộ khác nhau (dưỡng sinh, võ cổ truyền, thơ, ca trù, chèo, khuyến nông...). Đây là những “sân chơi” quan trọng, bổ ích để hình thành văn hóa ứng xử trong thơn.

- Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH được thực hiện rộng khắp cả nội, ngoại thành. Tại nông thôn ngoại thành, cuộc vận động này đã thúc đẩy sự phối hợp liên ngành của nhiều ngành, đồn thể. Do đó đã hình thành được một số phong trào văn hóa tại đa số các làng ngoại thành. Thí dụ:

+ Phong trào “Ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” của Mặt trận Tổ quốc.

+ Phong trào “Phụ nữ Thủ đô trung hậu, năng động, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” và “Xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” của Hội Phụ nữ.

+ Phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ xây dựng hội trong sạch vững mạnh” của Hội Cựu chiến binh.

+ Phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng Thủ đơ và đất nước” của Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Ngồi các phong trào trên, ở khu vực ngoại thành Hà Nội cịn có Phong trào xây dựng “ Người nơng dân Thủ đô: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” do Hội Nông dân Thành phố phát động.

Các phong trào này đã góp phần thiết thực vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của mỗi giới, mỗi lứa tuổi.

Thơng qua các phong trào văn hóa, các ngành, đồn thể động viên các hội viên của mình gương mẫu nói lời hay, làm việc tốt và trau dồi các hành vi văn hóa. Quan trọng hơn, phong trào văn hóa là điều kiện khơng thể thiếu để hình thành nếp sống văn hóa, trước hết ở ngay thành viên, hội viên mỗi ngành, mỗi đoàn thể. Việc sử dụng đúng sở trường, sức mạnh của mỗi ngành, đồn thể có tác dụng thiết thực đối với việc xây dựng một phương diện nhất định của văn hóa ứng xử. Trong các đồn thể chính trị, xã hội, văn hóa thì mỗi đồn thể đều có thế mạnh riêng để phát huy vai trị trong q trình xây dựng văn hóa ứng xử, song cần phải thấy được vai trò rất quan trọng của Hội Người cao tuổi. Sở dĩ như vậy vì ở nơng thơn vẫn giữ được truyền thống “trọng lão”. Thí dụ trong việc thực hiện các quy ước về hiếu, hỷ, lễ hội, nếu khơng có sự

đồng tình của các vị cao niên thì rất khó thực hiện được. Trong gia đình, dịng họ, làng xóm, các vị cao niên, nhất là các vị có uy tín, ln là tấm gương đạo đức để con cháu không sa vào những việc làm trái luân thường đạo lý.

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w