Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 52 - 54)

ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây

2.1.3.1. Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dânđơ thị Hà Nội trong những năm gần đây đô thị Hà Nội trong những năm gần đây

- Về thái độ ứng xử: Kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh tự do là

miếng đất kích thích sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Trong điều kiện phải cạnh tranh, mạo hiểm làm ăn theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu cho nên không ít người nội thành phải dựa vào điểm tựa tinh thần dù chỉ có tác dụng rất mơ hồ - đó là tín ngưỡng, tơn giáo. Thế nên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân là tình trạng mê tín. Từ đó dẫn đến thái độ ứng xử phiến diện, có khi sai lầm, đối với các giá trị văn hóa truyền thống.

Song trong việc xây dựng văn hóa ứng xử vẫn chưa tìm được những biện pháp điều chỉnh thái độ ứng xử của người nội thành, để khắc phục có hiệu quả những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, khắc phục niềm tin không lành mạnh và thái độ ứng xử có khi phiến diện đối với những giá trị văn hóa truyền thống.

- Về xây dựng văn hóa ứng xử với mơi trường thiên nhiên: ở đơ thị chưa được chú ý đúng mức. Hiện vẫn còn những hiện tượng chặt trộm cây để mở rộng không gian của một vài gia đình nào đó; nhất là tình trạng đổ trộm đất đá bê tông ra ao hồ, ra sơng Hồng. Trong khi đó nội dung xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên chưa được chú ý đúng mức trong các phong trào văn hóa. Việc tổ chức Tết trồng cây hàng năm thường đuợc chú ý tổ chức ở ven đô, ngoại thành, mà chưa thấy tổ chức tại các đường phố nội thành.

- Cách thức ăn, ở, đi lại, sử dụng thời gian rỗi có những hạn chế sau: + Cơm bụi trên vỉa hè đã bộc lộ những nét thiếu văn hóa, như ăn, uống xơ bồ ngay trên vỉa hè, cống rãnh bụi bặm, mất vệ sinh; thức ăn thừa, giấy lau

mồm, lau tay, thìa, đũa, bát ngổn ngang trên bàn, dưới ghế. Đây rõ ràng là cách ăn làm xấu môi trường đô thị và không thanh lịch.

+ Việc đi lại ở nội thành chưa thành nếp “văn hóa tham gia giao thơng”. Chẳng hạn tại những phố chưa có hệ thống đèn tín hiệu giao thơng, việc điều chỉnh các dịng xe máy, xe đạp, ơ tơ, người đi bộ là rất hạn chế. Ngay tại lòng đường một số tuyến phố trung tâm, người ta đã in những chữ to nổi bật quy định các làn đường dành riêng cho từng loại phương tiện giao thông, song các chủ phương tiện giao thông và khách lữ hành vẫn không chú ý đến quy định đó. Nhiều người tùy nghi “tạt ngang, tạt ngửa”, do đó, rất dễ gây tình trạng ùn tắc hoặc tai nạn giao thông.

+ Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi thể hiện tính tự chủ bản thân, thể hiện tính trưởng thành của văn hóa ứng xử. Và chính ở phương diện này đang phát sinh nhiều tệ nạn xã hội (đua xe trái phép, cờ bạc, ma túy, mại dâm...). Khơng ít người tìm cách tiêu khiển bằng những vật phẩm phi văn hóa trong thời gian rỗi. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa chú ý thích đáng đến việc định hướng và tuyên truyền, giáo dục sử dụng thời gian rỗi sao cho bổ ích.

- Trong xây dựng quan hệ ứng xử với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người lớn tuổi: vẫn chưa khắc phục có hiệu quả tính hình thức trong xây dựng “Gia đình Văn hóa”và cả xây dựng một số mơ hình văn hóa khác. Cho nên vẫn chưa hình thành đuợc những cách thức điều chỉnh lời nói, hành vi ứng xử thiếu văn hóa, nhất là quy ước ngăn chặn và giải quyết những hành động tranh chấp, xung đột, hiềm khích trong gia đình, trong tổ dân phố, khu tập thể (bên cạnh việc phát huy vai trò của các tổ hòa giải).

- Cách thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử: cịn thiếu sự phối hợp giữa ngành văn hóa - thơng tin và các ngành đồn thể do nhận thức chưa rõ về vai trị có tính đột phá của văn hóa ứng xử đối với cuộc vận động TDĐKXDĐSVH. Chưa cụ thể hóa được tiêu chí “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” phù hợp với môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh của mỗi cộng đồng (tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp...). Cách thức cụ thể hóa, triển khai,

thực hiện tiêu chí này chưa xuất phát từ ngay các cộng đồng, cho nên sức sống, sức phát triển của nó chưa lớn.

Ban chỉ đạo cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở một số ngành, đồn thể cịn coi nhẹ hoặc chưa chú ý xây dựng chương trình thực hiện phối hợp trong nội bộ mỗi ngành, đồn thể. Do đó việc phối hợp liên ngành, đồn thể thực hiện cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, trong đó có văn hóa ứng xử, chưa thường xun và khơng hiếm trường hợp cịn mang tính hình thức.

Việc tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân các cấp bàn về cuộc vận động TDĐKXDĐSVH cịn mang tính hình thức. Một số nơi chưa chú ý đến ý kiến của đại biểu các tổ dân phố, ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn. Vì thế, việc huy động các nguồn lực của khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc vận động này còn yếu và chưa thường xuyên; dẫn đến việc triển khai thực hiện một số nội dung của cuộc vận động còn chậm, như thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng tuyến phố văn minh, thương mại, phong trào tổng vệ sinh nhằm bảo đảm vệ sinh mơi trường...

Việc hình thành các quận mới (Hồng Mai, Long Biên) địi hỏi phải điều chỉnh hình thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử cho phù hợp với đời sống đơ thị; nhưng sự chuyển biến này cịn chậm.

Một phần của tài liệu Luan van thac si văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w