II.BÀI TẬP ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu CAC DANG TOAN LOP 5 (Trang 46 - 48)

- Hiệu thời gian đi và vê

II.BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1:

Một đồng hồ có tiếng chuông ngân rất dài, thời gian giữa hai tiếng chuông là 4 giây. Hỏi ban đêm, ta cần bao nhiêu giây để biết giờ khi đồng hồ bào 12 giờ, 5 giờ?

Đáp số: 44 giây, 12 giây Bài 2:

An hỏi Lan: “bây giờ là mấy giờ?”. Là học sinh giỏi toán, Lan dí dỏm trả lời: “ Từ lúc bắt đầu của ngày hôm nay đến bây giờ thời gian gấp 3 lần từ bây giờ cho đến nửa đêm hôm nay”

Hãy tính xem bây giờ là mấy giờ? Đáp số: 18 giờ

Bài 3:

Tuổi người thứ nhất là bao nhiêu năm thì tuổi người thứ hai bấy nhiêu tháng. Tuổi người thứ ba bao nhiêu tuần thì người thứ hai là bấy nhiêu ngày. Tính tuổi của mỗi người, biết rằng tổng số tuổi của ba người là 120 năm.

Đáp số: 72 ; 42 ; 6 Bài 4:

Vào lúc 12 giờ kim giờ và kim phút gặp nhau. Hỏi sau bao lâu thì hai kim ấy lại gặp nhau một lần nữa.

Bài 5:

Lan hỏi Tùng: “ Hôm nay là ngày thứ mấy của tháng?”. Tùng trả lời: “ Từ đầu tháng đến ngày hôm nay gấp ¾ từ ngày hôm nay đến cuối tháng”. Hỏi Lan và Tùng đang nói chuyện ở tháng nào của năm và ngày thứ mấy của tháng?

Đáp số: ngày 12 tháng 2. Bài 6:

Bây giờ là 6 giờ. Hỏi sau bao lâu nữa thì kim giờ và kim phút gặp nhau. Bài 7:

Tôi có một đồng hồ đeo tay và một đồng hồ báo thức. Cứ sau 1 ngày (24 giờ) thì đồng hồ đeo tay chạy nhanh lên 6 phút, còn đồng hồ báo thức chạy chậm lại 6 phút (so với giờ đúng). Chiều hôm nay tôi để hai đồng hồ cùng chỉ giờ đúng là 4 giờ. Hỏi sáng ngày hôm sau, khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ mấy giờ? Lúc ấy, giờ đúng là mấy giờ?

Đáp số: 7 giờ 45phút; 8 giờ Bài 8:

Trong một tháng nào đó có ngày thứ bảy mang số lẻ. Hỏi ngày 28 của tháng đó là thứ mấy trong tuần?

Bài 9:

Trong một tháng nào đó, ngày đầu tháng và cuối tháng đều là ngày chủ nhật. Hỏi tháng đó là tháng mấy?

Một phần của tài liệu CAC DANG TOAN LOP 5 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w