Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 699 (Trang 43 - 61)

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hả

Hàng Hải Việt

Nam

2.2.2.1Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Với định hướng phát triển an toàn, bền vững Maritime Bank đã tập trung phát triển phương thức quản lý rủi ro tiến bộ, chủ động, cân bằng và độc lập. Tại Ngân hàng, tất cả các chính sách tín dụng đều được xem xét và phê duyệt bởi Ủy ban Quản lý rủi ro. Mục tiêu của Maritime bank là trở thành ngân hàng TMCP có cơng tác quản lý rủi ro tốt nhất Việt Nam do vậy Ngân hàng tn thủ các quy trình phê duyệt tín dụng khác nhau khi thực hiện cho vay thương mại, cho vay đối với các tổ chức tín dụng và cho vay khách hàng cá nhân. Ngồi tn thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành, Maritime còn xây dựng các văn bản định chế cho bản thân ngân hàng như:

S Quy chế mã số QC.RR.008 về Khung Quản lý rủi ro: Quy chế này sẽ đưa ra các

hướng dẫn, chỉ số cụ thể để các cán bộ tín dụng áp dụng như hạn mức tín dụng cho phép, khẩu vị rủi ro của Ngân hàng hay các quy định về các loại tài sản được phép sử dụng để làm tài sản bảo đảm và mức độ cho vay đối với từng loại tài sản đó,..

S Quy chế mã số QC.BM.012 về Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quản lý rủi

ro: Quy chế này sẽ nêu rõ cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành của Uỷ ban quản lý rủi ro, đồng thời nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân trong đó.

S Quy chế mã số QC.RR.012 về Quản lý rủi ro tín dụng: Nội dung của văn bản này đưa ra những khái niệm, quy trình cơ bản nhất trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng cũng như các hướng dẫn sơ bộ để các cán bộ tín dụng có thể biết được cần dẫn chiếu hay áp dụng các quy tắc, quy định nào của Nhà nước và của

Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Maritime Bank đó là phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận có chức năng kinh doanh tín dụng và các bộ phận có chức năng phê duyệt, kiểm sốt, quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng được tách biệt với bộ phận kinh doanh tín dụng. Ngân hàng ban hành các quy định quản lý RRTD bao gồm chiến lược, chính sách, sản phẩm, quy trình. Các chính sách, quy định, quy trình tín dụng này điều chỉnh RRTD ở cả cấp độ khoản tín dụng lẫn cấp độ danh mục, giúp đưa trạng thái RRTD của Maritime Bank về trạng thái mong muốn tùy theo chiến lược từng thời kì. Về thẩm quyền quản lý RRTD, phê duyệt tín dụng và phê duyệt xử lý RRTD cũng được ngân hàng đưa ra cơ chế phân cấp rõ ràng cho từng loại nội dung quản lý RRTD, từng loại quyết định tín dụng và từng loại Khách hàng. Cơ chế này giúp cho ngân hàng giảm thiểu được RRTD, đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình. Trong q trình quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả Cẩm nang Tín dụng trong đó ghi chi tiết các chính sách và thủ tục cho vay cũng như các hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngồi kiểm sốt rủi ro tín dụng, Ngân hàng cịn hạn chế đồng thời cả rủi ro thanh khoản thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, sử dụng các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao và sử dụng các tỷ lệ an tồn có tính đến yếu tố rủi ro. Thêm vào đó,việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ việc triển khai Hệ thống Quản lý Vốn Tập trung và Hệ thống Thanh tốn Tập trung. Theo đó tồn bộ các giao dịch vốn và thanh tốn của Ngân hàng đều do Hội sở chính thực hiện. Việc đó cho phép Ngân hàng giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như những thủ tục phức tạp khơng cần thiết.

Sơ đồ quản trị rủi ro của Maritime Bank:

Chức năng nhiệm vụ:

Bộ máy quản trị rủi ro của MSB được tổ chức một các chặt chẽ theo mơ hình quản lý tập trung với nhiều cấp quản lý có cơ cấu như sau:

Hội đồng quản trị: Nhiệm vụ của hội đồng quản trị là chịu trách nhiệm cuối cùng

và cao nhất đối với khẩu vị rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận

Ủy ban tín dụng và đầu tư: là bộ phận có trách nhiệm phê duyệt các khoản cấp

tín dụng, đầu tư và hạn mức giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được giao

Uỷ ban rủi ro và kiểm tốn: cơ quan này có nhiệm vụ đánh giá, khuyến nghị với

hội đồng quản trị khung quản lý rủi ro (bao gồm khẩu vị rủi ro) và phê duyệt các chính sách, phương pháp, cơng cụ đo lường rủi ro; Chỉ đạo rà sốt đánh giá về tính đầy đủ,

hiệu quả và hiệu suất vận hành của hệ thống, các chính sách, quy trình quản lý rủi ro tại Maritime Bank.

Ủy ban xử lý rủi ro: nhiệm vụ của bộ phận này là xử lý các vấn đề liên quan đến

rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác của Ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền được giao.

Ban kiểm soát: là cơ quan đại đại diện của cổ đơng, có trách nhiệm kiểm tra,

giám sát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành, đưa ra các nhận định độc lập cho HĐQT về tính hiệu quả của các chiến lược, chính sách, quy định và cơng tác quản lý rủi ro của Maritime Bank. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MSB, đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Các hội đồng cấp Hội đồng Điều hành:

■ Hội đồng tín dụng và đầu tư: có trách nhiệm phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư và hạn mức giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được giao

■ Hội đồng ALCO: Giám sát hoạt động quản lý tài sản Nợ - tài sản Có của Ngân hàng. Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử

dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả. Đồng thời hội đồng cũng có nhiệm vụ theo sát

diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá để đưa ra được giải pháp phù hợp trong việc

quản lý và sử dụng nguồn vốn.

■ Hội đồng quản lý rủi ro hoạt động: Giám sát và quản trị các vấn đề liên quan đến rủi ro hoạt động trên toàn ngân hàng

■ Hội đồng xử lý rủi ro: Xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác của Ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền

Điểm nổi bật trong mơ hình quản trị của Maritime Bank đó chính là mơ hình được quản lý theo chiều dọc. Điều này có nghĩa là tại các chi nhánh của Ngân hàng ngoài các bộ phận chủ yếu là kinh doanh, hỗ trợ tín dụng thì sẽ khơng có các phịng ban khác. Bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh sẽ chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro trong thẩm định và phê duyệt còn các rủi ro khác sẽ thuộc quản lý của hội sở theo từng miền. Đồng thời Hội sở đó cũng trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng cho chi nhánh, do vậy việc kiểm soát, quản lý rủi ro sẽ được tối ưu, đảm bảo và kịp thời hơn.

2.2.2.3Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: a. Phân tích rủi ro tín dụng

Mục đích của việc phân tích rủi đó chính là nhận diện được rủi ro tín dụng từ ngành nghề, khoản vay và tư cách đi vay của khách hàng. Rủi ro trong ngành nghề của khách hàng được Maritime bank nhận biết thơng qua việc phân tích định kỳ hàng quý hoặc hàng năm, và được lưu giữ để sử dụng cho việc phân tích các khoản tín dụng trong kì. Ngân hàng sẽ phân tích theo các nội dung:

- Xu hướng phát triển của ngành

- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kĩ thuật

- Sản phầm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường - Những thay đổi về điều kiện lao động

- Chính sách của chính phủ ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp - Vị thế hiện tại của công ty trong ngành

- Phương án sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp, đánh giá tác động đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Tuy nhiên việc đánh giá này chủ yếu được thực hiện tại cấp Hội sở và được tiến hành theo hàng quý và hàng năm trong khi hiện nay các ngành nghề rất đa dạng và có những biến động liên tục vì vậy việc phân tích ngành vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả tối đa như những gì được kì vọng.

Rủi ro về khía khách hàng cần được nhận biết qua 2 phòng quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Việc phân tích bắt đầu từ khi cán bộ Quản lý khách hàng có thơng tin về khách hàng, tiếp xúc với khách hàng từ nhiều nguồn khác

Điểm Xếp hạng Đánh giá mức độ rủi ro >=401 AAA Thấp 351 - 400 ~ÃÃ 301 - 350 251 - 300 BBB Trung bình 201 - 250 ^BB 151 - 200 ^B 101 - 150 CCC Cao

nhau có thể do khách hàng tự tìm đến ngân hàng, do quản lý khách hàng tự tìm kiếm hay khách hàng được giới thiệu. Với những thơng tin đó Ngân hàng sẽ thực hiện sàng lọc để có thể nhận ra được rủi ro của khách hàng. Hiện nay Maritime Bank xây dựng bộ câu hỏi dựa trên nguyên tắc 6C sàng lọc khách hàng tiềm năng nhưng khơng đáp ứng được u cầu của chương trình tín dụng. Ngồi ra Ngân hàng cịn nhận biết rủi ro thơng qua kiểm tra tính hợp lệ và pháp lý của hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài sản bảo đảm mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.

b. Đo lường rủi ro tín dụng

Maritime đã sử dụng phương pháp đo lường truyền thống bằng cách đánh giá rủi ro thông qua các chỉ tiêu định tính kết hợp với kiểm tra thực tế để xây dựng nên bảng chấm điểm cho từng khách hàng gọi là Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà Maritime Bank đưa ra bao gồm:

S Độc lập

S Minh bạch

S Chịu trách nhiệm

S Ứng dụng

S Đánh giá lại

S Tuân thủ các quy định nội bộ

Đôi với các khách hàng là doanh nghiệp, Maritime Bank sẽ dựa trên những đánh giá về tư cách, khả năng, tài sản thế chấp, thơng tin tín dụng và tình hình dư nợ tại các ngân hàng, còn đối với khách hàng là cá nhân, Ngân hàng sẽ chấm điểm dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như độ tuổi, tình trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, số người ăn theo, thu nhập cá nhân, tình hình trả nợ và trả lãi với ngân hàng. Sau đó, Ngân hàng đưa ra bảng xếp hạng mức độ rủi ro tương ứng với số điểm trên khung các tiêu chí như sau:

39

0 - 50 ^c

Trong đó mức điểm thấp nhất tương ứng với mức rủi ro cao nhất mà Ngân hàng có thể chấp nhận được là hạng CCC, xác suất vi phạm hợp đồng ở hạng này là khá cao, bởi vậy nếu Ngân hàng khơng có những biện pháp kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. Mặc dù với chính sách như vậy nhưng Maritime Bank chủ yếu chỉ cho vay với khách hàng được xếp hạng rủi ro trung bình trở lên. Đối với những khách hàng không đạt được mức xếp hạng tối ưu, nếu cán bộ tín dụng nhận thấy tiềm năng của họ thì cần phải có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh hoặc các cấp bậc cao hơn để duyệt hồ sơ của khách hàng.

Tuy nhiên trên thực tế quy trình chấm điểm rủi ro tín dụng chủ yếu được sử dụng cho các khách hàng mới của Ngân hàng; đối với những khách hàng cũ, đã có quan hệ tín dụng thì sẽ sử dụng bảng chấm điểm trước đó. Đối với một số khách hàng, bộ câu hỏi để chấm điểm sẽ được bổ sung câu hỏi riêng nếu muốn áp dụng bộ tiêu chí cấp tín dụng riêng. Dù vậy quy trình chấm điểm tín dụng này chủ yếu vẫn dựa trên các yếu tố định tính và kinh nghiệm do đó chưa thực sự đánh giá được chính xác rủi ro của từng khách hàng bởi thế đây vẫn chưa thực sự là một phương thức hữu hiệu đối với ngân hàng. Hiện nay Maritime Bank cùng đa số các ngân hàng đều sử dụng hệ thống chấm điểm tự động với sự trợ giúp của các phần mềm đã được tích hợp nhiều chức năng hiện đại tuy nhiên do mang nhiều rủi ro tiềm ẩn và khó lường nên hệ thống chấm điểm đơi khi khơng thể kiểm sốt được.

c. Quản lý và xử lý rủi ro

Với định hướng phát triển an toàn, bền vững, Maritime Bank chú trọng vào việc xây dựng cơ cấu ổn định, sử dụng nhiều chiến lược kết hợp để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Dù vậy Ngân hàng chủ yếu vẫn sử dụng các chiến lược truyền thống như tránh - hạn chế, chấp nhận rủi ro, giảm thiểu - phòng ngừa hơn là chuyển đi - mua bảo hiểm.

> Tránh - hạn chế: Để có thể tránh , hạn chế được rủi ro đến từ khách hàng, Ngân hàng thực hiện các biện pháp phân tích rủi ro tín dụng, từ ngành nghề của khách hàng, đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tư cách đạo đức. Việc phân tích này được thực hiện khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng để lập nên báo cáo khách hàng trình lên các cấp phê duyệt. Nội dung của việc phân tích tín dụng bao gồm: + Về thẩm định tín dụng: Đã thực hiện phân tích khách hàng khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tư cách, khả năng, tài sản thế chấp, thơng tin tín dụng và đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng rất được quan tâm. Đã đánh giá năng lực của khách hàng về một số mặt như: đánh giá khả năng quản lý tổng quát, đánh giá khả năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch

+ Về xác định nhu cầu vốn lưu động: Ngân hàng rất chú ý, đặc biệt là đối tượng khách hàng vay theo hạn mức tín dụng. Việc phân tích báo cáo tài chính được bộ phận kinh doanh tiến hành thường xuyên và đảm bảo nội dung phân tích đầy đủ, chính xác.

+ Cơ cấu khoản vay được quan tâm trong hầu hết các tờ trình tín dụng như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn

+ Các cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình khách hàng, thường xuyên qua báo cáo, tài sản đảm bảo, thực địa...

Đồng thời để có thể hạn chế rủi ro, Maritime Bank cũng cho xây dựng một quy trình tín dụng gồm các hạn mức tín dụng tương ứng với các cấp phê duyệt khác nhau. Việc quy định về thẩm quyền phê duyệt, hạn mức tín dụng đều được Ngân hàng quy định trong các định chế, văn bản hướng dẫn, sổ tay tín dụng đến từng cán bộ nhân viên của mình. Tuy nhiên chính vì phân cấp như vậy, đối với những khoản vay nhỏ lẻ, thuộc hạn mức cấp chi nhánh thường sẽ bị kiểm soát lơ là hơn đồng thời về đội ngũ chun mơn cũng ít hơn dẫn tới khả năng rủi ro cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 699 (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w