Căn cứ mở thủ tục phục hồ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 40 - 46)

Theo Luật phá sản 2004, tịa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi đối với một con nợ khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, Con nợ phải thực sự lâm vào tình trạng phá sản.

Pháp luật phá sản Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đề cho rằng việc con nợ bị lâm vào tính trạng phá sản sẽ là căn cứ để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản nói chung cũng như thủ tục phục hồi nói riêng.

Thủ tục phục hồi được mở ở thời điểm nào trong quá trình giải quyết một vụ việc phá sản có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu thủ tục phục hồi được mở quá muộn, lúc đó con nợ có thể đã rơi vào tình trạng “vỡ nợ hồn tồn” và khả năng cứu vãn con nợ sẽ khơng cịn nữa. Ngược lại, nếu thủ tục phục hồi được mở quá sớm sẽ tạo ra những xáo trộn không cần thiết cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến q trình kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, pháp luật của tất cả các quốc gia đều rất chú trọng vào việc xác định thời điểm thích hợp nhất để cho rằng con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản. Thông thường, ở những quốc gia mà pháp luật phá sản thiên theo chiều hướng thanh lí con nợ thì việc xác định thời điểm mở thủ tục phá sản thường muộn hơn so với những quốc gia mà pháp luật phá sản có thiên hướng ưu tiên phục hồi con nợ thay vì thanh lí con nợ.

ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 của Luật phá sản 2004 thì “doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có khả năng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.

Như vậy theo pháp luật Việt Nam, có hai yếu tố để xác định một doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản sau đây:

- Yếu tố thứ nhất: Có các khoản nợ đến hạn.

Theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản thì: “Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần khơng có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và khơng có tranh chấp”.

- Yếu tố thứ hai: Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh

nghiệp, hợp tác xã khơng có khả năng thanh toán.

Theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản thì: “u cầu của chủ nợ thanh tốn các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có u cầu, nhưng khơng được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh tốn (như văn bản địi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…)”. Khơng có khả năng thanh tốn nợ đến hạn khơng có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã đó khơng cịn tài sản. Biểu hiện ra bên ngoài của yếu tố này là các khoản nợ đến hạn phải thanh toán nhưng doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn. Các khoản nợ này có thể là các khoản vay của ngân hàng, các khoản nợ đến hạn phải thanh toán của các chủ nợ, các phán quyết của Toà án buộc doanh nghiệp phải thanh toán tiền bồi thường, tiền thực hiện hợp đồng cho khách hàng…

Thứ hai, con nợ phải thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục phá sản

nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng.

Theo quy định tại Điều 2 của Luật phá sản thì đối tượng áp dụng thủ tục phục hồi là “doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng

luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu.”

Theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao - Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản thì quy định tại Điều 2 của Luật phá sản trên cụ thể là: Luật phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, đó là các doanh nghiệp, hợp tác xã sau:

- Công ty nhà nước;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; - Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân;

- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Hợp tác xã;

- Liên hiệp hợp tác xã; - Doanh nghiệp liên doanh;

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Toà án phải kiểm tra trong danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu có doanh nghiệp, hợp tác xã này hay không để :

- Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Tồ án chỉ thụ lý đơn u cầu mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện nộp đơn do Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc tiến hành thủ tục phá sản phải thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ về thi hành Luật phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.

Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Tồ án tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật phá sản 2004.

Thứ ba, phải có sự chấp thuận của các chủ nợ thông qua nghị quyết

của hội nghị chủ nợ.

Như trên đã trình bày, bản chất pháp lí của thủ tục phục hồi là việc xác lập và thực hiện một khế ước giữa tổng thể các chủ nợ với con nợ về việc duy trì hoạt động của con nợ và kế hoạch trả nợ. Do đó, thủ tục phục hồi có được áp dụng đối với con nợ hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chung của tổng thể các chủ nợ (tất nhiên ý chí chung này chỉ có thể hình thành và biểu lộ thơng qua các nghị quyết của hội nghị chủ nợ).

Theo Điều 68, Luật phá sản 2004 thì thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho toà án. Ngoài ra bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho toà án. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và

kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật phá sản năm 2004.

Như vậy, theo Điều 68 Luật phá sản năm 2004 thì căn cứ để tồ án ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi là “Nghị quyết của hội nghị chủ nợ về

việc hội nghị chủ nợ đã đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ mà doanh nghiệp, hợp tác xã đề xuất” (Khoản 1, Điều 68). Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp,

hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và có khả năng phục hồi thì sẽ được áp dụng thủ tục này, mà chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và được pháp luật cho phép mới được áp dụng thủ tục này. Bên cạnh đó việc áp dụng thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng đều là nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ. Trong đó, thủ tục phục hồi được áp dụng thực chất là nhằm bảo đảm quyền lợi một cách tốt nhất cho các chủ nợ. Nếu thực hiện các phương án phục hồi được thành cơng thì quyền lợi của các chủ nợ được bảo đảm trọn vẹn. Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất khi áp dụng thủ tục phá sản là nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Thủ tục phục hồi được coi là một giai đoạn của thủ tục phá sản, việc phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã nếu khơng thành cơng thì tài sản cịn lại của doanh nghiệp cũng được dùng vào việc thanh toán cho các chủ nợ, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện phương án phục hồi thành cơng thì khả năng chi trả các khoản nợ ở đây sẽ đạt đến mức cao nhất. Trong thủ tục phá sản chủ nợ là những người có quyền nhiều nhất, các chủ nợ đều được tham gia vào hầu hết các giai đoạn từ khi khởi kiện đến lúc thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản và có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng qua các giai đoạn đó. Vì vậy, việc các chủ nợ có quyền quyết định phục hồi hay không phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ là điều đương nhiên.

Theo tinh thần của Điều 70 và Điều 71 Luật phá sản 2004, nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã không được các chủ nợ xem xét, thơng qua thì phương án đó sẽ không được thực hiện. Như vậy vai trò của chủ nợ ở đây là rất lớn, quyền quyết định của các chủ nợ là rất quan trọng. Nếu các chủ nợ có thiện chí để cho các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được áp dụng thủ tục phục hồi thì việc áp dụng nó sẽ được thuận lợi hơn. Ngồi ra, trong trường hợp này các con nợ cịn có thể nhận được sự giúp đỡ từ phía các chủ nợ. Mong muốn của các chủ nợ là lấy lại tài sản của mình từ phía các con nợ, việc phục hồi diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thì mục đích của các chủ nợ khi tham gia vào thủ tục phục hồi cũng sẽ được đáp ứng tốt nhất. Việc áp dụng thủ tục phục hồi với sự tham gia của các chủ nợ là một đòi hỏi cần thiết cho quá trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Các chủ nợ có thiện chí tham gia vào thủ tục này thì cũng là thể hiện sự tin tưởng của họ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản. Ý chí của các chủ nợ được thể hiện thông qua quyết định của họ về việc phục hồi doanh nghiệp khi tham gia biểu quyết tại hội nghị chủ nợ. Nếu các chủ nợ không tán thành với việc áp dụng thủ tục phục hồi thì dù doanh nghiệp có đưa ra bất kỳ phương án phục hồi nào cũng sẽ không được hội nghị chủ nợ chấp thuận. Do vậy, cũng khơng có quyết định của thẩm phán công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp các chủ nợ tán thành với việc phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thì khi đó các chủ nợ sẽ tạo mọi điều kiện để con nợ thực hiện việc phục hồi của mình. Các chủ nợ giúp cho doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi không chỉ lấy lại được tài sản của mình, mà qua đó cịn giúp giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế khả năng thất nghiệp, phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ và tránh được nguy cơ phá sản dây chuyền.

Như vậy không phải doanh nghiệp, hợp tác xã nào lâm vào tình trạng phá sản cũng được áp dụng thủ tục phục hồi mà phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Những điều kiện này làm cho việc áp dụng thủ tục phục hồi đạt hiệu quả cao trong thực tế, tránh trường hợp áp dụng thủ tục phục hồi tràn lan, khơng đạt được hiệu quả mà cịn làm cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kiệt quệ hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)