Kết quả của thủ tục phục hồi và các hệ quả pháp lí

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

Việc doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh toán được các khoản nợ cho các chủ nợ theo kế hoạch là một trong những căn cứ để thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Điểm a, Khoản 1, Điều 76). Sau khi có quyết định này, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được coi là khơng cịn lâm vào tình trạng phá sản và được trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường như các doanh nghiệp khác. Luật phá sản năm 2004 cũng cho phép thẩm phán được ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu được quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm chưa được thanh tốn đồng ý (Điểm b, Khoản 1, Điều 76).

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, không đáp

ứng u cầu về việc thanh tốn nợ mà khơng thoả thuận khác được với các chủ nợ thì tồ án sẽ ra quyết định chấm dứt thủ tục phục hồi và mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để trả nợ cho các chủ nợ (Khoản 3, Điều 80).

Như vậy, Luật phá sản năm 2004 đã đưa ra các quy định khá đầy đủ về việc thực hiện phương án phục hồi. Nếu phát huy tối đa ưu điểm của các phương án đã được đề ra thì cơ hội thành cơng trong việc phục hồi doanh nghiệp là rất lớn, theo đó quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ sẽ được đảm bảo, một trong những mục đích của thủ tục phục hồi đã đạt được, cơ hội kinh doanh có lẽ sẽ được mở rộng hơn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Như trên đã đề cập, thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên chưa thanh tốn đồng ý đình chỉ.

Tồ án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã như khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

Khi có quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiêp, hợp tác xã đó được coi là khơng cịn lâm vào tình trạng phá sản.

Ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án đã bị đình chỉ khi có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án sẽ được tiếp tục tiến hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho cơ quan thi

hành án dân sự để tiếp tục thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Cũng trong thời hạn đó, tịa án phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho tịa án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật (Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản).

Như vậy, giai đoạn phục hồi đã kết thúc, tòa án sẽ ra một trong hai quyết định, hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi hoặc mở thủ tục thanh lý tài sản. Cả hai quyết định này đều hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, thực hiện đúng vai trị quan trọng của Luật phá sản.

Doanh nghiệp có thể phục hồi, tìm các giải pháp duy trì sự tồn tại của mình, thay vì tuyên bố phá sản, pháp luật phá sản trước hết nhằm mục đích phục hồi doanh nghiệp, sau đó mới loại bỏ những doanh nghiệp khơng cịn khả năng phục hồi. Pháp luật phá sản tạo cơ hội để doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở một góc độ khác, với việc phục hồi doanh nghiệp thì pháp luật phá sản sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả vì khơng một doanh nghiệp nào muốn rơi vào vực thẳm của phá sản, do vậy bắt buộc các nhà kinh doanh phải luôn luôn năng động, sáng tạo, không mạo hiểm và liều lĩnh mà phải thận trọng trong hoạt động kinh doanh. Khi lâm vào tình trạng khó khăn phải áp dụng các biện pháp khơi phục tình hình sản xuất kinh doanh của mình thì các doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được những bài học nảy sinh từ cơ chế phát triển của nền kinh tế. Kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp khoẻ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.

Việc chấm dứt thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã với quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi của tịa án thể hiện sự thành công trong việc thực hiện phương án phục hồi, doanh nghiệp, hợp tác xã đã thanh toán đủ các khoản nợ của mình và có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường. Hoặc cũng có thể doanh nghiệp chưa thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình, nhưng trên cơ sở tình

hình thực tế của doanh nghiệp, các chủ nợ quyết định cho doanh nghiệp không tiếp tục phải áp dụng thủ tục phục hồi nữa. Việc đình chỉ thủ tục phục hồi trong trường hợp này phụ thuộc vào thiện chí của các chủ nợ khơng có bảo đảm có khoản nợ chưa được thanh tốn. Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị pháp lý xác định doanh nghiệp đã thốt khỏi tình trạng phá sản (doanh nghiệp được coi là khơng cịn lâm vào tình trạng phá sản). Đây là mặt tích cực của việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện sự đúng đắn của Toà án trong việc quyết định áp dụng thủ tục này, phương án phục hồi của doanh nghiệp phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đó, sự ủng hộ, cảm thông của chủ nợ đối với con nợ được đề cao.

Việc chấm dứt thủ tục phục hồi với quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tòa án, mặc dù quyết định này cũng hướng đến việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, nhưng đó được coi là biểu hiện của sự thất bại trong việc áp dụng thủ tục phục hồi. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Thất bại trong việc áp dụng thủ tục phục hồi có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể có ngun nhân từ phía doanh nghiệp với thực trạng tài chính khơng cịn đủ khả năng để áp dụng thủ tục này, có thể là phương án phục hồi và q trình thực hiện khơng phù hợp với hoàn cảnh thực tế, … nên việc phục hồi khơng đạt hiệu quả. Nhưng dù có áp dụng thành cơng thủ tục này hay khơng thì đó đều thể hiện nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng để tồn tại và phát triển thì sẽ được pháp luật tạo cơ hội cho sự phát triển đó, cịn ngược lại doanh nghiệp ắt sẽ bị loại bỏ trong quá trình cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)